-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
3 chuyên đề tổng hợp kiến thức hóa 8 ngắn gọn cho team siêu lười
06/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toànMôn Hóa khó nhằn? Phải nhớ quá nhiều? Dưới đây là tổng hợp ngắn gọn 3 chuyên đề Hóa quan trọng nhất mà các em phải nhớ. Không cần học nhiều vẫn có thể làm được tất cả các bài tập và đề thi chỉ với những mẹo dưới đây
Chỉ cần vững vàng 3 chuyên đề này là em có thể tự tin với bất cứ bài tập Hóa nào
1, tổng hợp kiến thức hóa 8 chuyên đề 1: bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học
Đây là nội dung quan trọng nhất mà học sinh lớp 8 cần phải nhớ. Chỉ cần nhớ được bảng tuần hoàn, chắc chắn em sẽ thấy môn Hóa học trở nên dễ dàng hơn.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố gồm rất nhiều mục. Với học sinh lớp 8, chỉ cần nhớ được ký hiệu hóa học, nguyên tử khối và hóa trị của khoảng 15 - 20 nguyên tố cơ bản là đủ. Do đó, các phần tổng hợp kiến thức hóa 8 cũng chỉ giới hạn trong 3 nội dung chính này
Do đó, các em không cần học thuộc lòng như vẹt mà nên sử dụng các mẹo dưới đây để nhớ nhanh bảng tuần hoàn nhé.
Học thuộc ký hiệu nguyên tố hóa học
Mỗi nguyên tố hóa học sẽ được kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa và có thể có thêm 1 chữ cái in thường. Đó là tên viết tắt của các nguyên tố hóa học. Ví dụ Hidro sẽ có ký hiệu là H, Bari kí hiệu là Ba.
Ngoài các phương pháp tổng hợp kiến thức hóa 8 bằng thẻ ghi nhớ hay sơ đồ tư duy, nếu vẫn còn thấy khó khăn khi học thuộc ký hiệu hóa học, hãy thử các bài thơ vui dưới đây
Thơ vui tổng hợp kiến thức hóa 8 phần ký hiệu hóa học
Ca là chú Canxi/ Ba là bác Bari họ hàng
Au tên gọi là Vàng/ Ag là Bạc cùng làng với nhau
Viết Đồng C trước u sau/ Pb mà đứng cùng nhau là Chì
Al tên gọi là gì/ Kêu Nhôm bác sẽ cười khì mà xem
Cacbon vốn tính nhọ nhem/ Kí hiệu C đó bạn đem nhóm lò
Cl là chú Clo/ Lưu huỳnh em nhớ viết cho S (ét sờ)
N (en nờ) ký hiệu nitơ/ Crom C (xê) trước chữ r theo sau
Flo thì khó gì đâu/ Chỉ giữ lại F ở đầu thôi nha
Hiđro khí bay rất xa/ H in đấy nhé để mà tặng em
Zn là kẽm chớ quên/ Sn là thiếc cũng nên học dần
Ni không được phân vân/ Niken mạ thép thêm phần bền lâu
Na thì có ở đâu/ Natri - muối biển rất giàu natri
Li kí hiệu Liti/ Trong hàng kim loại chẳng gì nhẹ hơn
Br tên gọi Brom/ Có trong phim ảnh sớm hôm chụp hình
Mg chắc hẳn linh tinh/ Cho nên họ gán tên mình Magie
Pt phụ nữ rất mê/ Platin đó thuộc về Bạch kim
Fe thật chẳng khó tìm/ Gọi tên là Sắt em ghim ngay vào
Hg chẳng khó tí nào/ Thuỷ ngân em đọc tự hào chẳng sai
Thiếu O chẳng có ngày mai/ Phổi kia hô hấp cần hoài oxi
Iot màu tím là I/ Thiếu nó bịt cổ trước khi rời nhà
Học thuộc nguyên tử khối
Nguyên tử khối là khối lượng của 1 mol chất tính theo đơn vị Cacbon.
Phân tử khối là tổng các nguyên tử khối có mặt trong phân tử hợp chất đó
Khác với ký hiệu hóa học, nguyên tử khối của các chất không có quy luật cụ thể mà buộc học sinh phải học thuộc lòng. Đây chắc chắn là phần gây ngán ngẩm nhất đối với các bạn học sinh khi học vfa tổng hợp kiến thức hóa 8 ôn tập thi học kỳ.
Học theo từng cụm
Tuy nhiên, đừng nhìn cả bảng nguyên tố hóa học mà sợ, chúng ta KHÔNG CẦN học thuộc tất cả chúng mà chỉ phải nhớ 20 nguyên tố chính mà thôi. Cụ thể, chỉ cần nhớ những chất được liệt kê trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học sách giáo khoa trang 42 là đủ. Em có thể chia nhỏ thành 5 cụm, mỗi cụm 4-5 nguyên tố là dễ dàng học thuộc các nguyên tử khối của mỗi chất
Những nguyên tố hóa học chính phải nhớ
Hoặc sử dụng bài thơ vui về nguyên tử khối dưới đây
Thơ vui tổng hợp kiến thức hóa 8 phần nguyên tử khối
Hai ba Natri (Na=23) Nhớ ghi cho rõ
Kali chẳng khó/ Ba chín dễ dàng (K=39)
Khi nhắc đến Vàng/ Một trăm chín bảy (Au=197)
Oxi gây cháy/ Chỉ mười sáu thôi (O=16)
Còn Bạc dễ rồi/ Một trăm lẻ tám (Ag =108)
Sắt màu trắng xám/ Năm sáu có gì (Fe=56)
Nghĩ tới Beri/ Nhớ ngay là chín (Be=9)
Gấp ba lần chín/ Là của anh Nhôm (Al=27)
Còn của Crôm/ Là năm hai đó (Cr=52)
Của Đồng đã rõ/ Là sáu mươi tư (Cu =64)
Photpho không dư/ Là ba mươi mốt (P=31)
Hai trăm lẻ một/ Là của Thủy Ngân (Hg=201)
Chẳng phải ngại ngần/ Nitơ mười bốn (N=14)
Hai lần mười bốn/ Silic phi kim (Si=28)
Can xi dễ tìm/ Bốn mươi vừa chẵn (Ca=40) Mangan vừa vặn
Con số năm lăm (Mn=55)/ Ba lăm phẩy năm
Clo chất khí (Cl=35.5)/ Phải nhớ cho kỹ
Kẽm là sáu lăm (Zn=65)/ Lưu huỳnh chơi khăm
Ba hai đã rõ (S=32)/ Chẳng có gì khó
Cacbon mười hai (C=12)/ Bari hơi dài
Một trăm ba bảy (Ba=137)/ Phát nổ khi cháy
Cẩn thận vẫn hơn/ Khối lượng giản đơn
Hiđrô là một (H=1)/ Còn cậu Iốt
Ai hỏi nói ngay/ Một trăm hai bảy (I=127)
Nếu hai lẻ bảy/ Lại của anh Chì (Pb =207)
Brôm nhớ ghi/ Tám mươi đã tỏ (Br = 80)
Nhưng vẫn còn đó/ Magiê hai tư (Mg=24)
Chẳng phải chần chừ/ Flo mười chín (F=19).
Học thuộc hóa trị
Hóa trị có liên quan chặt chẽ đến những kiến thức về sau, bao gồm cấu tạo chất và viết phương trình phản ứng cũng như tính chất hóa học. Ở phần tổng hợp kiến thức hóa 8 nội dung hóa trị chưa phức tạp, chỉ cần ghi nhớ giá trị hóa trị đơn lẻ của từng nguyên tố chứ.
Cách học thuộc hóa trị theo tính chất
Đây là phương pháp học nền tảng, giúp em nắm được tính chất hóa học của từng nhóm chất được liệt kê
a/ Các nhóm chất chỉ có 01 hóa trị cố định: Thường là kim loại nhẹ
Kim loại hóa trị I: Na, K, Ag
KIm loại hóa trị II: Mg, Zn, Hg, Ba, Cu (có hóa trị I nhưng thường biểu hiện hóa trị II)
Kim loại hóa trị III: Al
Phi kim 1 hóa trị: C (IV)
b/ Các nhóm chất có nhiều hóa trị: Thường là phi kim
Phi kim có nhiều hóa trị nhưng thường chỉ biểu hiện 1 hóa trị: O (II)
Phi kim biểu hiện nhiều hóa trị: Cl (I, III, IV, VIII), N (I, II, II, IV, V),
Kim loại nhiều hóa trị: Fe (II, III, riêng oxit sắt từ Fe3O4 có hóa trị 8/3)
Nhưng nếu em thấy hóa trị khó nhớ, một bài thơ vui dưới đây sẽ giúp em nhớ hóa trị nhanh hơn
Thơ vui tổng hợp kiến thức hóa 8 phần hóa trị
Kali (K), Iốt (I), Hidrô (H)
Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài
Là hoá trị I hỡi ai
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân
Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ ngân (Hg)
Ôxi (O), Đồng(Cu), Thiếc (Sn) thêm phần Bari (Ba)
Cuối cùng thêm chữ Canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn!
Này nhôm (Al) hoá trị III lần
In sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cacbon (C), Silic (Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên
Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền
II, III ta phải nhớ liền nhau thôi !
Lại gặp Nitơ (N) khổ rồi
I , II , III , IV khi thời lên V
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên IV khi thì VI luôn
Phốt pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến, thì ừ rằng V.
2, tổng hợp kiến thức hóa 8 chuyên đề 2: Phản ứng hóa học
Định luật bảo toàn khối lượng
Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng với tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng
Ví dụ, ta có phản ứng A + B -> C + D
Thì tổng khối lượng của A và B phải bằng tổng khối lượng của C và D.
Định luật BTKL rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng trong các bài tổng hợp kiến thức hóa 8 để tạo nền tảng cho chương trình Hóa 9
Định luật BTKL rất đơn giản: tổng khối lượng các chất trước phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sau phản ứng
Định luật bảo toàn nguyên tố
Trong một phản ứng, tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố X bất kỳ trước và sau phản ứng luôn bằng nhau
Ví dụ: 2KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2
Ta thấy trước phản ứng hay sau phản ứng đều có đủ 2 nguyên tử K, 1 nguyên tử Mn và 8 nguyên tử O
Cân bằng phương trình hóa học
3 bước lập phương trình hóa học
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố
Bước 3: Viết phương trình hóa học
Chú ý
Không được thay đổi chỉ số dưới trong những công thức hóa học đã viết đúng.
Viết hệ số cao bằng ký hiệu hóa học. Nếu hệ số là 1 thì có thể lược bỏ chữ số 1. Ví dụ Na2(CO3)1 thì có thể bỏ 1 đi chỉ còn Na2CO3
Mẹo cân bằng nhanh phương trình hóa học
Bước 1: Ưu tiên cân bằng kim loại trước
Bước 2: Trong các phi kim, ưu tiên các phi kim khác O và H; O và H cân bằng cuối cùng
3, tổng hợp kiến thức hóa 8 chuyên đề 3: Mol
Công thức tính số mol
Không cần nhớ các công thức phức tạp để làm được bài tập chỉ cần nhớ 2 công thức dưới đây
1/ tổng hợp kiến thức hóa 8 chuyên đề tính số mol dựa vào khối lượng chất: số mol = số gam chất/ phân tử khối
n = m/ M
Ví dụ: Có 8 gam CuO, hỏi đó là bao nhiêu mol CuO?
Đáp án: Phân tử khối của CuO là: M = M (Cu) + M (O) = 64 + 16 = 80 (gam)
số mol CuO là: n = m/ M (CuO) = 8/ 80 = 0,1 (mol)
2/ tổng hợp kiến thức hóa 8 chuyên đề tính số mol dựa vào thể tích: số mol = số lít/ 22,4 (tại điều kiện tiêu chuẩn)
n = V/ 22,4
Ví dụ: Có 448ml CO2 sinh ra sau phản ứng. Hỏi số mol CO2?
Quy đổi: 448ml = 0,448 l
Số mol khí sinh ra: n = 0,448: 22,4 = 0,02 (mol)
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)