Nhớ ngay 5 dạng bài tập muối amoni của amino axit hay thi nhất dưới đây

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Nhớ ngay 5 dạng bài tập muối amoni của amino axit hay thi nhất dưới đây

Muối amoni của amino axit là dạng bài thường gặp trong các đề thi THPT môn Hóa. Nó thường là các câu hỏi vận dụng trong phần bài tập hóa hữu cơ. Bài tập phần này tuy không khó song để giải nhanh thì cần tới một số mẹo dưới đây

*Chú ý: Để nhận ra dạng muối amoni ta thường dựa vào dữ kiện phản ứng với dung dịch kiềm

- Sản phẩm có khi làm xanh quì tím ẩm (NH; CH3NH3; C2H5NH2; (CHINH; (CHỊ) N...)

- Sản phẩm có muối của axit vô cơ (thường là HNO3, H2CO3) - Sản phẩm có các muối của axit hữu cơ...

1. Muối amoni của amino axit có dạng CnH2n+4O3N2

Có thể là: + Muối của amin no, đơn chức, mạch hở với HNO3: RNH4NO3

+ Muối của amin no, đa chức 2 lần với H2CO3: H2NRNH4HCO3, hoặc R(NH4)2CO3

VD: C2H8O3N2 khi phản ứng với dung dịch NaOH thu được amin no, mạch hở

C2H5NH3NO3 +NaOH -> NaNO3 + C2H5NH2 + H2O

(CH3)2NH2NO3 + NaOH -> NaNO3 + (CH3)2NH + H2O

H2NCH2NH3HCO3 + 2NaOH -> Na2CO3 + CH2(NH2)2 + 2H2O

CH2(NH3)2CO3 + 2NaOH- Na2CO3 + CH(NH2)2 + 2H2O

2. Muối amoni của amino axit có dạng CnH2n +6O3N2

Có thể là: Muối của amin no, đơn chức, mạch hở hoặc NH3 với H2CO3: (RNH3)2CO

VD: Cho C6H5ONa tác dụng với dd NaOH thu được 1 amin no, đơn chức, mạch hở

(CH3NH3)2CO3 + 2NaOH -> Na2CO3 + 2CH3NH2 + 2H2O

3. Muối amoni của amino axit có dạng CnH2n+3 O2N

Có thể là: Muối của axit cacboxylic no, đơn, hở với NH3 hoặc amin no, đơn, hở: RCOONH3R-. Loại muối này tác dụng được với cả dung dịch axit và dung dịch kiểm

VD: Cho C2H3O2N tác dụng với dung dịch NaOH thu được khi làm xanh quì tím ẩm

HCOONH3CH3 + NaOH -> HCOONa + CH3NH2 + H2O

CH3COONH4 + NaOH -> CH3COONa + NH3 + H2O

4. Muối amoni của amino axit có dạng CnH2n+1 O2N

Có thể là: Amino axit, este của amino axit, muối không no – mạch hở

Ví dụ: C3H7O2N tác dụng với dung dịch NaOH thu được muối

H2NC2H4COOH + NaOH -> H2NC2H4COONa + NaOH

H2NCH COOCH3 + NaOH -> H2NCHCOONa + CH3OH

CH2=CH-COONH4 + NaOH -> CH2=CH-COONa+ NH3 + H2O

5. Muối amoni của amino axit có dạng Cn H 2n+4 O4N2

Có thể là:

+ Muối của axit cacboxylic no, đa chức 2 lần, mạch hở với NH3 hoặc amin no, đơn chức, mạch hở: RNH3 OOCR’ COONH3R’’

+ Muối của axit no, đơn chức, mạch hở với amino axit và amin no, đơn chức, mạch hở: RCOONH3R’COONH3R’’

+ Muối của axit no, đơn chức, mạch hở với amin no, đa chức, mạch hở: RCOONH3 – R’– NH3OOCR”: C4H12O4N2

(COONH3CH3)2 + 2NaOH -> (COONa)2 + 2CH3NH2 + 2 H2O

CH3COO-NH3-CH2COONH4 + 2NaOH -> CH3COONa + H2NCHCOONa + NH3 + 2H2O

HCOONH-CH2-NH3OOCCH3 + NaOH -> CH3COONa + HCOONa + CH2 (NH2)2 + 2H2O

Một số trường hợp khác

Nếu bài cho chất đó tác dụng với dung dịch NaOH thu được muối vô cơ thì có thể là HNO3 hoặc H2CO3. Dùng bảo toàn nguyên tố tìm ra chất còn lại

VD: C2H7O3N

+Nếu là HNO3 thì còn lại là C3H6 (ankan): Loại

+Nếu là H2CO3, thỉ còn lại là CH3N: Nhận.

Vây công thức là: CH3NH3HCO3

Chữa chi tiết 2 đề thi thử tốt nghiệp thpt 2021 môn hóa lần 1 tỉnh Bắc Ninh

Bài tập luyện tập chuyên đề muối amoni của amino axit 

ÁP DỤNG 1: Hỗn hợp X chứa chất A (C3H6O3N2) và chất B (C6H12O6N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là

A. 4,24 B. 3,18

C. 5,36. D. 8,04

ÁP DỤNG 2: Hỗn hợp E gồm chất X (Cm H2m+4 O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức và chất Y (Cn H2n+3 O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 0,58 mol O2, thu được Na, CO2 và 0,84 mol H2O. Mặt khác, cho 0,2 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một chất khi làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của a là

A. 18,56. B. 23,76.

C. 24,88 D. 22,64.

ÁP DỤNG 3: Chất X (Cn H2n+4 O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (Cm H2m+4 O2 N2) là muối amoni của một amino axit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5) tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 0,22 mol etylamin và 21,66 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 52,61% B. 47,37%

C. 44,63% D. 49,85%

ÁP DỤNG 4: Cho 19,8 gam hỗn hợp E chứa chất hữu cơ X (C2H7O3N) và chất hữu cơ Y (C2H7O3N2) vào 400 ml dung dịch NaOH 1M, đun nhẹ. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch F chứa các chất vô cơ, đồng thời thoát ra 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí có khả năng làm qui tìm ẩm hỏa xanh. Cô cạn dung dịch F thu được lượng rắn khan là.

A. 18,86 gam B. 22.72 gam

C. 20,48 gam D. 17,68 gam

ÁP DỤNG 5: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử C3H8O3N2 và C4H12O6N đều no, mạch hở tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm 2 chất hữu cơ đều có khả năng làm quì tím ẩm hóa xanh. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 22,6 và dung dịch Z có chứa m gam hỗn hợp 3 muối. Giá trị của m là.

A. 27,45 gam B. 19,55 gam

C. 29,50 gam. D. 24,50 gam.

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: