-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách làm một bài văn nghị luận xã hội hay, ấn tượng ngay qua dẫn chứng
18/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầuCách làm một bài văn nghị luận xã hội hay là phải biết lấy dẫn chứng phù hợp, ấn tượng. Không có dẫn chứng bài văn của các em sẽ thiếu đi "chất sống". Và các lí lẽ, lập luận trong bài viết sẽ trở nên thiếu căn cứ, thiếu thuyết phục. Vậy làm sao để lấy được các dẫn chứng thật hay, thật sống động? Teen 2K1 hãy cùng CCBook tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Làm sao để lấy dẫn chứng hay cho bài văn nghị luận xã hội?
Cách làm một bài văn nghị luận xã hội hay qua việc lấy dẫn chứng
Như đã đề cập ở trên, một bài văn nghị luận xã hội không thể thiếu dẫn chứng. Dẫn chứng chính là yếu tố giúp tăng tính thuyết phục cho bài văn. Vì vậy khi tìm hiểu cách làm một bài văn nghị luận xã hội hay, teen 2K1 không thể bỏ qua phần tìm dẫn chứng.
Cần bao nhiêu dẫn chứng cho bài văn nghị luận xã hội?
Có rất nhiều học sinh thắc mắc rằng: "một bài văn nghị luận xã hội thì cần bao nhiêu dẫn chứng là đủ?".
Thực tế, không có quy định về số lượng dẫn chứng. Tuy nhiên học sinh cần phải dựa vào yêu cầu của đề. Đề bài yêu cầu viết đoạn văn hay bài văn nghị luận. Nội dung yêu cầu của bài ra sao...
Thông thường khi các em đưa ra một luận điểm, lập luận nào đó thì phải có ít nhất một dẫn chứng đề làm sáng tỏ.
Một bài văn nghị luận xã hội không nên chỉ có 1 dẫn chứng. Ngược lại các em cũng không nên lấy dẫn chứng một cách tràn lan.
Hãy xem ngay bài viết Hướng dẫn cách làm một bài văn nghị luận xã hội thi THPTQG chi tiết nhất để có cái nhìn tổng quan.
Cách lấy dẫn chứng hay cho bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
Nghị luận về hiện tượng vô cảm trong giới trẻ hiện nay
Dạng bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống cần dẫn chứng nhiều nhất trong phần nêu thực trạng.
Ví dụ: Nghị luận về hiện tượng một bộ phận giới trẻ đang sống thờ ơ, vô cảm và thiếu trách nhiệm với gia đình, cộng đồng.
Các dẫn chứng có thể đưa vào bào văn là:
+ Khi thấy bạn học bị một nhóm bạn khác đánh đập, xé áo... và buông những lời chửi thô tục, các bạn nam vẫn đứng cổ vũ và thậm chí là quay clip tung lên mạng xã hội.
+ Khi gặp người tai nạn trên đường nhiều người thường dửng dưng bỏ đi. Đáng buồn nhất là có bạn còn dừng lại chỉ để chụp ảnh, đăng lên mạng xã hội câu like. Có người còn lợi dụng lấy cắp tài sản của người bị nạn.
Cách lẫy dẫn chứng cho bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí
Dẫn chứng trong bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí sẽ đi kèm với phần phân tích, chứng minh của bài. Sau đây là một số dẫn chứng teen 2K1 cần lưu ý trong cách làm một bài văn nghị luận xã hội hay.
- Chủ đề lòng hiếu thảo
Câu chuyện xúc động về Điệp Hữu Lộc, chàng trai hiến gan để cứu người mẹ đang bị ung thư giai đoạn cuối. "Thương mẹ là vượt qua hết" là câu nói khi Lộc kết thúc ca phẫu thuật.
Anh Liêu Vũ Linh dù bị mù 2 mắt do ảnh hưởng chất độc đi-ô-xin nhưng vẫn đi đánh nhạc thuê cho các đám tiệc. Không những thế anh còn học thêm nghề se nhan để bớt gánh nặng gia đình. Anh luôn miệt mài làm việc để phụng dưỡng người mẹ già đã 70 tuổi...
- Chủ đề lòng dũng cảm
Câu chuyện hết sức thương tâm về bạn Nguyễn Văn Năm đang là học sinh lớp 12 ở Nghệ An. Bạn đã xả thân mình để cứu sống các em nhỏ bị đuối nước. Dù đã cứu sống được các em nhưng chính Nam lại thiệt mạng. Bạn đã bị dòng nước cuốn đi vì đuối sức.
Những chú ý quan trọng khi lấy dẫn chứng cho bài văn nghị luận xã hội
Một số lưu ý khi lấy dẫn chứng cho bài văn nghị luận xã hội
Khi tìm hiểu về cách làm một bài văn nghị luận xã hội hay, teen 2K1 không thể quên một số lưu ý khi lấy dẫn chứng sau:
- Lấy dẫn chứng có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần nghị luận trong bài.
- Dẫn chứng phải là dẫn chứng ở ngoài đời thực. Tránh lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn chương.
- Khi lấy dẫn chứng các em hãy chú ý lấy dẫn chứng ở trong nước trước rồi mới đến nước ngoài.
- Ưu tiên lấy các dẫn chứng nóng hổi, mang tính thời sự và tiêu biểu.
Một số lỗi khi lấy dẫn chứng mà học sinh hay mắc nhất
Dưới đây là một số lỗi cơ bản học sinh hay mắc phải trong cách làm 1 bài văn nghị luận xã hội.
- Lấy quá ít dẫn chứng khiến vấn đề không được làm sáng rõ.
- Dẫn chứng được lấy quá nhiều làm "loãng' vấn đề
- Lấy dẫn chứng nhưng lại không phân tích hay đánh giá dẫn chứng. Điều này khiến dẫn chứng không phát huy được hết tác dụng của mình. Vì vậy bài viết chưa có tính thuyết phục cao.
- Lấy dẫn chứng không được cân đối. Một luận điểm có tới 2-3 dẫn chứng nhưng có luận điểm thì chẳng có gì. Bài văn tự nhiên trở nên "méo mó" không hấp dẫn.
- Lấy dẫn chứng kiểu chung chung, sáo rỗng hoặc không liên quan đền vấn đề đang bàn luận...
Những lỗi sai này chính là nguyên nhân khiến bài viết của các em không bao giờ giành được điểm tối đa. Vì vậy teen 2K1 phải nắm chắc các lỗi trên để không mắc phải nhé.
Sau khi tìm hiểu cách làm một bài văn nghị luận xã hội hay, các em hãy tham khảo thêm bài viết: Hiểu sâu cách làm một bài văn nghị luận xã hội trong đề thi THPT Quốc gia. Tham khảo bài viết để có góc nhìn thực tế khi làm bài.
"Độc chiêu" giúp teen 2K1 giải quyết mọi dạng bài trong đề thi THPT Quốc gia
Sách Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
Ngoài việc giúp các em tìm hiểu kĩ về cách làm một bài văn nghị luận xã hội hay, CCBook sẽ bật mí thêm "đôc chiêu" để teen 2K1 có thể giải quyết mọi dạng bài thật nhanh gọn.
"Độc chiêu" ở đây chính là cuốn sách Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Cuốn sách tổng hợp kiến thức trong tâm của 3 năm cấp III và các dạng bài tập liên quan đến thi đại học.
Nội dung của cuốn sách luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn này được trình bày dưới sang sơ đồ tư duy cực kì dễ hiểu. Tất cả những kiến thức mà teen 2K1 cần đều có trong sách luyện thi THPT Quốc gia này. Phần thi đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học... cực kì đầy đủ.
Ngay từ bây giờ teen 2K1 có thể sở hữu cuốn sách để vừa ôn lại kiến thức cũ, vừa tham khảo kiến thức môn Văn 12. Đồng thời luyện cách làm từng dạng bài trong đề thi THPT Quốc gia thật nhuần nhuyễn. Một năm tới nếu các em nghiêm túc ôn tập với cuốn sách này thì kết quả kì thi quan trọng năm 2019 sẽ cao ngoài sức mong đợi.
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)