-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Đáp án đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên Khoa học tự nhiên môn Ngữ văn
06/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toànI, Đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên Khoa học tự nhiên môn Ngữ văn điều kiện năm 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN NĂM 2020
Đề chính thức
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm: 02 trang
A/ PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH
Câu I (3 điểm)
1 - Trắc nghiệm (1 điểm)
Chọn một trong bốn phương án A, B, C, D để trả lời các câu hỏi sau:
a) Tác giả của bài thơ “Ánh trăng” là ai?
A, Hữu Thỉnh B, Thanh Hải C, Huy Cận D, Nguyễn Duy
b) Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được viết theo thể loại gì?
A, Truyện ngắn B, Tiểu thuyết C, Tùy bút D, Hồi kí
c) Bài thơ nào sau đây kết thúc bằng hình ảnh “trái tim”?
A, Bếp lửa
B, Đồng chí
D, Bài thơ về tiểu đội xe không kính
C, Đoàn thuyền đánh cá
d) Từ nào không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại?
A, Thánh thót B, Thưa thớt C, Lưa thưa D, Lác đác
2 - Tiếng Việt (2 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
(Đồng Đức Bốn, Trở về với mẹ ta thôi)
a) Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
b) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ trên.
Câu II (2 điểm)
Trong bài “Bàn luận về phép học” (Luận học pháp), La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp viết: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”.
Từ ý kiến trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu, trình bày suy nghĩ của mình về mục đích chân chính của việc học. Trong đó, có sử dụng một phép nối để liên kết cấu (gạch chân dưới phương tiện liên kết mà em đã sử dụng).
B, PHẦN TỰ CHỌN
Thí sinh chọn một trong hai câu III a hoặc III b để làm bài
Câu III a (5 điểm)
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 58-59)
Câu III b (5 điểm)
Suy nghĩ của em về hình tượng nhân vật ông Sáu trong đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017). .
HẾT
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
II, Đáp án đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên Khoa học tự nhiên môn Ngữ văn điều kiện
A/ PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH
Câu 1:
1.D-Nguyễn Duy
2.A- Truyện ngắn
3.D- Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
4.A- Thánh thót
Câu 2:
a/ Thể thơ của đoạn trích: Lục bát
Các biện pháp tu từ. Điệp cấu trúc: cả đời So sánh “Mẹ như cây lá giữa trời gió rung”: “Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng”.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh cuộc đời gian truân, đầy vất vả của mẹ.
+ Làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của mẹ yêu thương hi sinh tất cả vì con.
+ Thể hiện được tình cảm yêu quý, trân trọng của con với mẹ.
1/ Giới thiệu nhận định và vấn đề nghị luận: mục đích chân chính của việc học.
2/ Bàn luận.
- Học là quá trình con người tiếp thu, lĩnh hội tri thức của nhân loại.
- Khi học mỗi người có những mục đích khác nhau, nhưng không phải ai cũng hưởng đến mục đích chân chính của việc học. Vậy mục đích chân chính của việc học là gì?
+Học là để làm người.
+Học đạo đức, sống có văn hóa, có nhân cách, phẩm chất tốt đẹp.
+ Học để biết cách ứng xử sao cho phải đạo, hòa hợp.
+Học phải hướng đến mục tiêu cao cả giúp đời, giúp nước, khiến cho không chỉ cá nhân mà cả xã hội cùng phát triển.
+...
- Để đạt được mục đích như vậy mỗi cá nhân cần xác định được mục tiêu học tập chân chính. Vạch ra những phương hướng rõ ràng để đạt được những gì mình đã đề ra.
- Bên cạnh đó vẫn còn nhiều kẻ học hình thức, cầu danh lợi, đó là hành động đáng lên án và loại bỏ
3/ Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.
B, PHẦN TỰ CHỌN SỐ 1
1/ Giới thiệu chung
Tác giả:
- Viễn Phương là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam.
- Thơ Viễn Phương tập trung khám phá ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
- Lối viết của ông nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn.
Tác phẩm:
- Năm 1976, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, Viễn Phương là một trong số những chiến sĩ, đồng bào miền Nam sớm được ra viếng Bác. Bài thơ ghi lại những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trong cuộc viếng lăng.
- In trong tập “Như mây mùa xuân” – 1978.
- Hai khổ thơ đầu cho thấy tình cảm thành kính và xúc động của Viễn Phương khi đến viếng lăng Bác.
2/ Phân tích
2.1 Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác:
- Đầu tiên là sự bồi hồi, xúc động “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” + Cặp đại từ xưng hô “con – Bác” là cách xưng hô gần gũi, thân thiết của người miền Nam, vừa thể hiện sự tôn kính với Bác vừa bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho một người ruột thịt, một người bề trên trong gia đình. Đọc câu thơ tưởng như Viễn Phương là một người con xa xứ nay mới được trở về bên người cha của mình. + Cách nói giảm nói tránh “thăm” làm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát, đồng thời khẳng định sự bất tử của Người trong lòng những người con nước Việt.
> Câu thơ giản dị như một lời kể nhưng lại thấm đượm bao nỗi bồi hồi, xúc động của nhà thơ, sau bao mong nhớ, đợi chờ, nay mới được đến viếng lăng Bác.
- Ấn tượng đậm nét hiện lên trước mắt nhà thơ: “hàng tre bát ngát”:
+ Đây là hình ảnh thực làm nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng quê, đất nước Việt.
+ Đấy cũng là hình ảnh chưa nhiều sức gợi: “hàng tre xanh xanh” gợi vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam với sức sống tràn trề, “bão táp...thẳng hàng” là vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất của con người Việt Nam. Hình ảnh hàng tre bao quanh lăng là biểu tượng của cả dân tộc đang quây quần bên Người, thể hiện tình cảm của người dân miền Nam nói riêng, con người VN nói chung dành cho Bác.
>Khổ 1 là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi đứng trước lăng Người.
2.2 Những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác:
- Đứng trước lăng Bác là nỗi tiếc thương lòng biết ơn sâu nặng dành cho công lao của Bác.
+ Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng- mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lãng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.
+ Hình ảnh “dòng người đi liền với điệp từ ngày ngày gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác. Lối nói “đi trong thương nhớ" thể hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân Việt Nam trong giây phút vào lăng viếng Bác.
+ “Tràng hoa dâng 79 mùa xuân”: 79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước. Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc.
> Khổ thơ thể hiện lòng thành kính, niềm biết ơn vô hạn của nhà thơ với Bác.
2.3 Tâm trạng của nhà thơ khi vào trong làng
* Hai câu thơ đầu:
- Viễn Phương đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để làm bớt không khí đau thương. Bác đang nằm đó nhẹ nhàng, thanh thản như đang chìm vào một giấc ngủ ngon.
- Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền”:
+ Hình ảnh tả thực: ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của những ngọn đèn nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian. +Hình ảnh vầng trăng: gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng, thanh cao của Bác. Và trăng còn là một người bạn tri âm, tri kỉ với Bác lúc sinh thời.
* Hai câu thơ tiếp theo:
- Trời xanh: hình ảnh ẩn dụ -> khẳng định sự trường tồn của Bác, Bác đã hóa thân vào non sông đất nước
- “Nhói”: diễn tả tình cảm chân thành, đau xót đến tột cùng, cùng sự tiếc nuối khôn nguôi của nhà thơ về sự ra đi của Bác
> Nhà thơ đau xót trước sự thực Bác đã ra đi
2.4 Tâm trạng của nhà thơ khi rời xa lăng
- Thương trào nước mắt: Sự xúc động ấy cùng với nỗi niềm đau xót kìm nén từ ban đầu đã bật thành một tiếng khóc, tiếng nấc nghẹn ngào
- Ước nguyện của nhà thơ:
+ Muốn làm con chim -> để dâng tiếng hót
+ Muốn làm đóa hoa -> dâng hương sắc +Muốn làm cây tre -> trung hiếu -> Điệp từ “muốn làm” lặp lại ba lần như khẳng định lại ước muốn của nhà thơ. -> Đó là những ước muốn giản dị, bé nhỏ nhưng mãnh liệt thể hiện cảm xúc bâng khuâng, xốn xang lưu luyến, bịn rịn của nhà thơ không muốn rời xa Bác, muốn hóa thân vào thiên nhiên để được gần Bác -> Tình cảm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam đối với Bác
- Hình ảnh cây tre lặp lại ở khổ thơ cuối tạo ra kết cuối đầu cuối tương ứng. Cây tre là biểu tượng cho ý chí và sức mạnh của dân tộc => khẳng định sự tin tưởng, sự trung thành của mỗi người dân Việt Nam vào Bác, vào lý tưởng và chân lý mà Bác đem tới cho chúng ta.
3/ Kết bài: khẳng định lại vấn đề.
B, PHẦN TỰ CHỌN SỐ 2
1/ Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Chiếc lược ngà được sáng tác năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Được đưa vào tập truyện cùng tên.
- Khái quát câu chuyện: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi mới có dịp về thăm nhà. Ông hy vọng gặp lia đứa con sau tám năm xa cách chưa một lần gặp mặt. Mấy ngày đầu, bé Thu không nhận ba do vết thẹo trên mặt ông Sáu làm ông không giống với người cha chụp chung bức hình với má mà em biết.
Em đối xử với ba như với người xa lạ. Lúc nghe bà ngoại nói, bé Thu mới nhận ra cha, tình cha con trỗi dậy mãnh liệt trong em cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu nhở con vào việc làm một chiếc lược ngà tặng con. Nhưng chưa kịp trao tận tay con, ông đã hy sinh trong một trận càn. Lúc ông hấp hối, ông đã nhờ đồng đội chuyển chiếc lược ngà cho con.
2/ Phân tích tình cảm ông Sáu dành cho bé Thu
a/ Khi còn ở rừng
- Nhớ thương con, khao khát được gặp con, sống trong tình yêu con
b/ Khi gặp con ở bến xuồng
- Trở về sau tám năm xa cách, không thể chờ thuyền cập bến mà nhón chân nhảy thót lên bờ, xua xuồng tạt ra. Rồi ông bước vội những bước dài, kêu to tên con, khom người dang tay đón.
- Khi gặp con, vết thẹo dài trên má đỏ ửng, giần giật, giọng lắp bắp, run run: “Ba đây con”. Nỗi nhớ khiến ông không kìm nổi sự vội vàng.
- Khi con không nhận ra, bỏ chạy “anh đứng sững lại đó, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.” Đó là tâm trạng đau khổ, hụt hẫng, thất vọng.
c/ Trong ba ngày nghỉ phép ở nhà
- Ông chẳng dám đi đâu xa, tìm cách gần gũi con để hi vọng được nghe tiếng gọi ba.
- Mọi sự cố gắng của ông từ việc giả ngờ không nghe đến việc dồn nó vào thế bí chắt nước nồi cơm sôi đều không có kết quả.
- Trong bữa ăn do nôn nóng, thiếu bình tĩnh, ông đã đánh con. Ông không trách cứ mà chỉ lắc đầu cam chịu, vì tình cảm không dễ gì gượng ép. - Lúc chia tay, sợ con lại bỏ chạy “anh chỉ đứng nhìn nó, anh nhìn với đôi mắt trìu mến xen lẫn buồn rầu.”
- Khi còn nhận ra ba, gọi ba ông đã xúc động đến phát khóc “rút khăn lau nước mắt”. Đó là giọt nước mắt hạnh phúc của người cha.
d/ Khi trở về khu căn cứ
- Ông day dứt ân hận mãi vì nóng giận đánh con.
- Lời dặn ngây thơ của con ngày chia tay luôn vang lên trong tâm trí đã thôi thúc ông cố công làm ra chiếc lược ngà.
- Khi kiếm được khúc ngà, ông “hớn hở như một đứa trẻ tìm được quà”, rồi ông dành hết tâm trí, công sức vào việc làm ra cây lược “Anh chưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cô công như người thợ bạc” và khắc lên đó dòng “Yêu nhớ tặng Thu - con của ba.”
- Chiếc lược phần nào gỡ rối được tâm trạng của người cha. Nhớ con, ông cây lược ra mài lên tóc cho thêm bóng thêm mượt.
- Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân, sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất, kết tinh tình phụ tử mộc mạc mà kì diệu.
- Nhưng rồi chưa kịp trao cho con, ông đã hy sinh trong một trận càn của giặc. Lúc hấp hối, ông trao cây lược cho người đồng đội, nhờ trao tận tay cho con ông mới nhắm mắt. => Cử chỉ ấy cho ta hiểu tình cha con thắm thiết và mãnh liệt của ông Sáu. Đó là ước nguyện cuối cùng của tình phụ tử.
3/ Tổng kết
[CẬP NHẬT LIÊN TỤC] Đáp án đề thi vào 10 và đề thi chuyên 64 tỉnh thành năm 2020
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)