-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Giải đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn sinh chi tiết
10/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toànTrong số các môn thi THPT Quốc gia thuộc tổ hợp Khoa học tự nhiên, môn Sinh thường gây nhiều khó khăn cho các bạn học sinh. Môn Sinh có khối lượng lý thuyết rất lớn, dễ gây nhầm lẫn. Dưới đây là đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn sinh dành cho các bạn học sinh muốn ôn tập lại kiến thức. Đề thi có kèm đáp án và giải thích chi tiết.
Danh sách các trường Đại học tuyển sinh riêng
Nhận sách CC Thần tốc luyện đề ôn thi Đại học FREE TẠI ĐÂY
Gợi ý chọn tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2020
Đồng giá 80k/ cuốn CC Thần tốc luyện đề 2020 - Bộ 55 đề thi chuẩn cấu trúc Bộ Giáo dục có đáp án chi tiết
Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia: Trọn bộ kiến thức + dạng bài mẫu xuyên suốt 3 năm THPT
Infographic kì thi THPT Quốc gia
Chữa đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn sinh – đề điểm 10 – phần 1
Sinh học là môn thi thuộc tổ hợp khoa học tự nhiên: lý, hóa, sinh
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây về di truyền trong y học là không chính xác?
A, Một số bệnh di truyền hiện đã có phương pháp điều trị dứt điểm.
B, Có thể dự đoán khả năng xuất hiện các tật bệnh di truyền trong những gia đình mang đột biến.
C, Nhiều tật bệnh di truyền và các dị tật bẩm sinh liên quan đến đột biến NST hoặc đột biến gen.
D, Bằng các phương pháp và kĩ thuật hiện đại đã có thể chuẩn đoán sớm và chính xác các bệnh di truyền thậm chí ngay từ giai đoạn bào thai.
Đáp án: A, Một số bệnh di truyền hiện đã có phương pháp điều trị dứt điểm.
Câu 2 đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn sinh: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A, Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
B, Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
C, Cá ép sống bám trên cá lớn.
D, Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.
Đáp án: A, Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
Câu 3: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?
(1) Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển.... ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
(2) Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
(4) Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.
A, 1 B, 2 C, 3 D, 4
Đáp án: A, 1
Giải thích
(1) Đúng.
(2) Sai. CLĐL chưa chắc đã dẫn đến CLSS. Ví dụ: Người châu Mỹ và châu Á có CLĐL nhưng không bị CLSS.
(3) Đúng.
(4) Câu này lưu ý THƯỜNG xảy ra với loài có khả năng phát tán có nghĩa là vẫn CÓ THỂ xảy ra với các loài ít có khả năng phát tán
Chú ý: Nội dung này mâu thuẫn giữa cơ bản và nâng cao. Nên làm theo cơ bản nếu đề thi hỏi.
Chữa đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn sinh – đề điểm 10 – phần 2
Câu 4: Các nhân tố nào dưới đây làm thay đổi tần số alen nhanh và được xem là các nhân tố gây nên sự tiến hóa mạnh trong sinh giới?
A, Các yếu tố ngẫu nhiên, di nhập gen, đột biến.
B, Chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, di nhập gen.
C, Chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, đột biến.
D, Chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.
Đáp án: B, Chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, di nhập gen
Câu 5 đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn sinh: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể.
B, Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C, Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội
D, Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội.
Đáp án: D, Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội.
Câu 6: Động vật có vú đầu tiên xuất hiện ở
A, kỉ Silua B, kỉ Tam điệp.
C, kỉ Jura D, kỉ Đệ tam
Đáp án câu 6 đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn sinh: B, kỉ Tam điệp.
Câu 7: Ví dụ nào sau đây phản ánh sự tiến hóa phân li?
A, tay người và cánh dơi
B, cánh dơi và cánh ong mật
C, tay người và vây cá
D, cánh dơi và cánh bướm
Đáp án: A, tay người và cánh dơi
Chữa đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn sinh – đề điểm 10 – phần 3
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A, Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng con đường cách li sinh thái.
B, Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái và con đường lai xa và đa bội hóa thường diễn ra trong cùng khu phân bố.
C, Ở thực vật, một cá thể được xem là loài mới khi được hình thành bằng cách lai giữa hai loài khác nhau và được đa bội hóa.
D, Hình thành loài mới ở thực vật có thể diễn ra bằng các con đường cách li địa lí, cách li tập tính, cách li sinh thái.
Đáp án câu 8 đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn sinh: B, Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái và con đường lai xa và đa bội hóa thường diễn ra trong cùng khu phân bố.
Giải thích:
Phương án A sai vì phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
Phương án C sai vì một cá thể không được xem là loài mới, loài chỉ xuất hiện khi ít nhất có một quần thể.
Phương án D sai vì hình thành loài mới ở thực vật không thể diễn ra bằng con đường cách li tập tính, hình thức này chỉ gặp ở động vật.
Phương án B đúng vì hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái và con đường lai xa và đa bội hóa thường diễn ra trong cùng khu phân bố.
Câu 9: Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Nấm hoại sinh là một trong số các nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
B, Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn.
C, Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phân giải.
D, Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
Đáp án câu 9 đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn sinh: A, Nấm hoại sinh là một trong số các nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
Câu 10: Khi nói về các bệnh, tật di truyền, phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Nguyên nhân gây ra bệnh Đao là do mẹ sinh con ở tuổi sau 35.
B, Có thể sử dụng phương pháp tế bào học để phát hiện các bệnh sau: Đao, Tơcnơ, Patau, mèo kêu, ung thư máu, túm lông ở tai, bạch tạng.
C, Bệnh phenylketo niệu có thể được chữa trị bằng cách ăn kiêng hợp lý
D, Bệnh mù màu chỉ gặp ở nam, không gặp ở nữ.
Đáp án: C, Bệnh phenylketo niệu có thể được chữa trị bằng cách ăn kiêng hợp lý
Bệnh mù màu trong sinh học
Chữa đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn sinh – đề điểm 10 – phần 4
Câu 11: Khẳng định nào sau đây chính xác?
A, Trên một nhiễm sắc thể, các gen nằm càng xa nhau thì tần số hoán vị gen càng bé.
B, Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể đơn của loài.
C, Một gen trong tế bào chất có thể có nhiều hơn hai alen.
D, Tính trang số lượng thường do nhiều gen quy định và ít chịu ảnh hưởng của điều kiện MT
Đáp án: C, Một gen trong tế bào chất có thể có nhiều hơn hai alen.
Câu 14 đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn sinh: Vai trò nào sau đây không phụ thuộc quá trình quang hợp?
A, Tổng hợp chất hữu cơ bổ sung cho các hoạt động sống của sinh vật dị dưỡng
B, Biến đổi quang năng thành hoá năng tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ
C, Biến đổi hợp chất hữu cơ thành nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động trên trái đất
D, Làm trong sạch bầu khí quyển.
Đáp án: C, Biến đổi hợp chất hữu cơ thành nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động trên trái đất
Câu 15: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào →Tôm→ Cá rô→ Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.
(2) Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
(3) Tôm, cá rô và chim bói cá thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.
(4) Sự tăng, giảm số lượng tôm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô.
A, 3 B, 1 C, 4 D, 2
Ví dụ mẫu về chuỗi thức ăn
Đáp án câu 15 đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn sinh: A, 3
Giải thích:
(1) sai, đây là mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi
(2) đúng, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học
(3) đúng, bậc dinh dưỡng của tôm, cá rô và chim bói cá lần lượt là 2,3,4
(4) đúng, vì tôm là thức ăn của cá rô.
Chữa đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn sinh – đề điểm 10 – phần 5
Câu 16: Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen: alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Cho gà trống lông vằn thuần chủng giao phối với gà mái lông đen thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Khi nói kiểu hình ở F2, theo lí thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?
A, Tất cả các gà lông đen đều là gà mái.
B, Gà trống lông vằn và gà mái lông vằn có số lượng bằng nhau
C, Gà mái lông vằn và gà mái lông đen có tỉ lệ bằng nhau.
D, Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen
Đáp án: B, Gà trống lông vằn và gà mái lông vằn có số lượng bằng nhau
Câu 17 đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn sinh: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các tia sáng tím kích thích:
A, Sự tổng hợp cacbohiđrat.
B, Sự tổng hợp lipit.
C, Sự tổng hợp ADN.
D, Sự tổng hợp prôtêin.
Đáp án: D, Sự tổng hợp prôtêin.
Giải thích:
Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp:
Các tia sáng xanh kích thích sự tổng hợp acid amine, protein.
Các tia sáng đỏ kích thích sự hình thành carbohydrate.
Câu 18: Ở một loài vật nuôi, gen A nằm trên NST thường quy định lông dài trội hoàn toàn so vớ a quy định lông ngắn. Ở một trại nhân giống, người ta nhập về 15 con đực lông dài và 50 con cái lông ngắn. Cho các cá thể này giao phối tự do với nhau sinh ra F1 có 50% cá thể lông ngắn. Các cá thể F1 giao phối tự do dược F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Lấy ngẫu nhiên hai cá thể có kiểu hình trội ở F2, xác suất để thu được ít nhất một cá thể dị hợp là bao nhiêu?
A, 55/64 B, 48/49
C, 39/64 D, 25/49
Đáp án: B, 48/49
Câu 19 đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn sinh: Các gen tiền ung thư có thể chuyển thành gen ung thư, dẫn đến phát sinh ung thư. Nguyên nhân nào sau đây là phù hợp nhất để giải thích cho sự xuất hiện của những “trái bom hẹn giờ tiềm ẩn” này trong tế bào sinh vật nhân thực?
A, Các gen tiền ung thư bình thường có vai trò giúp điều hòa sự phân chia tế bào.
B, Các gen tiền ung thư là các dạng biến thể của các gen bình thường.
C, Các tế bào tạo ra các gen tiền ung thư khi tuổi của cơ thể tăng lên.
D, Các gen tiền ung thư bắt nguồn từ sự lây nhiễm của virus.
Đáp án: A, Các gen tiền ung thư bình thường có vai trò giúp điều hòa sự phân chia tế bào
Câu 20: Giả sử alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con mỗi kiểu hình luôn có 2 kiểu gen khác nhau?
A, AA × Aa B, Aa × Aa
C, AA × aA D, Aa × aa.
Đáp án: A, AA × Aa
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)