Hướng dẫn chi tiết đề kiểm tra 1 tiết văn 9 phần tiếng việt

11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Hướng dẫn chi tiết đề kiểm tra 1 tiết văn 9 phần tiếng việt

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, với mỗi chuyên đề, học sinh sẽ được học cả 3 phân môn Ngữ văn là Văn bản Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Mỗi phân môn lại có khối lượng kiến thức khác nhau dẫn tới yêu cầu cho đề kiểm tra cũng khác nhau.

Để giúp các em học sinh có được tài liệu ôn tập trước kì thi, dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách làm một đề kiểm tra 1 tiết văn 9 phần tiếng việt. Trước khi bước vào việc làm đề thi mẫu, học sinh sẽ được ôn tập lại những kiến thức tiếng Việt trọng tâm của chương và làm các bài tập củng cố lí thuyết.

Xem thêm: 

1, Tóm tắt kiến thức ôn tập cho đề kiểm tra 1 tiết văn 9 phần tiếng việt: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Có hai cách dẫn lời nói là dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp. Cụ thể, cách dẫn trực tiếp là cách dẫn mà nhắc lại nguyên văn lời nói của một người nào đó. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. Còn cách dẫn gián tiếp là cách dẫn mà sẽ thuật lại lời nói của một người nào đó và có điều chỉnh về mặt từ ngữ song không thay đổi về mặt ngữ nghĩa. Khi dẫn gián tiếp thì ta không đặt trong dấu ngoặc kép

 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp là trọng tâm ôn tập kiểm tra Ngữ văn 9 phần Tiếng Việt

Ví dụ minh họa 1 cho đề kiểm tra 1 tiết văn 9 phần tiếng việt: Tìm lời dẫn trong đoạn văn sau, cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp

Cháu có ông bố tuyệt lắm. hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. kết quả: Bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé” (Nguyễn Thành Long)

Gợi ý làm bài đề kiểm tra 1 tiết văn 9 phần tiếng việt

Lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng

Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn: “Thế là một - hòa nhé”

Ví dụ minh họa 2: Tìm lời dẫn trong câu và đoạn trích sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩa được dẫn và là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp

  1. a) Có người nói: những lúc đói, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thế thật. Bởi vì bà lão bỗng tìm ra một kế… (Nam Cao)

Đáp án đề kiểm tra tiếng việt 45 phút lớp 9:  Lời dẫn là lời dẫn gián tiếp: những lúc đói, trí người ta sáng suốt. Lời dẫn là lời nói

  1. b) Tối có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: Chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước (Thanh Tịnh)

Đáp án: Lời dẫn là lời dẫn gián tiếp.: Chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Lời dẫn là ý nghĩ

  1. c) Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” (Lê Minh Khuê)

Đáp án: Lời dẫn là lời dẫn trực tiếp: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Lời dẫn là lời nói

  1. d) Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ” (Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4)

Đáp án: Lời dẫn là lời dẫn trực tiếp: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Lời dẫn là ý nghĩ

e). Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi một tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ truy thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức; và tôi nghĩ mà không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây?” (An-phông-xơ Đô-đê)

Đáp án: Lời dẫn là lời dẫn trực tiếp: “Lại có chuyện gì nữa đây?”. Lời dẫn là ý nghĩ

2, Hướng dẫn giải chi tiết đề kiểm tra 1 tiết văn 9 phần tiếng việt

Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1 (1.0 điểm): Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B

ANốiB
1. Phương châm về lượng a. Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ
2. Phương châm về chất b. Khi nói cần tế nhị và tôn trọng người khác
3. Phương châm cách thức c. Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa
4. Phương châm quan hệ d. Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh lạc đề

Câu 2 (1.0 điểm): Điền các cặp từ trái nghĩa, đồng nghĩa để được câu thành ngữ hoàn chỉnh

  1. a) Bóc ….. cắn …..
  2. b) Ăn ….. nói …..
  3. c) ….. nhà ….. chợ
  4. d) ….. người ….. dạ

 

Để nâng cao vốn kiến thức về thành ngữ tục ngữ Việt Nam, học sinh nên tìm đọc thêm những cuốn sách liên quan.

Câu 3 đề kiểm tra 1 tiết văn 9 phần tiếng việt (1.0 điểm): Chọn từ khác với từ còn lại và giải thích

  1. a) Cây cỏ, con cá, máy móc, lấp lánh
  2. b) Anh em, đất nước, quần áo, phụ huynh
  3. c) Vàng tươi, vàng rực, vàng mã, vàng nhạt
  4. d) Xơ xác, vật vờ, rung rinh, róc rách

Câu 4 (0.5 điểm): Tìm các từ tượng hình trong câu sau: “Đoạn đường chạy qua đó không đủ rộng để làm một đường phố, cũng không đủ hẹp để làm một ngõ hẻm, đã không chịu lởm chởm mà chỉ hơi gập ghềnh”

  1. Lởm chởm
  2. Đoạn đường
  3. B, D đúng
  4. Gập ghềnh

Câu 5 (0.5 điểm): Câu sau có sử dụng biện pháp tu từ nào?

Đầu xanh có tội tình gì?

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi

  1. Nhân hóa
  2. Ẩn dụ
  3. Hoán dụ
  4. So sánh

Đáp án đề kiểm tra tiếng việt 9 hk 2 phần trắc nghiệm

Câu 1:

1-c: Phương châm về lượng: Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa

2- d: Phương châm về chất: Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh lạc đề

3- c: Phương châm cách thức: Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa

4- a: Phương châm quan hệ: Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ

Câu 2:

Bóc ngắn cắn dài

Ăn không nói có

Khôn nhà dại chợ

Trẻ người non dạ

Câu 3:

  1. a) Lấp lánh. Vì lấp lánh là từ láy còn những từ còn lại trong chuỗi là từ ghép
  2. b) Phụ huynh. Vì phụ huynh là từ Hán Việt còn những từ còn lại là từ thuần Việt.
  3. c) Vàng mã. Vì các từ còn lại thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc, cụ thể là những sắc thái của màu vàng. Còn vàng mã là danh từ.
  4. d) Róc rách. Vì róc rách là từ tượng thanh còn các từ còn lại là từ tượng hình

Câu 4: A. Lởm chởm

Câu 5: C. Hoán dụ

đề kiểm tra 1 tiết ngữ văn 9 phần thơ hk1 - Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm): Cho câu thơ sau

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

 Đoạn trích trên được trích từ bài Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu

a) Xác định từ ngữ địa phương trong đoạn thơ trên và cho biết từ ngữ toàn dân tương ứng với nó

  1. b) Xác định biện pháp tu từ và cho biết tác dụng
  2. c) Cách xưng hô của tác giả có gì đặc biệt? hãy viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp đó)

Câu 2 (1.0 điểm): Dựa vào nghĩa của một số từ, giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của thành ngữ sau: “Đồng sàng dị mộng”

Đồng: cùng; sàng: giường; dị: khác; mộng: mơ tưởng

Bài giải đề kiểm tra 1 tiết văn 9 phần tiếng việt

Câu 1

  1. a) Từ ngữ địa phương: “bầm”. Từ ngữ toàn dân tương ứng: “mẹ”
  2. b) Biện pháp tu từ được sử dụng: biện pháp so sánh không ngang bằng:

Con đi trăm núi ngàn khe/ Không bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm/ Không bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

Nêu được tác dụng: Việc sử dụng hai hình ảnh nghệ thuật so sánh không ngang bằng đã làm nổi bật lên tình yêu thương của anh chiến sĩ với người mẹ kính yêu nói riêng và tất cả những người con nói chung dành cho mẹ

  1. c) Cách xưng hô của tác giả là con – bầm, mang lại cảm giác thân mật, gần gũi của tác giả đối với mẹ của mình.

Câu 2: Nghĩa đen của câu thành ngữ “Đồng sàng dị mộng”: Chỉ những người cùng nằm trên một chiếc giường nhưng mộng tưởng khác nhau. Từ đó ta có nghĩa bóng của câu thành ngữ là chỉ những người sống gần nhau hoặc sống chung trong một tập thể nhưng lại có những chí hướng khác nhau

Để đạt điểm cao với đề kiểm tra 1 tiết văn 9 phần tiếng việt không khó, học sinh chỉ cần ôn tập và ghi nhớ kĩ những chủ điểm ngữ pháp đã được hệ thống hóa ở phần tóm tắt lí thuyết như là Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp, các phương châm hội thoại, các biện pháp tu từ,… Chúc các em học môn Ngữ văn lớp 9 thật tốt.

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

  • Sách CCBook – Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10, Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: