Hướng dẫn phân tích hình tượng nhân vật Mị trong vợ chồng a phủ

11/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Hướng dẫn phân tích hình tượng nhân vật Mị trong vợ chồng a phủ

 Mảnh đất Tây Bắc với phong cảnh đẹp thơ mộng và hùng vĩ, với những con người thật thà, chất phác đã phải chịu sự đè nén, áp bức nặng nề của bọn thực dân Pháp và chúa đất trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.

Mảnh đất và con người nơi đây đã gây thương nhớ và trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt cho rất nhiều nhà văn nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, trong đó có Tô Hoài, tác giả của truyện ngắn vợ chồng a phủ mà các em học sinh đã được học trong chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn 12.

 

Xem thêm: 

Hướng dẫn phân tích hình tượng nhân vật Mị trong vợ chồng a phủ-1 

Hình ảnh trích từ bộ phim Vợ chồng A Phủ do NSND Trần Phương và cố nghệ sĩ Đức Hoàn đóng vai chính

 

1, Sơ lược về tác giả và tác phẩm vợ chồng a phủ

 

“Vợ chồng a phủ” là tác phẩm thuộc tuyển tập tác phẩm Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Ông viết vợ chồng a phủ vào năm 1952. Vợ chồng a phủ nói riêng và tập “Truyện Tây Bắc” nói chung chính là kết quả của 8 tháng đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài. Dù không sinh ra ở miền núi nhưng những năm tháng sống, trải nghiệm cùng đồng bào dân tộc ở vùng cao Tây Bắc đã khiến cho Tô Hoài có một tình cảm đặc biệt với con người và mảnh đất nơi đây. Chính nhà văn của vợ chồng a phủ đã phải thốt lên: “Đất nước và con người miền tây để nhớ để thương cho tôi nhiều quá”. Tình cảm đặc biệt ấy đã giúp tác giả viết thành công truyện ngắn Vợ chồng a phủ. Nổi bật trong truyện ngắn này chính là hình ảnh nhân vật Mị - một cô gái vùng cao không những xinh đẹp mà còn vô cùng mạnh mẽ, cứng cỏi.

Hướng dẫn phân tích hình tượng nhân vật Mị trong vợ chồng a phủ-2 

Một trong những bản in đầu tiên của tập Truyện Tây Bắc (Tô Hoài)

1, Hoàn cảnh xuất hiện và giới thiệu về nhân vật Mị trong vợ chồng a phủ

 

Hoàn cảnh xuất hiện của Mị trong thiên truyện ngắn là một hoàn cảnh éo le. Cụ thể, giữa khung cảnh tấp nập, giàu sang của nhà thống lí Pá Tra, Mị xuất hiện bên tảng đá trước cửa, cạnh cái tàu ngựa hôi hám, lúc nào cũng cúi mặt buồn rười rượi. Để nhân vật của mình hòa lẫn vào những sự vật vô tri, vô giác, nhà văn Tô Hoài đã ngầm nói với chúng ta về một cuộc đời cay cực, tối tăm, câm lặng của Mị. Chính hoàn cảnh xuất hiện của Mị trong vợ chồng a phủ đã gợi lên ám ảnh về một thân phận tủi buồn, đau khổ

Quãng đời đau khổ của cô gái bắt đầu từ khi về nhà thống lí Pá Tra làm kiếp con dâu gạt nợ. Trước khi về nhà thống lí Pá Tra, Mị là một cô gái mèo xinh đẹp như những bông hoa ban thanh sạch giữa núi rừng Tây Bắc. Mị có tài thổi sáo và thổi kèn lá, là cô gái cần cù chăm chỉ, yêu đời và yêu cuộc sống. Bởi thế, Mị là niềm ao ước của biết bao chàng trai vùng núi, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị, đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị

Tưởng rằng, người con gái tốt đẹp ấy có thể tìm được cho mình một chàng trai, một hạnh phúc xứng đáng. Nhưng không, chỉ vì nhà Mị nghèo, vì món nợ truyền kiếp của gia đình khi bố mẹ lấy nhau, vay tiền nhà thống lí chưa trả hết dù quần quật cả đời, Pá Tra đã tuyên bố bắt Mị về làm dâu thì sẽ xóa hết nợ. Vốn là cô gái yêu tự do, có ý thức về nhân phẩm và tự trọng nên Mị kiên quyết nói với cha: Con phải làm nương ngô để giả nợ cho nhà giàu. Đây là thái độ cứng rắn phản đối những tập tục cổ hủ tồn tại trong xã hội cũ

Với bài vợ chồng a phủ soạn văn, ta đã thấy được Mị đã đứng lên phản kháng nhiều lần. Nhưng rồi dần dần Mị không còn cái sự mạnh mẽ lúc ban đầu ấy nữa. Mị lúc này hiện lên với hình ảnh “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”, lầm lũi thái cỏ ngựa, dệt vải, đi chẻ củi, đi cõng nước ở dưới khe suối. Gia đình a sử và thống lí Pá Tra “có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng”, giàu có là vậy nhưng con dâu gạt nợ như Mị vẫn buộc phải làm việc như thân trâu ngựa. Đến nỗi mà Mị cũng tưởng mình “chỉ biết việc ăn cỏ, việc đi làm mà thôi” như con trâu, con ngựa.

Hình ảnh Mị trong phim, thuộc trích đoạn Đêm tình mùa xuân

 

“Nhưng con trâu, con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ”, còn người con gái ấy phải làm việc quần quật cả đêm lẫn ngày mà không có lấy một phút nghỉ tay. Văn bản vợ chồng a phủ sgk 12 đã miêu tả một chuỗi những công việc như một dòng chảy không bao giờ ngừng lại suốt bốn mùa như hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, đến mùa lại đi bẻ ngô, ngày ngày hái củi. Chính chúng đã khiến Mị trở nên “lùi lũi như con rùa nơi trong xó cửa”, “càng ngày Mị càng không nói”. Và dù có làm gì đi chăng nữa thì “cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Có thể nói lúc này Mị gần như tuyệt vọng, buông xuôi cuộc đời trong câm lặng và sự cam chịu số phận với suy nghĩ: “Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”..

 

2, Hoàn cảnh gặp  a phủ và bước ngoặt tình huống truyện

 

Nhưng một khi sức sống trong tâm hồn trỗi dậy thì không có một thế lực nào có thể dập tắt nổi. Nó cứ âm thầm, tồn tại mạnh mẽ hơn vào một thời điểm khác. Đó chính là đêm đông trên núi cao, nơi Mị và a phủ, hai con người đồng cảnh ngộ gặp nhau. tóm tắt nhân vật a phủ: a phủ là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra, nhưng không phải họ đã gặp gỡ nhau ngay được, cho đến lúc một tình huống xảy ra với a phủ. a phủ làm thuê cho nhà thống lí pá tra, vào một hôm khi đi chăn bò đã để hổ bắt một con bò đi, Pá Tra trói đứng a phủ vào cọc ở giữa nhà, một tình cảnh bị trói chờ chết như năm nào Mị đã phải chịu. Lúc đầu, nhìn a phủ bị trói, Mị vẫn chưa có một suy nghĩ gì. Nào phải đâu Mị là người nhẫn tâm, chỉ vì những hành động mang tội ác trong nhà Pá tra diễn ra hằng ngày và mị cũng chỉ là một nạn nhân bất lực mà thôi. Hơn nữa, Mị vẫn đang chìm trong trạng thái sống gần như vô cảm

Nhưng đến một đêm, khi Mị trở dậy thổi lửa sưởi và thấy được hai mắt a phủ cũng vừa mở. Mị thấy được cả một dòng nước mắt lấp lánh của a phủ bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Chính dòng nước mắt ấy của a phủ, dòng nước mắt tuyệt vọng đau đớn của người con trai Mông gan góc quả cảm đã đánh thức đời sống ý thức và tình cảm ở Mị. Mị bừng tỉnh, thoát khỏi tình trạng vô cảm, mà dấu hiệu đầu tiên của sự thức tỉnh ấy cũng lại là sự hồi tưởng. Ký ức sống dậy, Mị nhớ lại những nỗi đau đớn khi bị trói đứng vào cột: Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được,. Mị nhớ đến một người đàn bà khác đã từng bị trói đến chết

Từ sự xót thương người đồng cảnh ngộ, ở Mị đã hình thành mối đồng cảm giai cấp tự nhiên. Lúc này, ý nghĩ cứu a phủ trong lòng Mị đã mạnh hơn cả nỗi lo sợ cho chính mình. Tình cảm và ý nghĩ ấy đã dẫn tới hành động quyết định của Mị: cắt dây trói cứu a phủ và thì thào nói “Đi ngay”. Một cô gái đã từng muốn chết khi nhận ra cuộc sống đầy khổ đau, một cô gái sẵn sàng chịu chết để cứu người đồng cảnh ngộ, đó là điều tất yếu trong tính cách và sức sống của Mị. Thế nhưng khi nhìn thấy a phủ chạy vụt đi để rời xa cái chết thì Mị cũng vội chạy theo và nói trong hơi gió lạnh buốt: a phủ cho tôi đi… Ở đây thì chết mất. Câu nói rõ ràng, dứt khoát hướng về sự sống, hướng về tự do, đấy là vẻ đẹp tâm hồn rất đáng trân trọng của cô gái vùng cao

Với hình tượng nhân vật Mị trong vợ chồng a phủ, Tô Hoài đã chứng tỏ tài năng phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc và thể hiện nỗi đau xót đến tận đáy tâm hồn cho những kiếp đời bị vùi dập, khổ đau. Đồng thời, nhà văn cũng cất lời ngợi ca sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mị nói riêng và người dân miền núi nói chung. Bên cạnh đó, qua việc miêu tả diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật, nhà văn đã khẳng định một chân lí muôn đời: chỉ cần sự đồng cảm, yêu thương và sức sống mãnh liệt trong tâm hồn thì những người dân nô lệ miền núi sẽ có đủ sức mạnh để cùng một lúc thoát khỏi haui nhà tù ớn lạnh: cường quyền và thần quyền

  • Sách CCBook – Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: