-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hướng dẫn phân tích toàn bộ tác phẩm tây tiến của quang dũng
10/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toànNhà thơ Quang Dũng, tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê quán tại xã Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc thành phố Hà Nội). Ông là một nghệ sĩ đa tài với các tác phẩm thuộc thể loại thơ, văn xuôi và âm nhạc. Trong đó, bài thơ tây tiến của quang dũng là tác phẩm nổi bật nhất.
Ông tham gia quân đội sau năm 1945 và sau năm 1954, ông là Biên tập viên của Nhà Xuất bản Văn học. Năm 2001, Ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng về văn học nghệ thuật.
Tuyển tập tác phẩm của nhà thơ Quang Dũng
1, Hướng dẫn phân tích tây tiến của quang dũng: Giới thiệu sơ lược về tác phẩm
Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ Mây đầu ô, tập thơ xuất bản năm 1986. Song ngay từ trước đó, bài thơ Tây Tiến đã được rất nhiều các chiến sĩ cũng như các độc giả yêu thơ truyền tay nhau tìm đọc.
tây tiến của quang dũng được sáng tác vào năm 1948, tại làng Phù Lưu Chanh khi nhà thơ Quang Dũng đã rời khỏi đoàn quân Tây Tiến. Lúc bấy giờ ông đã chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác. Đơn vị quân đội Tây Tiến được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao sinh lực Pháp tại Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm từ Lai Châu, Mộc Châu sang Sầm Nứa. Bài thơ tây tiến của quang dũng đã ra đời trong hoàn cảnh đó. Họ sống và chiến đấu trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anh dũng.
2, Hướng dẫn phân tích đoạn 1 bài thơ tây tiến của quang dũng
Bài thơ mở đầu bằng một nỗi nhớ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Nhà thơ gọi tên sông Mã – dòng sông chảy qua Thanh Hóa, là con sông gắn liền với cuộc trường chinh của người lính Tây Tiến. Bởi thế cho nên trong cảm nhận về bài thơ tây tiến đoạn 1, con sông như một chứng minh lịch sử, một người bạn đồng hành trong suốt cuộc hành trình. Nhưng giờ “sông Mã xa rồi…” tất cả những kỷ niệm của một thời bão lửa đã lùi xa vào quá vãng. Tuy vậy nỗi nhớ về đồng đội vẫn luôn nóng hổi, tươi nguyên như ngày nào để rồi tác giả phải thốt lên “Tây Tiến ơi”. Nhà thơ gọi tên đoàn quân Tây Tiến như gọi tên những người thân yêu ruột thịt nhất của mình. Chỉ một từ “ơi” ấy thôi người đọc như cảm nhận được những cảm xúc dồn nén, những nỗi nhớ niềm thương tha thiết, cháy bỏng của nhà thơ. Cùng với nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến là nỗi nhớ về rừng núi thiên nhiên: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Với điệp từ “nhớ” trong câu thứ hai bài thơ tây tiến của quang dũng ta như thấu hiểu những cảm xúc trong lòng nhà thơ. Nhà thơ nhớ về cảnh sắc thiên nhiên, nhớ về nơi in dấu bao bước chân của đoàn quân Tây Tiến với nỗi nhớ “chơi vơi”. Quang Dũng thật tài tình khi đong đầy tất cả những cung bậc tình cảm, cảm xúc trong nỗi nhớ ấy.
3, Hướng dẫn phân tích đoạn 2 bài thơ tây tiến của quang dũng
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Bốn câu thơ được đánh giá là những câu thơ tuyệt bút, thể hiện sự tài hoa của Quang Dũng trong các nghệ thuật phối thanh, gieo vần, sử dụng từ láy.
Trong câu thơ thứ nhất đoạn 2 bài thơ tây tiến của quang dũng mật độ thanh trắc dày đặc đã tạo nên cái trúc trắc, không bằng phẳng trong từng câu chữ. Các cặp từ “dốc” gợi hình ảnh những con dốc trùng điệp, gian nan, khó nhọc vô cùng. Và nếu như “khúc khuỷu” gợi những con dốc trắc trở gập ghềnh thì “thăm thẳm” không chỉ gợi độ cao mà còn gợi chút gì đó lạnh lẽo heo hút bởi độ cao của vực sâu. Đường hành quân gian nan biết bao, ta như nghe thấy từng hơi thở gấp gáp, nhọc nhằn của những người lính. Họ đi trên đường hành quân mà như đang bồng bềnh giữa biển mây, mũi súng chạm trời. Câu thơ không những gợi độ cao mà còn thể hiện chút gì đó tinh nghịch, hồn nhiên, hóm hỉnh đầy chất lính.
Con đường giờ đây bỗng trở nên xa tít, nhưng chưa hết:
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
Câu thơ được viết với thủ pháp nghệ thuật đối lập độc đáo. Con đường như gấp khúc ngàn thước, ngàn thước…Lên cao thì cao tít tắp mà xuống thì khiến người ta chóng mặt vì một bên là dốc cao thẳng đứng một bên là vực thẳm không giới hạn. Rõ ràng thiên nhiên tây bắc rất dữ dội, nó như thử thách lòng quả cảm, ý chí sắt đá của con người.
Câu cuối cùng của đoạn 2 bài tây tiến của quang dũng lại được tạo bằng 7 thanh bằng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Những người lính Tây tiến đôi lúc dừng chân trên cuộc hành trình. Họ dừng chân để hướng con mắt nhìn về những ngôi nhà sàn của nhân dân nép mình trong những triền núi, thung lũng sâu xa. Đâu đó trên đường hành quân, những người lính nhìn thấy những ngôi nhà sàn hình ảnh ấy dường như mang lại sự ấm lòng cho những người con nơi chiến trường gian khổ.
4, Hướng dẫn phân tích đoạn 3 bài thơ tây tiến của quang dũng
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Sự hi sinh ấy của những người lính Tây Tiến được miêu tả sao mà thanh thản, nhẹ nhàng. Với họ chết chỉ là đôi bàn chân không bước nữa, chết chỉ là chìm sâu vào giấc ngủ. Người lính ở đây hi sinh trong tư thế hành quân: mũ vẫn trên đầu, súng vẫn cầm trên tay. Tuy chìm đắm trong tư thế hi sinh đẹp đẽ của những người lính, song hình ảnh cảnh sắc thiên nhiên miền Tây Bắc vẫn ám ảnh trong tâm trí nhà thơ:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Con đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến vốn nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc
Trong bài giảng tây tiến đoạn thứ 3, thiên nhiên Tây Bắc được miêu tả qua âm thanh của tiếng thác gầm thét, tiếng cọp trêu người, hai câu thơ gợi sự dữ dội của chốn rừng thiêng nước độc, thâm sâu cùng cốc. Đặc biệt với những từ láy chỉ thời gian “chiều chiều, đêm đêm” người đọc dường như thấu hiểu phần nào nỗi khó khăn gian nan vất vả mà người lính Tây Tiến phải trải qua. Thiên nhiên miền Tây Bắc càng khắc nghiệt bao nhiêu thì những người lính càng can trường bấy nhiêu. Bài thơ tây tiến của quang dũng đã viết về cuộc hành quân của những người lính tây tiến bằng chính sự thấu hiểu của một người từng trải.
“Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Trên đường hành quân người lính nhớ những bữa cơm ấm áp tình đồng đội, nhớ tới hương vị của tình quân dân. Dường như trong câu thơ của Quang Dũng ta vẫn cảm nhận được mùi thơm của nếp xôi, kỷ niệm đã qua rồi mà như vẫn còn tươi mới đây thôi.
Hai câu thơ khép lại đoạn thứ 3 bài thơ tây tiến của quang dũng với hình ảnh núi cao vực thẳm, mùi hương thơm của nếp xôi vương vấn để mở ra một thời gian khác trong đoạn tiếp theo:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo từ bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Đêm hội tràn đầy ánh sáng, ánh sáng của những bó đuốc như bông hoa lửa trong đêm tràn đầy màu sắc, nhộn nhịp, rộn ràng âm thanh của tiếng khèn man điệu. Nếu như cảnh sắc thiên nhiên miền tây gợi cái heo hút thâm u của núi rừng thì giờ đây tất cả đã lùi xa,. Những người lính được chìm đắm trong tiếng khèn man điệu, trong những điệu nhạc rộn ràng, tươi vui.
5, Hướng dẫn phân tích đoạn 4 bài thơ tây tiến của quang dũng
Trong khung cảnh thiên nhiên đất trời ấy, người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp hào hùng và hào hoa:
“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Đến đây hình ảnh người lính mới được hiện lên một cách trọn vẹn, nhà thơ sử dụng từ ‘đoàn binh” cùng nhịp thơ chắc khỏe mang đậm hào khí.
Đoàn binh được miêu tả trong tây tiến của quang dũng hết sức dị thường: “Tây tiến đoàn binh không mọc tóc”, bệnh sốt rét đã làm cho tóc của những người lính không mọc được. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Cái mộng ở đây chính là cái mộng chiến đấu lập công cho đất nước. Từ “Mắt trừng” gợi ý chí chiến đấu quyết tâm của người lính Tây tiến, khao khát được xả thân vì từng tấc đất của quê hương tổ quốc, ánh lên khát vọng hoài bão lớn lao của tuổi trẻ.
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”
Giữa lúc thơ ca giai đoạn kháng chiến chống pháp tránh nói về sự hi sinh mất mát thì tây tiến của quang dũng lại nói nhiều về điều đó, bởi chiến tranh nào tránh khỏi sự mất mát hi sinh. Trong câu thơ trên nhà thơ sử dụng nhiều từ Hán Việt đã làm cái chết của người lính trở nên trang trọng và đầy sức nặng Chính vì vậy lời thơ không chùng xuống mà hào hùng hơn ở những câu thơ tiếp theo:
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
Câu thơ nói về cái đẹp trong lý tưởng sống của người lính tây tiến, các anh đã dâng hiến đời mình không hề tiếc vì khúc khải hoàn ca của đất nước của dân tộc: “chẳng tiếc” vừa gợi sự ngang tàng, khẩu khí, bất cần, câu thơ như một câu nói cửa miệng của người lính.
Bia tưởng niệm đoàn quân Tây Tiến tại biên giới Việt - Lào
Quang Dũng đã viết về người lính tây tiến với tất cả nỗi nhớ, niềm thương, sự ngưỡng mộ, sự tự hào xen lẫn niềm xót xa tiếc nuối. Nhà thơ viết bằng bút pháp hiện thực và lãng mạn nhưng nghiêng nhiều về lãng mạn. Đọc tây tiến của quang dũng ta sẽ thấu hiểu hơn vẻ đẹp của những người lính chống pháp, hiểu hơn về đất nước ta một thời kỳ trận mạc, hiểu hơn giá trị của hòa bình của sự mất mát hi sinh để ta trân trọng hơn những ngày tháng được sống trong độc lập, tự do hôm nay.
Mọi thông tin xin mời liên hệ:
- CCBook – Đọc là đỗ
- Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 024.3399.2266
- Email: [email protected]
Nguồn: ccbook.vn
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)