Phân tích Lưu biệt khi xuất dương và nhà Nho yêu nước Phan Bội Châu

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Phân tích Lưu biệt khi xuất dương và nhà Nho yêu nước Phan Bội Châu

Nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu sinh năm 1867 và mất năm 1940, được coi là bậc anh hùng, vị thiên sứ được hai mươi triệu đồng bào trong vòng nô lệ tôn sùng. Ông là một trong những đại biểu đầu tiên trong các nhà cách mạng biết dùng văn chương như một vũ khí chiến đấu. Chính bởi vậy, những sáng tác của Phan Bội Châu mang trong mình một dòng chảy thơ ca trữ tình – chính trị. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông chính là áng thơ Lưu biệt khi xuất dương. Qua tác phẩm, ta sẽ thấy được vẻ đẹp của tầng lớp nhà Nho tiên phong trong cách mạng đầu thế kỷ XX.

Ôn tập ngữ văn 11: Hướng dẫn phân tích Bài ca ngất ngưởng chi tiết nhất

lưu biệt khi xuất dương

Phân tích hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

Lúc này, sau những thất bại liên tiếp của các cuộc khởi nghĩa dấu tranh chống thực dân Pháp, nhiều người yêu nước lâm vào trạng thái bi quan, thất vọng, mất phương hướng. Do đó, họ đã có tâm lí an phận thủ thường hoặc lánh đời, trốn tránh thế sự.

Khi đó, bài thơ Lưu biệt khi xuất dương xuất hiện giống như một lời động viên tất cả mọi người phải đứng lên chiến đấu. Qua tác phẩm, ta thấy được khát vọng và mong ước của Phan Bội Châu là vô cùng cần thiết để xốc lại tinh thần cho thế hệ trẻ nói riêng và những nhà yêu nước đang hoang mang, bất định nói chung

Hai câu thơ đầu bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Ngay từ đầu bài thơ Lưu biệt khi xuất dương, Phan Bội Châu đã thể hiện rõ ràng cảm hứng nối tiếp về chí làm trai. Tiếp nối các bậc tiền nhần từ thời Phạm Ngũ Lão đến Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu đã đưa ra lý tưởng của mình về phận nam nhi trong trời đất. Đây cũng chính là ý tưởng lớn làm tiền đề cho các ý về sau theo đúng cấu trúc đề - thực - luận - kết của văn thơ trung đại

Cụ thể, đấng nam nhi phải làm chủ chính mình, làm chủ cuộc đời chứ không để dòng đời đưa đẩy và đồng thời phải tích cực tham gia vào sự vận động của xã hội, của thế sự.

“Sinh vi nam tử yếu hi kì

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”

Có nghĩa là:

“Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời”

Là một trang nam tử trên đời phải biết tự làm chủ hoàn cảnh chứ không được để hoàn cảnh chi phối. Bên cạnh đó mặc dù nói là “nam tử” nhưng Phan Bội Châu không hề có ý “trọng nam khinh nữ” mà muốn hướng tới cả lớp thanh niên nói chung. Nhất là khi trong hoàn cảnh

Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Dàn ý phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11 đầy đủ nhất

Hai câu thơ 3-4 bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Không chỉ thế ông còn tiếp tục khẳng định quan niệm của mình qua hai câu thơ tiếp theo (hai câu thực). Qua hai câu thực, Phan Bội Châu đã thể hiện ý thức cá nhân của mình. Ông đã khẳng định sự hiện diện của bản thân một cách dứt khoát và khí phách về sức mạnh của con người trước “càn khôn”. Đồng thời cũng khẳng định mình là một nhà cách mạng tiên phong.

“Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy”

Nghĩa là

(Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở, há không ai?)

Qua hai câu thực bài thơ lưu biệt khi xuất dương, đặc biệt là hai cụm từ là “tớ” và “khoảng trăm năm” được Phan Bội Châu đặt ngang hàng, ta thấy ý thức cái tôi ấy được thể hiện một cách rõ ràng

Không phải là tác giả quá đề cao bản thân mà là để khẳng định trách nhiệm của mình, trách nhiệm của lớp thanh niên nói chung trước vận mệnh của dân tộc. Bởi Phan Bội Châu là vị lãnh tụ cách mạng và ông luôn tâm huyết với sự nghiệp cách mạng của mình, kêu gọi mọi người cùng chung tay vào sự nghiệp tranh đấu, giải phóng dân tộc.

lưu biệt khi xuất dương

Đánh thức tầng lớp thanh niên đang bị “ru ngủ” bởi những thú vui tiêu khiển mà phương Tây truyền vào nước ta. Câu hỏi tu từ “há không ai?” chính là để khẳng định và nói lên khát khao mãnh liệt cống hiến cho đất nước không chỉ lớp thanh niên hiện tại mà là để cả cho thế hệ mai sau có thể hiểu được và nối tiếp.

Hai câu thơ 5-6 bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Hai câu thơ tiếp theo chính là dựa vào bối cảnh lịch sử bấy giờ, khi đất nước lâm vào nguy vong thì việc hàng đầu là phải đi tìm đường cứu nước chứ không phải việc học hành nữa. Phan Bội Châu đã gắn sự nhục – vinh với sự tồn vong của đất nước:

“Non sông đã chết sống thêm nhục,

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”

Khi phân tích 4 câu cuối bài thơ lưu biệt khi xuất dương, ta thấy

Cũng phải nói thêm rằng, Phan Bội Châu không hề bài xích chuyện học hành, học đạo thánh hiền hay văn chương thi cử. Nhưng đứng trước thời cuộc, khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân bị đàn áp thành nô lệ

Thì khi ấy đọc sách thánh hiền mà không xắn tay lên tìm con đường cứu nước thì chẳng khác nào ngầm chấp nhận, ngầm đồng tình với lũ thực dân. Qua đó ta cũng thấy được nhân cách cao đẹp và chí khí của Phan Bội Châu khi dám nhìn nhận và đưa ra suy nghĩ của mình.

lưu biệt khi xuất dương

Hai câu thơ cuối bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Hai câu kết của bài thơ đã góp phần làm ta thấy rõ hơn hành động của Phan Bội Châu trước tình cảnh đất nước. Ông không chỉ nói mà dùng hành động để chứng minh đó là ra đi, mang theo quyết tâm cao nhất với bầu nhiệt huyết sục sôi

“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”

Nghĩa là

(Muốn vượt bể Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi)

Nhà cách mạng Phan Bội Châu đã đưa ra con đường cứu nước là Duy Tân, là đi ra bên ngoài để học hỏi các nước tiến bộ mà trước hết là các nước ở phía Đông. Bài thơ kết lại bằng một hình ảnh đầy lãng mạn và hào hùng dể bày tỏ khí thế của người ra đi.

Lưu biệt khi xuất dương là một áng thơ xuất sắc thể hiện quan niệm của Phan Bội Châu về chí làm trai, đặc biệt trong bối cảnh nước mất nhà tan. Ông đã nêu rõ quan niệm: khi đất nước lâm vào nguy vong thì việc hàng đầu là phải đi tìm đường cứu nước. Bài thơ đã gióng lên một hồi trống cổ vũ những nhà chí sĩ yêu nước khác cùng một thế hệ thanh niên sinh trưởng giữa thời loạn về ý thức trách nhiệm của chính mình với dân tộc.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: