Ôn tập Văn 10 kì 1: Hướng dẫn viết nghị luận văn học Nhàn chi tiết nhất

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Ôn tập Văn 10 kì 1: Hướng dẫn viết nghị luận văn học Nhàn chi tiết nhất

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, tên tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân am cư sĩ. Ông sinh năm 1491 và mất năm 1585, quê tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, hay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Qua những tư tưởng mà ông gửi gắm qua nghị luận văn học nhàn ta sẽ hiểu được tại sao Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhân vật có sức ảnh hưởng nhất tới văn hóa – lịch sử Việt Nam trong suốt thế kỉ XVI.

Hướng dẫn chi tiết cách làm đề văn phân tích Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du

Phân tích toàn bộ đề văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết nhất

nghị luận văn học nhàn

Một số thông tin về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thời niên thiếu và con đường học tập

Ttừ nhỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã rất có tài học, thông minh, đĩnh ngộ, thuộc nhiều thơ ca quốc âm do mẹ dạy truyền khẩu. Lớn lên lại càng học rộng tài cao, tiếng tăm vang dội, như thấy các tập đoàn phong kiến lúc ấy tranh giành quyền lợi gây nhiều tang tóc cho nhân dân, ông không chịu ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học.

Sau khi Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua, thi hành một số chính lệnh tốt, ông mới quyết ra thi khoa thi Hương năm Giáp Ngọ (1534) và đã đỗ đầu. Khoa thi hội và thi đình năm Ất Mùi (1535) ông lại tiếp đỗ đầu. Đặc biệt cả 4 môn thi hội và bài đình đối của ông đều đạt điểm cao nhất, giành học vị trạng nguyên. Đây là hiện tượng hiếm trong lịch sử thi cử Hán học ở nước ta.

Con đường làm quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Lôi kéo được Nguyễn Bỉnh Khiêm ra phục vụ triều đình mình, Mạc Đăng Doanh rất mừng, bổ nhiệm ông chức Đông các hiệu tư, sau lại cử giữ chức Tả thị lang bộ hình, rồi chuyển qua Bộ Lại với chức Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ. Ông giữ chức này cho đến khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần, không được vua xét, bèn xin về quê, mở Am Bạch Vân, dựng Quán Trung Tân, tuyên truyền và đào tạo nhân tài cho đất nước...

Thông qua bài nghị luận văn học Nhàn - bài thơ được sáng tác sau khi Nguyễn BỈnh Khiêm từ quan về quê nhà. Chúng ta sẽ hiểu được quan niệm nhân sinh độc đáo của nhà thơ cũng như lời tâm sự về cuộc sống và sở thích cá nhân của một nhân tài kiệt xuất như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

nghị luận văn học nhàn

Sự nghiệp giáo dục của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Về sự nghiệp giáo dục, Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất thân trong một gia đình nhà giáo. Cả hai bố mẹ đều theo nghề dạy học và đều nổi tiếng. Bản thân ông suốt đời gắn bó với nghề này, kể cả lúc làm quan tại triều, ông vẫn cùng Trạng nguyên Nguyễn Thiến kiêm chức kinh diên giảng quan cho thái tử.

Trường học của ông thu hút học sinh khắp nơi. Am Bạch Vân thực sự trở thành một trung tâm đào tạo của cả nước lúc ấy. Học trò của ông có đến hàng ngàn, nhiều người thành đạt như: Phùng Khắc Hoan, Lương Hữu Khánh, Đinh Thời Trung, Nguyễn Dữ, Nguyễn Quyện...

Từ vua chúa, sĩ phu, học trò và cả nhân dân khắp nước đều kính trọng ông không những về tài năng, học vấn mà còn về đức độ, khí tiết. Đó là tấm lòng yêu nước, thương đời, căm ghét bọn áp bức bóc lột, bọn gây chiến tranh để tranh giành quyền lợi. Đó là con người thích sống thanh cao, coi thường danh lợi và trung thực. Đó còn là con người thích sống thanh cao, coi thường danh lợi và trung thực

Về sự nghiệp triết học và văn học

Về triết học, Nguyễn Bỉnh Khiêm nắm khá vững ba hệ thống tư tưởng cấu thành ý thức hệ phong kiến Việt Nam: Nho giáo, phật giáo, lão giáo. Nhưng ở ông, tư tưởng nho giáo sâu sắc hơn cả.

Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đạt nhiều thành tích nhất và có cống hiến cao nhất đối với nền văn học nước ta thế kỷ 16. Chỉ riêng về số lượng bài viết cũng không tác giả đương thời nào sánh kịp. Theo bài tựa “Bạch Vân Am thi tập”, ông chi biết đã sáng tác được tất cả một nghìn bài thư chữ hán.

Còn về thư Nôm, chủ yếu sáng tác sau khi ông về hưu, lúc ông đã 52 tuổi. Nhưng khi 40 tuổi, tác giả nói mình đã sáng tác có đến ngàn bài. Điều này hoàn toàn có thể tin, bởi tác giả có năng khiếu thơ từ nhỏ và lại “mắc một bệnh này, chừa chẳng khỏi, đã thôi chén rượu lại câu thơ”.

Đúng như nhận xét của Vũ Khâm Lân, Nguyễn Bỉnh Khiêm “không ngày nào quên đời, lòng ưu thời mẫn tục vẫn lộ trong thơ”. Nỗi lo đời của ông chính là do cảnh loạn lạc liên miên, làm dân khổ cực.

Nghị luận văn học Nhàn: Phân tích hai câu đề

 “Một mai một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào"

+ Điệp số từ “một” lặp đi lặp lại, gợi lên sự chắc chắn, cứng cỏi, kiên định, sẵn sàng.

+ Nhịp điệu chậm rãi (2/2/3) gợi lên tư thế ung dung.

+ Liệt kê hàng loạt: mai, cuốc, cần câu những vật dụng quen thuộc của nhà nông.

+ Trạng thái “thơ thẩn” trong cảm nhận về bài thơ nhàn: ung dung, điềm nhiên, thanh thản, trạng thái thoải mái, không vướng bận, tha hồ dong duỗi, không để điều gì làm ưu tư, phiền muộn.

+ Thú vui: “dầu ai vui thú nào” mặc người đời, không quan tâm, chỉ lo việc đồng áng giữa thôn quê để tâm hồn ung dung tự tại mặc những thú vui khác của người đời.

=> Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên. Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn tản, gần gũi với dân.

nghị luận văn học nhàn

Nghị luận văn học Nhàn: Phân tích hai câu thực

“Ta dại ta ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao”

Nghệ thuật sử dụng từ ngữ đối lập: ta >< người; dại >< khôn; vắng vẻ>< lao xao ... - Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” mang ý nghĩa biểu tượng:

+ cụm từ “nơi vắng vẻ’: là một nơi thiên nhiên an bình

+ “chốn lao xao”: nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, xô bồ, ồn ả, đầy những ganh đua, thủ đoạn, hãm hại nhau. => Như vậy “Dại" trong nội dung bài thơ nhàn thể hiện một lối sống cao đẹp, một tư tưởng, nhân cách thanh cao, không màng danh lợi, không nuôi cơ mưu, không chịu luồn cúi, mua danh, bán tước, tham những điều phù phiếm. Đây là cách nói ngược, thâm trầm, vừa hóm hỉnh vừa pha chút mỉa mai: dại thực chất là khôn, còn khôn thực ra lại là dại.

Đúng như ông đã nói:

“Khôn mà khôn độc là khôn dại

Dại vốn hiền lành ấy dại khôn”

Qua bài nghị luận văn học nhàn ta thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trở về với thiên nhiên, về nơi vắng vẻ là tìm đến cuộc sống bình dị, thanh tao. Ở đó con người và thiên nhiên hòa vào nhau. Đó cũng một lần nữa thể hiện sâu sắc hơn vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm => Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.

Nghị luận văn học Nhàn: Phân tích hai câu luận

 “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Thu: măng trúc; đông: giá, đây là những món ăn dân dã, thanh đạm, bình dị nhưng không khắc khổ, cơ cực.

Xuân: tắm hồ sen; hạ: tắm ao, thú vui thanh bần, không kiểu cách, lối sinh hoạt giản dị. Con người thuận theo tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, mùa nào ứng với thú vui ấy. Trong bài thơ nhàn ngữ văn 10 ta không còn thấy một Trạng Trình, không thấy tư thế cao ngạo, chiễm chệ của một ông quan mà chỉ hiện lên ở đây một lão nông tri điền

nghị luận văn học nhàn

Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, thanh đoạt. Thông qua nghị luận văn học nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khẳng định lựa chọn của mình về một cuộc sống hợp với tự nhiên, hòa với đời thường, bình dị mà không kém phần thanh cao.

Nghị luận văn học Nhàn: Phân tích hai câu kết

"Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"

Hai chữ “nhìn xem” biểu hiện một thế đứng cao hơn. Dường như Nguyễn Bỉnh Khiêm đang đứng trên phú quý, vượt ra ngoài “lực hấp dẫn” của phú quý để “nhìn xem” và cười cợt về nó.

Đây không phải lần đầu tiên Nguyễn Bỉnh Khiêm bày tỏ quan điểm về nhân sinh

"Ở thế mới hay người bạc ác

Giàu thì tìm đến, khó thì lui” (Thói đời)

Một lần nữa, thông qua bài nghị luận văn học nhànPhú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn người bạc ác, đầy thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống.

"Nhàn" là một trong những tác phẩm nổi bật của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhàn theo quan niệm của nhà thơ là sống thuận lợi theo lẽ tự nhiên, không màng danh lợi. Qua bài nghị luận văn học nhàn ta đồng cảm với quan niệm nhân sinh độc đáo của nhà thơ cũng như lời tâm sự về cuộc sống và sở thích cá nhân của một nhân tài kiệt xuất như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: