TOP 3 đề văn mẫu phân tích bài thơ sang thu hay thi vào nhất

04/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
TOP 3 đề văn mẫu phân tích bài thơ sang thu hay thi vào nhất

Mùa thu luôn là mùa gợi cảm hứng dào dạt cho các nhà văn, nhà thơ từ cổ chí kim. Có không biết bao nhiêu tác phẩm miêu tả vẻ đẹp nên thơ của mùa thu. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có một tác phẩm viết về mùa thu hết sức đặc biệt – Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh. Đây cũng là tác phẩm trọng tâm trong chương trình học và thường xuyên có mặt trong đề thi. Dưới đây là tuyển tập các đề phân tích bài thơ sang thu hay thi vào nhất. Em có thể tham khảo cách phân tích tác phẩm để áp dụng cho các đề văn trên lớp của mình

Hệ thống hóa 10 văn bản ôn thi giữa kì 1 văn 9 trọng tâm nhất

1, Phân tích bài thơ sang thu khổ 1 (4 câu đầu)

“Bỗng nhận ra hương ổi”

Động từ “bỗng” mở đầu bài thơ là một từ đắt giá. “Bỗng nhận ra” thể hiện sự ngỡ ngàng pha lẫn niềm hạnh phúc. Nó như một tiếng reo vui khẽ khàng lại có chút hồi hộp của tác giả khi thấy thu về. Nhà thơ đã nhận ra mùa thu thông qua một dấu hiệu hết sức nhẹ nhàng như “hương ổi”. Mùi ổi chín ngọt lành là hương thơm đặc trưng của mùa thu Bắc Bộ.

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

Đặc trưng của mùa thu là những cơn gió hanh hao khô lạnh (“gió se”). Se là sự khẽ khàng cuộn mình lại, co lại, đối lập với động từ phả (tỏa ra). Sự kết hợp đầu cuối đối lập này thể hiện sự chuyển động của không gian sang thu một cách tinh tế. Khi viết mở bài cho bài thơ sang thu, em có thể trích dẫn câu thơ “Phả vào trong gió se” để làm lời dẫn nhịp.

Cách viết mở bài đề phân tích bài thơ sang thu

"Bỗng nhận ra hương ổi,

Phả vào trong gió se"

Cũng như mùa xuân, mùa thu luôn là đề tài gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân. Mỗi người lại có cách nhìn, cách miêu tả rất riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân của mình. Có nhà thơ, mùa thu là dáng liễu buồn, là màu áo mờ phai, là tiếng đạp lá vàng của con nai ngơ ngác. Hữu Thỉnh cũng góp vào tuyển tập thơ mùa thu của dân tộc một cái nhìn mới mẻ. Ông là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Những vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Điều này thể hiện rõ qua bài "Sang thu" được ông sáng tác cuối năm 1977.

Phân tích hai câu thơ cuối

“Chùng chình” là từ láy thể hiện sự chuyển động chậm, thong thả. ”Sương chùng chình qua ngõ” khiến khung cảnh mùa thu trở nên có gì đó khẽ khàng bí ẩn như một cô thiếu nữ e ấp. Mùi hương trong bức tranh vương vấn quấn quýt cùng làn gió khẽ khàng rồi lại được bao phủ bằng lớp sương tạo thành không gian rất riêng của mùa thu. Trong quá trình phân tích bài thơ sang thu không thể không nhắc đến sự hòa quyện mùi hương trong tác phẩm. Chỉ bằng lượng từ ngữ hết sức tinh tế,

Bức tranh mùa thu hiện lên với 3 luồng chuyển động chậm rãi hòa vào nhau. Nó tựa như chính sự dịch chuyển tinh tế của đất trời khi đi từ mùa hạ sang mùa thu. Nếu như không có được sự tinh tế bằng đủ các giác quan cùng tâm hồn rung động, có lẽ không thể nào cảm nhận được đủ sự dịu dàng của mùa thu.

2, Phân tích bài thơ sang thu khổ 2

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Phân tích hai câu thơ đầu

Hai câu thơ đầu khổ thứ hai miêu tả cảnh sắc thiên nhiên với sự đối lập: dềnh dàng >< vội vã. Dòng sông mùa thu chậm chạp lững lờ trôi như đang nghỉ ngơi, chiêm nghiệm. Còn đàn chim lại vội vã đi tránh rét.

Nếu ở khổ một, mùa thu mới chỉ là sự đoán định với ít nhiều bỡ ngỡ, thì ở khổ thơ này, tác giả đã có thể khẳng định: Thu đến thật rồi. Thu có mặt ở khắp nơi, rất hiện hình, cụ thể.

Dòng sông không còn cuôn cuộn dữ dội như những ngày mưa lũ mùa hạ mà trôi một cách dềnh dàng, thanh thản. Mọi chuyển động dường như có phần chậm lại, chỉ riêng loài chim là bắt đầu vội vã.

Trời thu lạnh làm cho chúng phải chuẩn bị những chuyến bay chống rét khi đông về. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự bắt đầu vội vã trong những cánh chim bay bởi mùa thu chỉ vửa mới chớm, rất nhẹ nhàng, rất dịu dàng. Điểm nhìn của nhà thơ đuợc nâng dần lên từ dòng sông, rồi tới bầu trời cao rộng

Phân tích hai câu thơ cuối

Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” là hình ảnh giàu sức gợi của bài thơ. Là điểm nhấn mà học sinh nên chú ý viết thật kĩ khi phân tích bài thơ sang thu.

Cảm giác giao mùa được Hữu Thỉnh diễn tả thật thú vị. Đây là một phát hiện rất mới và độc đáo của ông. Mùa thu mới bắt đầu vì thế mây mùa hạ mới thảnh thơi, duyên dáng "vắt nửa mình sang thu". Đám mây như một dải lụa mềm trên bầu trời đang còn là mùa hạ, nửa đang nghiêng về mùa thu. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động và giàu sức biểu cảm.

Biện pháp nhân hóa đám mây đã thổi hồn cho khung cảnh thiên nhiên trong Sang thu. Thiên nhiên cũng dịu dàng và mềm mại như một dải lụa. Có lẽ thời điểm chuyển mùa luôn mang lại những cảm xúc tinh tế như vậy.

3, Phân tích bài thơ sang thu khổ 3 (khổ cuối)

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.”

Trong khổ thơ cuối cùng, nhịp thơ chậm và trầm hẳn lại. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đang nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã vơi đi những cơn mưa rào ào ạt. Vẫn là nắng, vẫn là mưa, sấm như mùa hạ nhưng mức độ đã khác rồi. Lúc này, những tiếng sấm bất ngờ cùng những cơn mưa rào không còn nhiều nữa.

Những từ ngữ mà tác giả sử dụng như “vẫn còn”, “đã vơi”, “cũng bớt” đã thể hiện sự tinh tế trong cảm quan của nhà thơ Hữu Thỉnh. Quy luật thời tiết luôn lặp lại qua mỗi năm. Song nếu như không có được sự nhạy cảm thì khó mà có thể miêu tả những nắng, mưa, sấm gợi hình như tác giả.

Hai câu thơ cuối gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị. Với các đề phân tích sang thu chuyên văn, ở khổ cuối này cần phân tích sâu ý nghĩa ẩn dụ của “hàng cây đứng tuổi”. Cụm từ này chỉ những con người từng trải. vậy nên, những nắng, mưa, sấm này cũng không đơn thuần là những nắng, mưa, sấm của trời đất.

Nó là ẩn dụ cho những khó khăn, vất vả của cuộc đời. Đó là chiêm nghiệm của chính tác giả: Trải qua nhiều giông bão cuộc đời, con người trở nên nhiều kinh nghiệm, bản lĩnh. Ta trở nên bình tĩnh và điềm đạm trước mọi biến cố.

Tóm lại, với đề phân tích bài thơ sang thu cần làm rõ được hai ý chính. Thứ nhất là bức tranh thiên nhiên tinh tế đa tầng của mùa thu. Thứ hai là ẩn dụ được tác giả khéo léo lồng vào khung cảnh. Chúc các bạn viết bài văn thật tốt.

Toàn bộ kiến thức được tổng hợp từ bộ sách Bí quyết chinh phục điểm cao môn Ngữ văn lớp 9 của NXB Đại học Quốc gia kết hợp với nhãn sách CCBOOK biên soạn và phát hành

Bản PDF của cuốn sách các em tham khảo TẠI ĐÂY

Đặt mua sách gốc TẠI ĐÂY 

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: