[Văn mẫu]: Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
[Văn mẫu]: Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

Bài thơ Tây Tiến đã phác họa nên hình tượng người lính khỏe khoắn, hào hoa và thanh lịch. Ở họ vừa cháy bỏng lí tưởng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, vừa mang trong mình một vẻ đẹp mộng mơ…

Xem thêm: 

Hãy cùng chúng tôi phân tích hình tượng người lính Tây Tiến qua bài viết dưới đây:

 

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến-1

Gợi ý phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

Từ trải nghiệm của cuộc đời chiến sĩ trong khói lửa, đạn bom; tác giả đã phác họa nên một bức tượng đài uy nghi, sừng sững về những chàng trai Hà Nội mang gươm đi giữ nước: anh hùng; bất khuất trong chiến đấu; lãng mạn; yêu đời trong cuộc sống nhọc nhằn.

Có 2 yếu tố quan trọng nhất khi phân tích hình tượng người lính Tây Tiến, đó là: Sống hào hoa và chết hào hùng. Đó là vẻ đẹp sáng mãi của đoàn quân Tây Tiến. Chính những vẻ đẹp, những nghĩa tình ấy khiến cho người lính dù về xuôi vẫn luôn khắc nhớ Tây Tiến như kỉ niệm của một thời hi sinh nhưng hào sảng.

 

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến-2

 

Hình tượng người lính Tây Tiến trong 4 câu thơ đầu

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

4 câu thơ đã khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến trong khắc nghiệt, gian khổ trên đường hành quân. Sau những giờ hành quân nhọc nhằn, người lính Tây Tiến tìm về nét tính cách hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn, tìm về vầng sáng lung linh trong kí ức - những thiếu nữ Hà thành.

- Vẻ đẹp ngoại hình dữ dội, lẫm liệt:

+ Hình ảnh:

“đoàn binh không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” vừa thực tả những gian khổ, nghiệt ngã nơi chiến trường mà người lính phải trải qua; vừa thể hiện sự chủ động, ngang tàng của họ.

“mắt tròng”: lòng căm thù giặc; sự oai phong, lẫm liệt của anh hùng thời loạn.

+ Từ ngữ “dữ oai hùm:: những người lính Tây Tiến hùng dũng, hiên ngang như vị chúa tể rừng xanh.

- Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa: Nhớ về những thiếu nữ Hà thành xinh xắn.

 

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến-3

 

Hình tượng người lính Tây Tiến trong 8 câu thơ tiếp theo

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến tranh đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

 

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến-4 

Sầm Nứa mùa hoa cải trắng

Trong 8 câu thơ này, Quang Dũng đã thể hiện sự hi sinh bi tráng của những người lính Tây Tiến đã “làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ thẳm”. Chính những kỉ niệm ấy khiến cho những người lính sẽ không nguôi quên quãng thời gian đã từng gắn bó”.

- Vẻ đẹp bi tráng:

+ Hình ảnh: những nấm mồ lạnh lẽo. Hiện thực cuộc chiến và sự hy sinh.

+ Tâm thế: chẳng tiếc đời xanh; không né tránh cái chết; sẵn sàng hiến dâng thanh xuân đẹp đẽ cho đất nước.

+ Từ ngữ: “biên cương”, “viễn xứ”, “chiến trường”, “độc hành”: Những từ Hán việt tạo nên âm điệu trang trọng khiến cho những cái chết trở nên thiêng liêng.

“áo bào”, “về đất”: tráng lệ hóa sự hi sinh, làm cho câu thơ bi mà không lụy; giảm bớt sắc thái đau buồn.

“khúc độc hành”: khúc nhạc thiêng liêng mà con sông nhân chứng cất lên để tiễn đưa người lính về với đất mẹ.

- Tình cảm gắn bó với núi rừng Tây Tiến: Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

 

Bài văn mẫu phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

Quang Dũng không hề che giấu những khó khăn, gian khổ và hiện thực nghiệt ngã mà người lính phải chịu đựng. Tuy nhiên, sự thật ấy không được miêu tả trần trụi, khô cứng mà thông qua cái nhìn lãng mạn, thi vị:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Người lính Tây Tiến hiện lên với một vẻ đẹp ngoại hình dữ dội, lẫm liệt. Những chàng trai với cái đầu “không mọc tóc”, với nước xa ngăn ngắt xanh đâu phải sản phẩm của trí tưởng tượng để tạo nên sự li kì. Đó là hiện thực của những năm tháng không thể nào quên. Có thể, do người lính chủ động cạo trọc để thuận tiện khi đánh nhau với giắc, có thể do ốm đau, tật bệnh khiến các anh rụng tóc, trụ đầu. Cách dùng từ độc đáo đã đảo thế bị động thành chủ động nhưu một nhà phê bình đã viết: “Không phải là các anh không thể mọc tóc mà dường như không thèm mọc tóc”. Chất ngang tàn, kiêu dũng, xem thường gian lao của người chiến binh đã được thể hiện từ những chi tiết đời thường như thế. Nét vẽ thứ hai về người lính Tây Tiến qua hình ảnh “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”. Đó là màu xanh của bộ quân phục người chiến sĩ hay màu xanh của những vòm lá ngụy trang hay màu xanh vì căn bệnh sốt rét rừng hằn in trên làn da đoàn quân Tây Tiến.

 

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến-5

 

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Ánh “mắt trừng” chứa đầy cảm xúc, đầy nội tâm. Phải chăng đó là ánh mắt căm phẫn, uất nghẹn như muốn nuốt chửng kẻ thù xâm lăng, cũng có thể là ánh mắt đau đáu về quê hương, ánh mắt bồn chồn, thao thức thăm thẳm suy tư nặng trĩu nỗi niềm. Đằng sau ánh mắt ấy là cả một niềm khao khát, mang theo giấc mộng chiến thắng, hứa hẹn ngày trở về, đôi khi giữa ánh mắt xa xăm, rạo rực, khắc khoải xen lẫn giấc mơ về Hà Nội, nhớ Hà Nội - dải đất thiêng ngàn năm văn hiến.

Trong bài thơ Tây Tiến, ngòi bút Quang Dũng không chỉ hướng về vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa mà còn tập trung thể hiện chất hào hùng, bi tráng:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

 

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến-6

 

Giọng thơ bỗng nhiên lắng xuống da diết hơn, đắm sâu vào cõi lòng người đọc, dấy lên nỗi mất mát tang tóc đau thương được dồn nén trong từ “rải rác”. Trên những chặng đường hành quân bao đồng chí, đồng đội của Quang Dũng ngã xuống, gửi thân xác mình nơi khe suối sườn đèo, cứ thế nỗi đau triền miên, nỗi đau này chưa vơi, nước mắt này chưa ráo thì nỗi đau khác đã cọ cứa vào trái tim những người còn sống.

Hai câu thơ khép lại một lần nữa tô đậm đức hi sinh của những chàng trai đất Hà thành được Quang Dũng thể hiện qua âm hưởng thơ trầm hùng, bi tráng:

“Áo bào thanh chiếu anh về đất

Sông Mã gần lên khúc độc hành”

Quang Dũng có lần tâm sự: “lính Tây Tiến ngã xuống, manh chiếu không đủ che thân, đồng chí, đồng đội vào những bản làng xa xôi để xin chiếu, khi hiểu rõ mục đích của việc sử dụng chiếu, già làng không cầm được nước mắt, họ cùng nhau đan những phên nứa cho cho các anh bó gối thi hài đồng đội”.

Bốn câu thơ cuối một lần nữa nhấn mạnh lời thề thiêng liêng vì tinh thần sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc. Dù khó khăn gian khổ nhưng không một người chiến sĩ nào thoái thác nhiệm vụ:

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến-7 

Nhà thơ Quang Dũng

“Tây Tiến” là một bài thơ xuất sắc của Quang Dũng và thơ ca kháng chiến chống Pháp. Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến được tái hiện đầy lãng mạn với một tinh thần bi tráng. Với tác phẩm “Tây Tiến”, Quang Dũng đã góp vào viện bảo tàng người chiến sĩ Việt Nam một bức chân dung đẹp và độc đáo.

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

  • Sách CCBook - Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10, Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Holine: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: