[Bài viết mẫu] Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến đoạn 1 hay nhất

17/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
[Bài viết mẫu] Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến đoạn 1 hay nhất

Tây Tiến - một trong những bài thơ hay nhất về người lính trong kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt, đây là 1 nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ văn thi THPTQG. Trong bài viết này, CCBook sẽ chia sẻ với các em bài cảm nhận về những câu thơ trong Tây Tiến đoạn 1 hay nhất.

➡️ Tây Tiến Văn 12 - Tổng hợp đề nghị luận văn học thường gặp

Bố cục bài thơ Tây Tiến Văn 12 của Quang Dũng

Đôi nét về tác giả và tác phẩm bài thơ Tây Tiến Văn 12

Tây Tiến Văn 12 của tác giả Quang Dũng ban đầu có tên nhớ Tây Tiến. Được sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh - một làng ở Hà Đông cũ. Khi Quang Dũng - một đại đội trưởng trong đoàn quân Tây Tiến đã chuyển sang đơn vị khác. Và đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Tây Bắc. Đã trở về Hòa Bình thành lập Trung đoàn 52. Bài thơ Tây Tiến Văn 12 được in trong tập Mây đầu ô (1986).

Các đoạn trong bài thơ Tây Tiến SGK 12 

Trước khi đi vào phân tích cảm nhận về Tây Tiến đoạn 1. Hãy cùng CCBook tìm hiểu bố cục bài thơ được chia thành bao nhiêu phần nhé. Nắm được bố cục bài sẽ giúp em soạn bài nhanh và dễ dàng hơn.

Bố cục bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được chia thành 4 phần:

Tây Tiến đoạn 1

Đoạn 1 là 14 câu đầu: đoạn này nói lên cuộc hành quân của các chiến sĩ và khung cảnh nơi sống của các chiến sĩ Tây Tiến.

Tây Tiến đoạn 2

Đoạn 2 là 8 câu tiếp theo: đoạn thơ nêu lên những kỉ niệm của tác giả đối với đồng đội của mình ở chiến khu.

Tây Tiến đoạn 3

Đoạn 3 là 7 câu tiếp theo: đoạn thơ nói về nỗi nhớ da diết của tác giả với đồng đội với chiến khu.

Đoạn cuối là phần còn lại: sự gắn bó với Tây Tiến của tác giả

Dưới đây sẽ là bài cảm nhận về bài thơ Tây Tiến đoạn 1 để các em tham khảo!

Cảm nhận về những câu thơ Tây Tiến đoạn 1 của Quang Dũng

Bài cảm nhận về những câu thơ Tây Tiến đoạn 1 sẽ được chia theo bố cục 3 phần:

  • Mở bài
  • Thân bài
  • Kết bài

Đây là một bài viết nghị luận hoàn chỉnh, các em có thể tham khảo!

1. Mở bài bài cảm nhận về Tây Tiến đoạn 1

Quang Dũng (1921-1988) là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. “Tây Tiến” là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ và thể hiện sâu sắc phong cách thơ Quang Dũng.

Có thể nói , tinh hoa của bài thơ được hội tụ lại trong những câu thơ Tây Tiến đoạn 1. Khổ thơ đã dựng lên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ của núi rừng miền Tây, nơi nhà thơ cùng đồng đội của mình - Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc đã hoạt động, chiến đấu:

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây,súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi". 

2. Thân bài cảm nhận về những câu thơ Tây Tiến đoạn 1

2.1: Giới thiệu chung về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài thơ “Tây Tiến” được sáng tác năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh. Khi nhà thơ đã rời khỏi đơn vị cũ Tây Tiến. Chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác .Bài thơ ra đời từ nỗi nhớ , kỉ niệm , hồi ức của Quang Dũng về đồng đội và địa bàn chiến đấu cũ. Sau khi ra đời, tác phẩm đã được bao thế hệ thanh niên. Và bạn yêu thơ truyền tay tìm đọc . Đến năm 1986, bài thơ được in trong tập thơ “ Mây đầu ô” (Xuất bản 1986).

“Tây Tiến” là bài thơ in đậm phong cách tài hoa, lãng mạn, phóng khoáng của hồn thơ Quang Dũng. Tác phẩm đã bộc lộ nỗi nhớ sâu sắc của nhà thơ với người lính Tây Tiến. Mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng. Những câu thơ Tây Tiến đoạn 1 đã tái dựng lại sống động bức tranh thiên nhiên miền Tây. Với những khung cảnh, những chặng đường hành quân gian khổ. Từ đó hình ảnh những chiến sĩ Tây Tiến cũng lần lượt hiện ra.

2.2: Cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến đoạn 1

A. Phần đầu Tây Tiến đoạn 1 mở ra bằng một nỗi nhớ trào dâng

Sông Mã xa rồi , Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi , nhớ chơi vơi

Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” bật lên bởi một nỗi nhớ sâu sắc, cồn cào không kìm nén nổi. Đối tượng của nỗi nhớ ấy rất cụ thể, rõ ràng là:“sông Mã", “Tây Tiến”, “rừng núi". Nỗi nhớ ấy phải khắc khoải lắm thì tác giả mới điệp lại hai lần từ “nhớ”.“ Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ chập chờn hư thực, vừa tha thiết, thường trực. Vừa mênh mang, đầy ám ảnh. Vừa mở ra không gian của tiềm thức. Vừa như gợi ra không gian trập trùng của núi đèo rộng lớn. Cách hiệp vần “ơi” làm câu thơ như ngân vang, phù hợp với biên độ của cảm xúc. Hai câu thơ đầu đã khơi mạch chủ đạo của cả bài thơ là nỗi nhớ khôn nguôi. Nỗi nhớ ấy được cụ thể dần dần trong những vần thơ tiếp sau.

b/ Hai câu thơ tiếp THEO Gợi lại hình ảnh tây tiến đoàn quân không mọc tóchành quân trong đêm

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi ,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

Hai câu thơ vừa tả thực, vừa sử dụng bút pháp lãng mạn. Những từ chỉ địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi ra địa bàn rộng lớn. Đầy lạ lẫm đối với người lính Tây Tiến. Sương mù vùng cao dày đặc như trùm lấp bước chân, nuốt chửng cả đoàn binh vốn đang mỏi mệt, rệu rã vì chặng đường dài gian khổ. Quang Dũng đã nhìn thấy và miêu tả một mảng hiện thực khuất lấp trong thơ ca kháng chiến.

Nhưng những người lính ấy, dù mệt mỏi mà tâm hồn vẫn trẻ trung, lạc quan, yêu đời. Hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” là hình ảnh đẹp giàu sức gợi. Đó có thể là những ánh đuốc sáng lung linh của đoàn quân đang tiến về bản làng. Cũng có thể là hình ảnh đoàn quân từ rừng đi ra.

Trên tay vẫn cầm theo những đóa hoa rừng ngát hương. Đó cũng có thể là hình ảnh ẩn dụ về đoàn quân Tây Tiến như những bông hoa rừng. Đoàn quân ấy hành quân trong một “ đêm hơi” đầy huyền ảo, mơ hồ. Bảng lảng khói sương chốn rừng suối. Hai câu thơ in đậm dấu ấn tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng.

c/ Bốn câu thơ tiếp theo đặc tả địa hình hiểm trở của miền Tây

Nghệ thuật đoạn 1 Tây Tiến nhà thơ sử dụng một loạt các từ láy tượng hình. “khúc khuỷu”, “ thăm thẳm, “ heo hút”. Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 như chặt đôi câu thơ. Mật độ thanh trắc dày đặc khiến câu thơ trúc trắc gợi sự vất vả, nhọc nhằn.

Những phép tu từ đó mở ra trong tâm tưởng người đọc ấn tượng về sự gập ghềnh, hiểm trở. Ẩn chứa bao bất trắc, nguy hiểm của núi cao. Vực sâu nơi núi rừng miền Tây. Hình ảnh “ súng ngửi trời” là một nhân hóa táo bạo. Đặc tả sự chót vót của dốc núi. Người lính Tây Tiến leo lên đỉnh dốc. Cảm tưởng như mũi súng có thể chạm mây. Từ đó, ta cũng thấy được nét tinh nghịch khỏe khoắn. Vẫn có thể trêu đùa vô tư sau một chặng đường hành quân vất vả.

Phép đối “ ngàn thước lên cao – ngàn thước xuống” càng nhấn mạnh độ gập ghềnh. Hình sông thế núi trập trùng, hiểm trở của thiên nhiên miền Tây. Ba câu thơ giàu chất hội họa, dựng lên bức tranh hoang vu, hùng vĩ. Trên con đường hành quân của chiến sĩ Tây Tiến.

Bốn câu thơ vừa gợi ra sự dữ dội hoang vu. Sự êm đềm của núi rừng. Vừa gợi ra những cuộc hành quân vất vả nhọc mệt. Nhưng đầy trẻ trung , yêu đời của các chàng trai Tây Tiến.

d/Người lính Tây Tiến không chỉ đối diện với dốc cao vực sâu mà còn phải chịu những mất mát hi sinh

Anh bạn dãi dầu không bước nữa ,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời .

Cách nói tránh về cái chết “không bước nữa”. “bỏ quên đời” gợi tư thế ngạo nghễ của người lính Tây Tiến. Họ chủ động chấp nhận cái chết. Coi nó chỉ đơn giản như một giấc ngủ mà thôi. Tư thế hi sinh “gục lên súng mũ” đầy xót xa nhưng cũng thật hào hùng. Hình ảnh về người lính anh dũng hi sinh ấy sau này ta còn bắt gặp trong “Dáng đứng Việt Nam”. “ Và anh chết trong khi đang đứng bắn - Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”. Câu thơ đã tiếp tục cảm hứng bi tráng khi xây dựng chân dung người lính Tây Tiến .

e/ Và người lính Tây Tiến tiếp tục chịu sự thử thách của núi rừng miền Tây

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét ,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” .

Các từ láy chỉ biên độ lặp lại thường xuyên của thời gian” chiều chiều”, “đêm đêm”. Kết hợp với biện pháp nhân hóa “thác gầm thét”. “ cọp trêu người” đã nhấn mạnh vẻ bí hiểm, dữ dội. Cái chết luôn luôn rình rập đe dọa người lính của núi rừng miền Tây. Sự nguy hiểm ấy không chỉ trải rộng trong không gian. Mà còn kéo dài và lặp lại thường xuyên theo thời gian.

g/ Hai câu thơ cuối đoạn lại đột ngột chuyển cảnh

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói ,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi .

Núi cao rừng rậm lùi xa. Chỉ còn lại hương vị ấm áp nghĩa tình quân dân lan tỏa từ nồi cơm của các cô gái Thái. Từ cảm thán “ Nhớ ôi” đứng đầu câu thơ. Diễn tả nỗi nhớ da diết, ám ảnh khôn nguôi của Quang Dũng. Cũng như người lính Tây Tiến về đồng bào miền Tây. Nhà thơ như nhói lòng khi hồi tưởng lại cảnh đoàn quân quây quần quanh nồi xôi nếp thơm lừng đang bốc khói.

Cách kết hợp từ “mùa em” rất độc đáo. Gợi những liên tưởng đẹp, lãng mạn về những cô gái Thái. Họ vừa khỏe khoắn vừa dịu dàng mà đằm thắm yêu thương. Hai câu thơ kết thúc đoạn một bài thơ Tây Tiến có âm điệu nhẹ nhàng tha thiết gợi cảm giác êm dịu , ấm áp , tạo tâm thế cho người đọc cảm nhận đoạn thơ tiếp theo .

2.3: Khát quát chung về nội dung của đoạn thơ còn lại

Trong những đoạn thơ còn lại của bài thơ Tây Tiến. Nhà thơ Quang Dũng tiếp tục hồi tưởng về cảnh những đêm liên hoan văn nghệ thắm thiết tình quân dân. Những buổi chiều trên sông nước miền Tây thơ mộng. Hồi tưởng về chân dung tập thể những người lính Tây Tiến anh dũng. Cuối bài thơ, Quang Dũng bộc lộ lời nguyện thề mãi gắn bó với miền Tây và đoàn quân Tây Tiến .

Kết bài của những cảm nhận về các câu thơ trong Tây Tiến đoạn 1

Những câu thơ Tây Tiến đoạn 1 đã thể hiện tài hoa. Và tâm hồn lãng mạn phóng khoáng của nhà thơ Quang Dũng. Đoạn thơ có ngôn ngữ giàu chất tạo hình. Giàu nhạc điệu, gây ấn tượng táo bạo. Dựng lên bức tranh sinh động. Có chiều sâu về cảnh Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc. Trên nền thiên nhiên rừng núi hùng vĩ thơ mộng miền Tây. Qua đó, ta cảm nhận được sự gắn bó sâu sắc. Nỗi nhớ tha thiết của nhà thơ Quang Dũng về những ngày tháng chiến đấu trong đoàn quân Tây Tiến – một thời mãi mãi để nhớ và tự hào .

Trên đây CCBook là bài viết về cảm nhận các câu thơ trong Tây Tiến đoạn 1. Các em nên lưu lại để vận dụng vào làm bài nha.

Sách luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn giúp em "xử gọn" kiến thức 3 lớp 10, 11, 12

Bước vào kì thi THPTQG 2019. Teen 2k1 nên tham khảo thêm cuốn sách Đột phá 8+ môn Ngữ văn kì thi THPT Quốc gia 2019. Do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội và CCBook phát hành.

Ngay từ khi ra mắt cuốn sách đã nhanh chóng nhận được những phản hồi tốt từ hàng chục nghìn teen 2k1 trên cả nước. Bởi cuốn sách có những ưu điểm vượt trội:

➡️ Đây là cuốn sách đầu tiên treen thị trường có đủ kiến thức cả 3 lớp 10, 11, 12.

➡️ Cuốn sách có bố cục tương ứng với 3 dạng câu hỏi có trong đề:

  • Chương 1: Chuyên đề đọc hiểu tác phẩm văn học. Tất cả các tác phẩm đều được trình bày dưới hình thức sơ đồ tư duy.
  • Chương 2: Chuyên đề làm quen với nghị luận văn học dạng đề liên kết: so sánh văn học, liên hệ văn học.
  • Chương 3: Chuyên đề đọc hiểu và nghị luận xã hội để giúp em tối ưu hóa điểm số.

➡️ 100% kiến thức được triển khai dưới dạng sơ đồ tư duy.

➡️ Xóa bỏ cách học vẹt, học thuộc lòng truyền thống.
➡️ Đầy đủ các dạng bài trọng tâm, các bài viết hoàn chỉnh để em tham khảo.
➡️ Hướng dẫn trả lời các câu hỏi rõ ràng, trọng tâm, đủ ý không lan man, mơ hồ.

Cuốn sách chính là 'bảo bối" giúp em đạt điểm 8 “ngon lành”. Mà không phải dùng đến cuốn sách tham khảo nào khác. Teen 2k1 còn chần chờ gì nữa mà không sở hữu ngay cuốn sách giúp em bứt phá điểm số trong kì thi sắp tới.

➡️Tây Tiến Văn 12 - Tổng hợp đề nghị luận văn học thường gặp

Thông tin liên hệ với CCBook - Chuyên sách luyện thi

Ngay bây giờ teen 2k1 hãy CMT SĐT dưới bài viết này hoặc nhắn tin cho fanpage CCBook - Đọc là đỗ bằng cách:

Nhắn tin nhanh nhất: http://m.me/ccbook.vn

Hotline: 024.3399.2266.

Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm - Cầu Giấy - Hà Nội.

Email: [email protected].

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: