Tóm tắt chuyên đề 3 lịch sử 8 - ý nghĩa phong trào cần vương

11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Tóm tắt chuyên đề 3 lịch sử 8 - ý nghĩa phong trào cần vương

Giai đoạn cuối thế kỉ XIX, tình hình Việt Nam vô cùng rối ren. Đất nước mất độc lập nên yêu cầu số một của người dân Việt Nam lúc bấy giờ là đánh đuổi được thực dân Pháp, giành độc lập tự do. Mọi phong trào đấu tranh đều nhằm để giải quyết yêu cầu này của người dân.

Xem thêm: 

 

Tóm tắt chuyên đề 3 lịch sử 8 - ý nghĩa phong trào cần vương-1

Trong giai đoạn này đã xuất hiện phong trào Cần Vương – một phong trào do Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi đứng lên. Có thể nói ý nghĩa phong trào cần vương là vô cùng to lớn, nó đã tác động sâu sắc đến lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX. Tuy rằng thất bại song nó cũng đã mang lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc vô cùng quý báu cho những cuộc khởi nghĩa về sau.

1, Khái quát chung về bối cảnh lịch sử và ý nghĩa phong trào cần vương

 

Bối cảnh lịch sử lúc đó: Pháp đã hoàn thành xâm lược Việt Nam về mặt quân sự nhưng chưa thể đặt ách cai trị lên cả nước vì phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam đang diễn ra quyết liệt. Phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu vẫn nuôi hi vọng giành lại nền độc lập, chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện. Phái chủ chiến có được sự ủng hộ của nhân dân nên đã chuẩn bị được lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới. Phái chủ chiến cũng đã tiến hành trừ khử những người có tư tưởng đầu hàng Pháp. Và cuối cùng, phái chủ chiến đưa vua Hàm Nghi (Ưng Lịch) lên ngôi vua.

Tóm tắt chuyên đề 3 lịch sử 8 - ý nghĩa phong trào cần vương-2 

Hình ảnh vua Hàm Nghi (Ưng Lịch) - một nhà vua yêu nước

 

Từ những hành động quyết liệt của phái chủ chiến khiến Pháp lo sợ, Pháp đã quyết định tìm mọi cách tiêu diệt phong trào. Đây là nguyên nhân phong trào cần vương ra đời bởi sau đó, để tránh bị động, đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết chỉ huy binh lính tấn công Pháp ở kinh thành Huế song gặp phải thất bại. Tôn Thất Thuyết phải rút lực lượng lên Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước giúp vua cứu nước

2, Phong trào đấu tranh và ý nghĩa phong trào cần vương

 

Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương diễn ra ở hầu hết khắp các địa phương trên cả nước, trải dài từ Khánh Hòa đến Hà Giang. Hai người lãnh đạo chính của phong trào Cần Vương lúc bấy giờ là Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi. Phong trào Cần Vương trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn. Tôn Thất Thuyết đã sang Trung Quốc cầu viện và để vua Hàm Nghi lại song không đạt được kết quả khả quan. Năm 1888, Trương Quang Ngọc chỉ điểm cho Pháp bắt vua Hàm Nghi, Pháp không dụ dỗ được nên đã đày vua Hàm Nghi sang châu Phi. Đây là diễn biến phong trào cần vương trong giai đoạn đầu tiên.

Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 1888 đến năm 1896: Tuy không còn Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi lãnh đạo nhưng phong trào vẫn diễn ra sôi nổi.. Các nghĩa quân thường dựa vào địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ chiến đấu, vẫn mang nặng tư tưởng xây dựng căn cứ, chờ địch, cố thủ, thiếu sự linh hoạt. Tuy vậy, điểm mạnh là các cuộc đấu tranh quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa to lớn, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất. Đây là một trong những ý nghĩa phong trào cần vương mang lại cho cuộc đấu tranh trước Pháp của dân tộc ta.

 

Tóm tắt chuyên đề 3 lịch sử 8 - ý nghĩa phong trào cần vương-3 

Khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo

 

Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương giai đoạn này gồm có khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành và Đinh Công Tráng làm lãnh đạo chủ chốt. Địa bàn hoạt động là huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), bắt đầu vào năm 1866 và kết thúc năm 1887. Khởi nghĩa Bãi Sậy bắt đầu vào năm 1883 và kết thúc năm 1892 do Nguyễn Thiện Thuật và Đốc Tít lãnh đạo. Địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Bãi Sậy là Hưng Yên. Cả 2 cuộc kháng chiến này đều có chung một kết cục là thất bại.

3, Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa phong trào cần vương

 

Về nguyên nhân khách quan của thất bại, đó là do quân đội thực dân Pháp mạnh hơn quân đội ta rất nhiều lần về mọi phương diện như các phương thức sản xuất, các trang thiết bị và vũ khí hiện đại cũng như thực dân Pháp có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược

Tuy vậy cũng phải kể đến một số nguyên nhân chủ quan như các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương diễn ra lẻ tẻ, thiếu gắn kết. Nhờ đó đã tạo cơ hội cho Pháp áp dụng chiến thuật “bẻ từng chiếc đũa” để đàn áp, tiêu diệt thành công. Cuối cùng, nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thất bại của phong trào Cần Vương đó chính là sự hạn chế về đường lối và phương pháp đấu tranh do chịu sự chi phối của thời đại.

 

Tóm tắt chuyên đề 3 lịch sử 8 - ý nghĩa phong trào cần vương-4 

Tranh vẽ mô phỏng tội ác của thực dân Pháp tại các xứ thuộc địa Đông Dương, trong đó có Việt Nam

 

Tóm lại, ý nghĩa của phong trào cần vương là nó đã tiếp nối truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam. Phong trào Cần Vương cũng giúp tiêu hao sinh lực địch, góp phần làm chậm quá trình bình định Việt nam cả thực dân Pháp. Phong trào cần vương cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào yêu nước sau đó. Cụ thể, những bài học kinh nghiệm đó bao gồm

  • Xây dựng căn cứ địa kháng chiến
  • Tổ chức và xây dựng lực lượng chiến đấu
  • Phối hợp nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh
  • Đường lối lãnh đạo đúng đắn, thống nhất

4, Hệ thống câu hỏi ôn luyện về ý nghĩa phong trào cần vương

 

Câu 1: Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ra chiếu cần Vương khi đang ở

  1. Kinh thành huế
  2. Căn cứ Ba Đình (Thanh Hóa)
  3. Tân Sở (Quảng Trị)
  4. Đồn Mang Cá (Huế)

Đáp án: C. Tân Sở (Quảng Trị)

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần Vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX

  1. Hương Khê
  2. Yên Thế
  3. Yên Bái
  4. Thái Nguyên

Đáp án: A. Hương Khê

Câu 3: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau

“Vua nào chính trực anh hào

Đứng ra lãnh đạo phong trào Cần Vương?”

  1. Vua Khải Định
  2. Vua Hàm Nghi
  3. Vua Duy Tân
  4. Vua Đồng Khánh

Đáp án: B. Vua Hàm Nghi

Câu 4: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau

“Đố ai ngang dọc vẫy vùng

Vụ Quang khởi nghĩa, hợp cùng văn thân

Cần Vương nổi tiếng xa gần

Tinh thần kháng địch bội phần lên cao”

  1. Trương Định
  2. Hoàng Hoa Thám
  3. Phan Đình Phùng
  4. Đinh Công Tráng

Đáp án: C. Phan Đình Phùng

Trên đây là toàn bộ kiến thức về Phong trào Cần Vương – phong trào yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến nổi bật nhất giai đoạn cuối thế kỉ XIX. Qua bài học, các em đã nắm được bối cảnh lịch sử tại thời điểm đó dẫn tới sự ra đời của phong trào, các giai đoạn chính của phong trào, người lãnh đạo cũng như kết quả và ý nghĩa phong trào cần vương đối với phong trào yêu nước về sau cũng như lịch sử Việt Nam cận đại. Tuy thất bại song phong trào cần vương đã mang lại nhiều bài học vô cùng quý báu về xây dựng căn cứ, tổ chức và xây dựng lực lượng chiến tranh, đường lối lãnh đạo hay cách kết hợp các hình thức đấu tranh,…

Ngoài ra, để củng cố thêm kiến thức, các em có thể tìm đến cuốn Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Lịch sử 8. Đây là cuốn sách được viết nahwmf hệ thống hóa kiến thức theo phương pháp ghi nhớ hiện đại INFOGRAPHIC giúp học sinh nhớ bài một cách dễ dàng. Để nhận được tư vấn chi tiết về sách tham khảo Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra  Lịch sử 8, mời các em liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Tóm tắt chuyên đề 3 lịch sử 8 - ý nghĩa phong trào cần vương-5

  • Sách CCBook - Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: