Tổng hợp các công thức hóa học cơ bản lớp 12 cần nhớ

18/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Tổng hợp các công thức hóa học cơ bản lớp 12 cần nhớ

Nắm chắc được các công thức hóa học cơ bản là yếu tố quan trọng nhất giúp thí sinh làm bài tập dễ dàng. Trong đó, kiến thức hóa học lớp 12 chiếm phần lớn các câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia. Để giúp các em học tập hiệu quả hơn, bài viết đã tổng hợp các công thức hóa học quan trọng cần nhớ dưới đây.

Các công thức hóa học cơ bản lớp 12

Tong-hop-cac-cong-thuc-hoa-hoc-co-ban-lop-12-can-nho-1
Nắm chắc các công thức hóa học cơ bản, học sinh sẽ dễ dàng đạt được điểm cao

Trong môn hóa học lớp 12, học sinh cần chú tâm và các kiến thức liên quan đến kì thi THPT Quốc gia. Các kiến thức trọng tâm bao gồm: Đại cương kim loại, kiềm kiềm thổ- Nhôm,  Este-lipit, amin, amino axit, protein, Cacbonhidrat và polime…

Phần 1: Este- lipit

Các công thức cơ bản trong phản ứng đốt cháy este:

Este no, đơn chức, mạch hở:

– CTTQ: CnH2nO2, (n≥2)

Phản ứng cháy: CnH2nO2 + (3n−2)/2O2 —> nCO2 + nH2O

+nCO2 = nH2O

+nO2 = (3n-2)/2CO2 – neste

Este không no, đơn chức, mạch hở có 1  liên kết C=C:

– CTTQ: CnH(2n-2)O2, n>=4

– Phản ứng cháy: CnH(2n-2)O2 + (3n−2)/2O2   —> nCO2 + (n-1)H2O

+ nCO2 > nH2O

+ neste = nCO2 – nH2O

Este không no, đơn chức, có k liên kết C=C trong phân tử:

– CTTQ: CnH2n-2kO2:

Este không no, có từ 2 liên kết C=C trở lên trong phân tử

CnH(2n+2-2k)Om + O2 -> nCO2 + (n+1-k)H2O

+nCO2 > nH2O

+neste = (nCO2 – nH2O)/k-1

Este bất kì:

– CTTQ: CxHyOz. x, y, z nguyên dương, x>=2, z>=2

– Phản ứng cháy: CxHyOz + O2 —-> xCO2 + y/2H2O

Phần 2: Cacbonhidrat

Phản ứng thủy phân Sacarozơ, mantozo

C12H22O11(Saccarozơ)  —–>  C6H12O6 (glucozơ) —–> 2C2H5OH  +    2CO2

342                                          180

C12H22O11(mantozo) —–>  2C6H12O6 (glucozơ)

Phản ứng của Sacrozơ với:

  • Cu(OH)2, dung dịch sau phản ứng có màu xanh lam

2C12H22O11     +    Cu(OH)2      →→         (C12H21O11)2Cu      +     2H2O

Xem thêm: Tổng hợp các công thức Hóa học lớp 11 hỗ trợ ôn thi THPT Quốc gia 2019

Phần 3: Các công thức hóa học cơ bản về Amin- Aminoaxit- Protein

– Cách tính số đồng phân của amin đơn chức

Với amin no, đơn chức mạch hở : CnH2n + 3N

Tổng số công thức cấu tạo 2 ( n -1 )

Tổng số công thức cấu tạo bậc 1 : 2( n – 2)

Tổng số công thức cấu tạo bậc 2 :

  • So sánh tính bazơ của các amin

(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N

Nếu gốc Rno càng cồng kềnh sẽ càng làm cản trở H+ đến gần nguyên tử N do ảnh hưởng không gian của Rno tăng. Lúc này (Rno)2NH < (Rno)3N sẽ không còn đúng nữa.

Phần 4: Đại cương kim loại

Tong-hop-cac-cong-thuc-hoa-hoc-co-ban-lop-12-can-nho-2
Phần kiến thức về kim loại là một trong những kiến thức quan trọng của Hóa học 12


– Nguyên tắc điều chế kim loại chính là cách khử ion kim loại thành kim loại với công thức:

Mn+ + ne → M

  • Sự ăn mòn kim loại

Ăn mòn điện hóa học hợp kim của sắt trong không khí ẩm:

Ở cực âm xảy ra sự oxi hóa: Fe → Fe2+ + 2e
Ở cực dương xảy ra sự khử: 2H+ + 2e → H2 và O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Tiếp theo:       Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2
4Fe(OH)2 + O2(kk) + 2H2O → 4Fe(OH)3
Theo thời gian Fe(OH)3 sẽ bị mất nước tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.xH2O
– Sự điện phân

Trong quá trình điện phân, dưới tác dụng của điện trường các cation chạy về cực âm (catot) còn các anion chạy về điện cực dương (anot), tại đó xảy ra phản ứng trên các điện cực (sự phóng điện)

Tại catot: (Mn+ + ne → M)

Tại anot: (Xn- → X + ne)

  • Dãy điện hóa

+ Pin điện hóa : Suất điện động của Pin: E = E(+) – E(-) (Trong đó (E) là hiệu của thế điện cực dương (E(+)) và điện cực âm (E(-)).

Suất điện động chuẩn của Pin: Eo = Eo(+) – Eo(-) hoặc Eo = Eocatot – Eoanot

Phần 5: Kim loại kiềm, kiềm thổ- nhôm

  • Các hợp chất quan trọng của Nhôm

+ Al2O3

Một số công thức hóa học cơ bản của Nhôm oxit cần nhớ

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

2Al(OH)3 → AL2O3 + 3H2O

+ Al(OH)3  Nhôm Hidroxit

Công thức điều chế:

2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 ↓ + 6NaCl + 3CO2 ↑

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

2NaAlO2 + CO2 + 3H2O → 2 Al(OH)3↓ + Na2CO3

NaAlO2 + CH3COOH + H2O →  Al(OH)3↓ + CH3COONa

NaAlO2 + HClvđ + H2O →  Al(OH)3↓ + NaCl

Trên đây là một số công thức hóa học cơ bản lớp 12 mà học sinh cần đặc biệt chú ý. Bên cạnh đó, các em cũng nên hệ thống lại những lý thuyết trọng tâm nhất của năm 12. Bởi vì trong đề thi THPT Quốc gia môn Hóa chẳng bao giờ vắng mặt các câu hỏi liên quan đến lý thuyết.

Sách giúp cô đọng lý thuyết theo chuyên đề và hệ thống bài tập theo từng dạng

 Sách Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia môn Hóa học

Trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia, chắc chắn các em sẽ cần đến tài liệu tham khảo. Lựa chọn đúng tài liệu cũng góp phần mang lại kết quả cao trong kì thi. Thay vì tham khảo nhiều tài liệu, các em nên chọn một cuốn sách chất lượng gói gọn được kiến thức trọng tâm.

Hiện nay, trong vô vàn các cuốn sách luyện thi THPT quốc gia môn Hóa chỉ có duy nhất cuốn Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia môn Hóa học tổng hợp kiến thức của cả 3 năm 10,11,12. Cuốn sách giúp các em cô đọng được lý thuyết cũng như các dạng bài tập cơ bản bám sát với định hướng ra đề thi của Bộ. Đặc biệt phần kiến thức lớp 12 được trình bày rất chi tiết. Bài tập được phân dạng đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao. Mỗi dạng bài tập đều có ví dụ minh họa chi tiết. Học sinh có thể tự học một cách dễ dàng.

Với Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia môn Hóa học, các em có thể nắm được toàn bộ các công thức hóa học cơ bản của cả 3 năm. Nếu biết cách ôn luyện sách bài bản thì đến khi thi các em sẽ cảm thấy tự tin, giành được số điểm mong muốn.

Xem thêm: Tổng hợp kiến thức hóa học lớp 10 thường xuất hiện trong các bài thi

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: