-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tổng hợp kiến thức lịch sử lớp 11 cực dễ thuộc về phong trào Cần Vương
12/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầuĐừng nên bỏ qua phần tổng hợp kiến thức lịch sử lớp 11 về phong trào Cần Vương. Bởi lẽ, đây là một trong những nội dung quan trọng, rất dễ có trong đề thi.
Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết - Lãnh đạo phong trào Cần Vương (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
1, Tổng hợp kiến thức lịch sử lớp 11 về Hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương:
Kể từ sau hiệp ước Hác-măng (1883) và Patơnốt (1884), thực dân Pháp tiến hành thiết lập chế độ bảo hộ tại Bắc Kì và Trung Kì.
Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển. Trên cơ sở đó, phái chủ chiến trong triều đình (do Tôn Thất Thuyết đứng đầu) đã mạnh tay hành động.
Những hành động của phái chủ chiến trong triều đình hướng tới việc chuẩn bị cho 1 cuộc nổi dậy chống thực dân pháp, giành lại chủ quyền đất nước
Trong tình thế bị kẻ thù uy hiếp, phái chủ chiến (đứng đầu là Tôn Tất Thuyết) đã quyết định đánh trước với mục tiêu giành thế chủ động.
Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến (diễn ra vào đêm 4 ngày 5-4-1885) cuối cùng cũng không tránh khỏi thất bại. Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi rời Hoàng thành đến vùng Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 tháng 7 năm 1885 lấy danh nghĩa Hàm Nghi, ông hạ chiếu Cần vương, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng giúp vua cứu nước.
Thông qua phần tổng hợp kiến thức lịch sử lớp 11 về Hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương, ta có thể nhận định rằng: Chiếu Cần vương đã “thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh” của nhân dân ta. Phong trào kéo dài trong vòng 12 năm.
2, Tổng hợp kiến thức lịch sử lớp 11 về các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương?
-Giai đoạn 1885-1888:
Người lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước.
Các lực lượng tham gia bao gồm: Đông đảo quần chúng nhân dân, trong đó có cả dân tộc thiểu số.
Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở khu vực Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, khởi nghĩa Phạm Bành, khởi nghĩa Đinh Công Tráng....
Bộ chỉ huy của phong trào Cần Vương đóng tại vùng rừng núi phía Tây – thuộc địa bàn hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Vào thời điểm cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và đưa đi lưu đày tại Angiêri.
-Giai đoạn 1888-1896:
Người Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.
Các lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, bao gồm cả dân tộc thiểu số.
Địa bàn hoạt động: Phạm vi hoạt động thu hẹp dần, quy tụ tại vùng trung du và miền núi – điển hình như Hưng Yên, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Hương Khê... Vào năm 1896, thực dân Pháp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê và phong trào Cần Vương cũng kết thúc từ đây.
- Mục tiêu: Chống thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến.
- Tính chất: Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước của dân tộc ta, được diễn ra theo khuynh hướng - ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
3, Cách hiểu ngắn gọn về phong trào Cần Vương – Nội dung và ý nghĩa của chiếu Cần Vương
Ảnh minh họa phong trào Cần Vương (Nguồn ảnh: Internet)
-Hiểu ngắn gọn về phong trào Cần Vương:
Đây chính là phong trào phò vua, giúp vua Hàm Nghi chống giặc, cứu nước.
-Nội dung của phong trào Cần Vương:
+Tố cáo âm mưu xâm lược nước ta của thực dân Pháp.
+ Lên án sự phản bội của một số quan lại triều đình cũng như tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh (do thực dân Pháp mới dựng lên).
+ Khích lệ các văn thân, sĩ phu cùng toàn thể nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp đến cùng.
+ Chiếu Cần vương kêu gọi các văn thân, sĩ phu cùng toàn thể nhân dân góp sức giúp vua chống Pháp, giành lại nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua tài đức vẹn toàn.
Thông qua phần tổng hợp kiến thức lịch sử lớp 11 về các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương, chúng ta có thể thấy: Khẩu hiệu "Cần vương" đã “thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước” vốn cháy âm ỉ bấy lâu. Một phong trào vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, kéo dài liên tục suốt 12 năm, đến cuối Thế kỷ XIX mới kết thúc.
Vào thời điểm trước kia, nhà Nguyễn chưa từng hiệu triệu nhân dân cứu nước. Bởi thế, phong trào "Cần vương" đã nhanh chóng quy tụ được lực lượng.
4, Đánh giá về phong trào Cần vương:
-Về ưu điểm của phong trào Cần Vương:
+ Phát huy lòng yêu nước, huy động được sự ủng hộ của nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.
+ Sử dụng linh hoạt các phương thức tác chiến, khai thác được sức mạnh tại chỗ, phát huy được tính chủ động sáng tạo trong cách đánh cũng như lối đánh của cuộc chiến tranh.
-Về hạn chế của phong trào Cần Vương:
+ Chưa liên kết, chưa tập hợp được lực lượng dân tộc trên quy mô lớn để tạo thành phong trào trong toàn quốc.
+ Diễn ra lẻ tẻ và rời rạc; chưa cso sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau. Phong trào vẫn thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.
Hy vọng bài viết tổng hợp kiến thức lịch sử lớp 11 về phong trào Cần Vương trên đây sẽ là tài liệu ôn thi bổ ích dành cho các em học sinh (đặc biệt là các em học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia).
=>=>Xem thêm: câu hỏi trắc nghiệm lịch sử có đáp án
Sưu tầm - Tổng hợp
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)