4 Ứng dụng của di truyền học - Nắm trọn lý thuyết & bài tập hay thi THPT QG

17/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
4 Ứng dụng  của di truyền học - Nắm trọn lý thuyết & bài tập hay thi THPT QG

Câu hỏi liên quan đến ứng dụng của di truyền học trong đề thi THPT QG thường kiểm tra lý thuyết. Lý thuyết của phần này khá trừu tượng nên gây không ít khó khăn cho học sinh. Trong bài viết này, CCBook sẽ trình bày các lý thuyết và bài tập trong tập nhất về Ứng dụng di truyền để các em nắm rõ.

Ứng dụng của di truyền học- Nắm trọn lý thuyết & bài tập hay thi THPT QG

Lý thuyết về Ứng dụng của di truyền học hay xuất hiện trong đề thi

Trong phần kiến thức về Ứng dụng của di truyền học chúng ta sẽ đi qua 4 điểm chính đó là:

- Chọn giống vật nuôi, cây trồng.

- Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.

- Tạo giống bằng công nghệ tế bào.

- Tạo giống bằng công nghệ gen.

Quan trọng nhất là các em cần nắm được các bước tạo giống theo từng phương pháp. Vì đây là phần lý thuyết rất hay xuất hiện trong đề thi THPT QG. Bây giờ CCBook sẽ lần lượt đi qua từng điểm và đưa ra các kiến thức mà em cần khắc sâu.

1. Chọn giống vật nuôi cây trồng

Ở phần chọn giống vật nuôi cây trồng này, các em cần quan tâm đến lý thuyết về: Biến dị tổ hợp, tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp và tạo giống lai có ưu thế cao.

- Biến dị tổ hợp là biến dị xuất hiện do sự tổ hợp vật chất di truyền của bố mẹ trong quá trình sinh sản hữu tính.

- Lai giống là phương pháp cơ bản để tạo ra các biến dị tổ hợp. Có nhiều hình thức lai: Lai gần, lai xa, lại thuận, lai nghịch...

- Quá trình phát sinh giao tử : Do sự phân li và tổ hợp của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành nhiều giao tử với tổ hợp gen khác nhau.

- Quá trình thụ tinh: Do sự kết hợp ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái trong thụ tinh tạo ra các tổ hợp gen khác nhau ở thế hệ con cháu.

Các bước tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Có 3 bước trong tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

Bước 1: Tạo ra các dòng thuần chủng khau rồi tiến hành lai giống.

Bước 2: Chọn lọc các cá thể có kiểu gen mong muốn.

Bước 3: Cho các cá thể có kiểu gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối gần qua nhiều thế hệ kết hợp để tạo giống thuần.

Tạo giống lai có ưu thế cao

Tạo giống lai có ưu thế cao- ứng dụng của di truyền học 

Tạo giống ưu thế lai cao để tăng năng suất cây trồng

Trong Ứng dụng của di truyền học, tạo giống lai có ưu thế cao giúp tạo ra thế hệ con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu và khả năng sinh trưởng cao vươt trội so với các dạng bố mẹ.

Những đặc điểm của ưu thế lai:

- Thể hiện rõ nhất ở F1, giảm dần qua các thế hệ.

- Chỉ sử dụng làm sản phẩm, không dùng làm giống.

Các bước tạo ưu thế lai:

Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng khác nhau.

Bước 2: Lai khác dòng (lai các dòng thuần chủng để tìm tổ hợp lai có ưu thế cao nhất).

2. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

Trong Ứng dụng của di truyền học thì đây là phương pháp sử dụng tác nhân Vật lí, Hóa học để làm thay đổi vật liệu di truyền của sinh vật, phục vụ cho lợi ích của con người.

Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

Bước 1: Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến với liều lượng phù hợp.

Bước 2: Chọn lọc các cá thể có kiểu hình mong muốn.

Bước 3: Tạo dòng thuần chủng

Tạo dòng thuần chủng qua sự tự thủ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ tạo ra tổ hợp gen mong muốn.

3. Tạo giống bằng công nghệ tế bào

 

Ứng dụng của di truyền học trong lai công nghệ tế bào  

Cây pomato kết quả của phương pháp lai công nghệ tế bào

Trước hết các em cần hiểu rõ thế nào là công nghệ tế bào. Đây là một ngành kĩ thuật áp dụng phương pháp nuôi cấy mô hoặc tế bào trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra mô, cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh mang đặc tính của cơ thể cho mô, tế bào.

Công nghệ tế bào thực vật

Các bước nuôi cấy tế bào

Bước 1: Tách các thế bào từ cơ thể động vật hay thực vaaj

Bước 2: Nuôi cấy tế bào trong môi trường nhân tạo để hình thành mô sẹo.

Bước 3: Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành các cơ quan hoặc tạo thành cơ thể hoàn chỉnh.

Ứng dụng của di truyền học trong tạo giống bằng công nghệ tế bào có một ý nghĩa lớn:

- Nhân nhanh giống cây trồng.

- Bảo tồn nguồn gen quý.

- Tạo giống cây đồng nhất về kiểu gen.

Quy trình tiến hành nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh

Bước 1: Cho cơ thể dị hợp giảm phân, tạo nhiều loại hạt phấn hoặc noãn.

Bước 2: Sử dụng môi trường thử, chọn lọc mô hoặc cây đơn bội.

Bước 3: Gây đa bội để tạo cây lưỡng bội.

Đặc điểm của phép tạo giống này:

- Tạo giống cây thuần chủng về tất cả các cặp gen.

- Cây có khả năng sinh sản bình thường.

Lai giữa tế bào sinh dưỡng

Bước 1: Tách tế bào sinh dưỡng và loại bỏ thành tế bào.

Bước 2: Dung hợp 2 tế bào trần khác loài tạo tế bào lai.

Bước 3: Kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai.

Ý nghĩa: Lai tế bào sinh dưỡng tạo thể song nhị bội hữu thu mang bộ gen của hai loài mà lai hữu tính không tạo ra được.

Công nghệ tế bào động vật

Ứng dụng của di truyền học trong công nghệ tế bào động vật  

Nhân bản cừu Đôly

Ứng dụng của di truyền học nổi bật nhất trong công nghệ tế bào động vật là: Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi. Trong đó nhân bản cừu Đôly là thành tựu to lớn, ấn tượng.

- Quy trình nhân bản cừu Đôly

Bước 1: Tách lấy nhân tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.

Bước 2: Tách lấy tế bào trứng của cừu cho trứng, loại bỏ nhân.

Bước 3: Nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để trứng phát triển thành phôi.

Bước 4: Cấy phôi và tử cưng của cừu mẹ để nó mang thai.

Sau thời gian mang thai giống với tự nhiên, cừu mẹ đẻ ra con giống hệt với cừng cho nhân tế bào.

- Cấy truyền phôi

Quy trình tiến hạnh:

Bước 1: Chia cắt phôi thành 2 hay nhiều phần nhỏ.

Bước 2: Kích thích các phần nhỏ trên phát triển thành phôi.

Bước 3: Cấy phôi vào cơ thể cái để mang thai và sinh con.

4. Tạo giống bằng công nghệ gen

Một số lý thuyết trọng tâm trong phần ứng dụng của di truyền học này mà học sinh cần ghi nhớ:

- Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.

- Quy trình tạo giống bằng công nghệ gen

+ Tạo ADN tái tổ hợp

+ Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

+ Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.

Trên đây là tất cả các phần lý thuyết trọng tâm về Ứng dụng của di truyền học. Các em có thể sử dụng sơ đồ tư duy phần di truyền học giúp ghi nhớ nhanh kiến thức.

Xem thêm: Tuyển tập sơ đồ tư duy phần Di truyền học ôn thi THPT QG 2019

 

Bài tập trọng tâmvề Ứng dụng của di truyền học thi THPT QG

Cuốn sách gói gọn lý thuyết và bài tập trọng tâm nhất thi THPT QG 

Cuốn sách luyện thi THPT QG môn Sinh học của CCBook

Để khắc sâu kiến thức, các em nên thực hành nhiều bài tập.

Em có thể tải về:

100 CÂU TRẮC NGHIỆM ỨNG DỤNG CỦA DI TRUYỀN HỌC 

Các bài tập về di truyền học từ cơ bản đế nâng cao em có thể tìm thấy tại Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia môn Sinh học.

Không chỉ có đầy đủ lý thuyết và các dạng bài tập về Ứng dụng của di truyền học, Đột phá 8+ kì thi THPT QG môn Sinh học còn tổng hợp kiến thức trọng tâm của cả 3 năm 10, 11, 12.

Lý thuyết được trình bày song song kèm theo ví dụ, hình ảnh minh họa dễ hiểu, dễ nhớ. Bài tập phân dạng từ cơ bản đến nâng cao có đáp án và lời giải chi tiết.

Ngoài bài tập trong sách em còn có quyền tham gia hệ thống luyện đề thi thử trực tuyến trên CCTest. Ngân hàng câu hỏi lên tới 1 triệu câu để em thoải mái ôn tập.

Điểm đặc biệt là sách tập trung giúp em phá bẫy đề thi phân hóa, tránh được những nhầm lẫn hay gặp. Để từ đó em dễ dàng chinh phục được bài thi THPT QG môn Sinh.

Để tìm hiểu chi tiết và đặt sách nhanh nhất:

Nhắn tin nhanh cho Ad: http://m.me/ccbook.vn
☎️ Hotline: 02433992266 /

Xem thêm: Ôn thi đại học môn Sinh theo chuyên đề đầy đủ nhất 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: