Văn mẫu phân tích bài thơ Hầu trời của Tản Đà chi tiết nhất

28/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Văn mẫu phân tích bài thơ Hầu trời của Tản Đà chi tiết nhất

Tản Đà được coi là “Tản Đà là nhà thơ nằm vắt mình qua hai thế kỷ”, là gạch nối vắt ngang qua thơ cũ và thơ mới. Ông chính là đại diện tiêu biểu của văn học Việt Nam trong giai đoạn văn học Việt Nam có những bước chuyển mình vô cùng manh mẽ. Với việc phân tích bài thơ hầu trời ta sẽ thấy được cá tính sáng tác của Tản Đà hiện lên vô cùng đậm nét.

Phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của áng thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

TOP3 dàn ý và văn mẫu phân tích nhân vật Chí Phèo chi tiết nhất

Vài nét về Tản Đà

- Tản Đà: (1889-1939), tên thật Nguyễn Khắc Hiếu

- Quê hương: Tỉnh Sơn Tây (Nay thuộc tỉnh Hà Tây), mồ côi cha từ nhỏ, già đình nghèo khó.

- Năm 1913 ông làm báo tại Vĩnh Yên.

- Năm 1915 ông lấy vợ

- Năm 1916 ông chính thức chọn con đường viết văn, làm báo chuyên nghiệp.

- Năm 1926 ông cho ra đời An Nam tạp chí.

- Con người:

+ Sinh ra và Lớn lên trong buổi giao thời.

+ Là “người của hai thế kỷ” (Hoài Thanh)

+ Học chữ Hán từ nhỏ nhưng về sau chuyển sang sáng tác văn chương bằng chữ quốc ngữ…

Sự nghiệp văn học

a. Di sản văn học

- Thơ: Khối tình con người I, II (1916, 1918)

- Truyện: Giấc mộng con người I, II (1916, 1932)

- Tự truyện: Giấc mộng lớn (1928)

- Thơ và văn xuôi: Còn chơi (1921).

b. Phong cách thơ

- Lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái.

- Có thể xem thơ văn ông như một gạch nối giữa hai thời văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.

- Ông có lối đi riêng vừa tìm về ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc vừa có những sáng tạo độc đáo tài hoa.

Phân tích bài thơ Hầu trời đoạn 1

Đêm qua chẳng biết có hay không…

Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng

Thật hồn! thật phách! thật thân thể!

Thật được lên tiên sướng lạ lùng.

Mở đầu tác phẩm, Tản Đã đã chọn lối kể chuyện nôm na của dân gian để tái hiện câu chuyện hầu Trời. Nhà thơ đã tưởng tượng ra tình huống gặp Trời để giới thiệu về mình – một cách dẫn đề vô cùng độc đáo chưa từng bắt gặp ở văn thơ trung đại.

Ngay từ nhan đề hầu trời đã gợi lên không ít tò mò cho người đọc. Lí do được Trời mời lên hầu cũng thật đời thường và dễ tin: Nằm buồn dậy đun nước uống, rồi ngâm thơ, chơi trăng. Và “Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà” đã làm Trời mất ngủ. Thế là được lên Trời. Cuộc hội kiến với Trời và các vị Tiên được kể lại chi tiết, hồn nhiên, nghe tự nhiên như thật.

Nguyên lúc canh ba, nằm một mình

Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh

Nằm buồn ngồi dậy, đun nước uống

Uống xong ấm nước, nằm ngâm văn

Chơi văn ngâm chán, lại chơi giăng

Ra sân cùng bóng đi tung tăng

Trên giời bỗng thấy hai cô xuống

Miệng cười mủm mỉm cùng nói rằng:

“Giời nghe hạ giới ai ngâm nga

Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà

Làm Giời mất ngủ, Giời đương mắng

Có hay, lên đọc Giời nghe qua”

Nhà thơ đã chọn tình huống độc đáo: gặp Trời, ngâm thơ cho Trời cùng các vị Tiên nghe, qua đó khẳng định tài năng của mình một cách vô cùng tự nhiên.

Đương cơn đắc ý đọc đã thích

Che trời nhấp giọng càng tốt hơi

Văn dài hơi tốt ran cung mây.

Phân tích bài thơ Hầu trời đoạn 2

Sau khi giới thiệu các tác phẩm, có phân chia rõ ràng thành từng loại theo quan điểm của bản thân (văn thuyết lí, văn chơi, văn tiểu thuyết, văn vị đời và lối văn dịch) thì đưa ra nhận xét, cùng với những nhận xét của Trời “Văn đã giàu thay, lại lắm lối” (đa dạng về thể loại, giọng điệu). Nhà thơ lại còn mượn lời của Trời để khẳng định tài năng của bản thân.

Văn đã giàu thay lại lăm lối

Trời lại phê cho văn thật tuyệt

Văn trần được thế chắc có ít.

Đầm như mưa xa, lạnh như tuyết.

Nhà thơ đã hiên ngang khẳng định cái Tôi của mình, gắn liền với tên tuổi thật của mình. Đó là thái độ ngông của người có tài và biết trân trọng, khẳng định tài năng của mình.Trong thời đại đất nước đang mất chủ quyền, Tản Đà tự giới thiệu như còn là biểu hiện của sự tự hào, tự tôn dân tộc. Hóm hỉnh hơn, nhà thơ còn khẳng định cả phong cách “ngông”của mình.

Phân tích nghệ thuật bài Hầu trời

Với Hầu trời, Tản Đà đã mang đến cho văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX một không khí mới. Dưới hình thức một bài thơ - câu chuyện tưởng tượng vui và đầy hào hứng, nhà thơ đã khẳng định cái Tôi cá nhân của người nghệ sĩ. Nhà thơ vừa tự tin khẳng định tài năng của mình vừa nói lên quan điểm làm văn chương trong suốt nội dung bài hầu trời, đó là viết văn để phục vụ thiên lương.

Trong sáng tác văn học, không phải ai cũng thể hiện được cái tôi của mình trên trang viết. Cái tôi gắn liền với cá tính sáng tạo của một người cầm bút. Điều đó đòi hỏi người viết phải thể hiện được cái riêng có giá trị thẩm mĩ cao, có khả năng đóng góp tích cực cho nền văn học chung. Nhà thơ ý thức về nhân cách, một nhân cách vượt ra khỏi mọi sự ràng buộc về danh lợi. Nó đối lập với cái xã hội bất công vụ lợi, chạy theo đồng tiền và danh lợi thời bấy giờ.

Phân tích cá tính của nhà thơ Tản Đà

Kế thừa nét ngông của truyền thống, song trong sự ngông của Tản Đà, người ta không thấy cái ngông đến mức lấy thú ăn chơi hưởng lạc có phần tiêu cực như một cách để đối lại với đời như Nguyễn Công Trứ. Và cũng không thấy cái ngông trong việc đi tìm một phong cách, một lối thể hiện riêng của người tôn thờ cái đẹp như Nguyễn Tuân. Qua phân tích bài thơ hầu trời ta thấy được cái ngông của Tàn Đà là cái ngông của một người chìm đắm trong mộng: mộng về cuộc đời, mộng về sự đổi thay, say để mộng, mộng để ngông với người đời.\

Nét độc đáo trong cái tôi của Tản Đà là sự dung hòa nhiều yếu tố khác nhau. Tất cả tạo nên ở thi sĩ tính cách của một nhà Nho tài tử, đa tình, ngông và xê dịch. Cái cũ và mới, xưa và nay đan xen đưa Tàn Đà trở thành người nối kết hai thời đại thi ca, trở thành ngôi sao sáng với vẻ đẹp rất riêng trên bầu Trời văn học Việt Nam. Thông qua phân tích bài thơ hầu trời ta sẽ xác định được tính giao thời trong sáng tác của Tản Đà nói riêng, từ đó khái quát được tính chất giao thời của văn học giai đoạn 1900 – 1930.

Hoàn cảnh sáng tác bài Hầu trời

Quay lại hoàn cảnh sáng tác bài hầu trời, đây là lúc mà xã hội đang trong tình trạng nửa thực dân nửa phong kiến đầy hỗn lọa, rối ren. Song song với đó là khuynh hướng văn học lãng mạn đang dần trở nên đậm nét. Trong hoàn cảnh đó, thoát ra khỏi quan niệm "thi dĩ ngôn chí”, Tản Đà thực sự thăng hoa trong thế giới nghệ thuật, bộc lộ cảm xúc cái tự do cá nhân mới mẻ của riêng mình.

Kết luận

Trong số các thi nhân Việt Nam hiện đại và thuộc tầng lớp tiên phong cho phong trào thơ mới, Tản Đà là nhà thơ diễn tả chính xác nhất tâm hồn Việt Nam. Trong “Thi nhân Việt Nam” Tản Đà đã được đặt vào một vị trí đặc biệt: “Một nhà thơ đàn anh chứng giám cho cuộc họp mặt của hội tao đàn lớp sau”. Thơ Tản Đà thực sự đã thể hiện trọn vẹn tính chất giao thời về nội dung và nghệ thuật từ thơ ca trung đại đến thơ mới. Người ta biết và nhớ tới ông qua những trang thơ như “Hầu trời” và qua phân tích bài thơ hầu trời nghĩ về ông như một vì tinh tú nằm vắt mình giữa hai giai đoạn văn học, người của buổi giao thời đáng nhớ.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: