Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến đoạn 2 (dàn ý phân tích)

12/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến đoạn 2 (dàn ý phân tích)

Thường xuyên xuất hiện trong các đề thi ở câu hỏi nghị luận xã hội (6 điểm), “Tây Tiến” của Quang Dũng là một trong những tác phẩm các em cần chú ý trong quá trình ôn thi THPT Quốc Gia.

Trong bài viết này, CCBook xin được chia sẻ dàn ý chi tiết về đề cảm nhận về bài thơ Tây Tiến đoạn 2, hãy cùng tham khảo nhé:

Xem thêm:

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm trước khi nêu cảm nhận về bài thơ Tây Tiến

Trước khi tiến hành mở bài Tây Tiến đoạn 1 hay phân tích bài thơ, các em cần tìm hiểu và nắm rõ những thông tin liên quan tới tác giả, tác phẩm:

Thông tin về tác giả

+ Quang Dũng (1921 - 1988), quê ở huyện Đan Phượng, Hà Nội.

+ Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh…

+ Thơ của ông vừa hồn nhiên, vừa tinh tế mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng đậm chất lãng mạn.

+ Một số tác phẩm chính: Rừng biển quê hương (in chung, 1957); Mùa hoa gạo (truyện ngắn, 1950); Mây đầu ô (1986); Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988)…

 

Thơ của Quang Dũng vừa hồn nhiên, vừa tinh tế mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng đậm chất lãng mạn.

Thông tin về tác phẩm

+ Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Quang Dũng gia nhập bộ đội. Năm 1947, ông tham gia đoàn quân Tây Tiến với chức vụ Đại đội trưởng.

+ Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào, địa bàn hoạt động suốt miền núi Tây Bắc từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa cho tới miền Tây tỉnh Thanh Hóa. Ngày ấy, nơi đây còn rất hoang vu, hiểm trở, núi cao sông sâu.

+ Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến năm ấy chủ yếu là học sinh, người trí thức ra đi từ những mái trường, từ phố phường Hà Nội chiến đấu trong những hoàn cảnh hết sức gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất; chết vì sốt rét nhiều hơn về súng đạn. Tuy nhiên, các anh vẫn phơi phới tinh thần lạc quan anh hùng.

+ Những người lính mang trong mình sự trẻ trung, khỏe khoắn, hào hoa và thanh lịch. Ở họ vừa cháy bỏng lí tưởng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”; vừa mang trong mình nét lãng mạn, mộng mơ. Nét độc đáo này của người lính Tây Tiến đã thực sự làm hồn thơ Quang Dũng rung động.

+ Vào cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác; khi dự hội nghị toàn quân ở Phù Lưu Chanh tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm kháng chiến cùng đồng đội trong đơn vị xưa trong những tháng năm ở miền biên cương Tây Bắc. Những tháng ngày gian khổ mà hào hùng ấy đã rung lên những dây tơ cảm xúc trong tâm hồn nhà thơ viết nên bài thơ “Tây Tiến”. Bài thơ ban đầu có tựa đề “Nhớ Tây Tiến” in trong tập thơ “Mây Đầu Ô”.

 Sơ đồ tư duy bài thơ Tây Tiến

Thâu tóm nội dung qua sơ đồ tư duy Tây Tiến sẽ giúp các em dễ ghi nhớ và hiểu sâu kiến thức. Các em có thể tham khảo qua cuốn tài liệu “Đột phá 8+ môn Ngữ văn” qua bản đọc thử TẠI ĐÂY.

Những đề so sánh Tây Tiến và Việt Bắc

Tây Tiến và Việt Bắc là 2 tác phẩm tiêu biểu trong thời chiến của hai nhà thơ Quang Dũng và Tố Hữu. Hay xuất hiện trong các đề thi THPT Quốc Gia với các dạng đề bài so sánh, liên hệ giữa 2 tác phẩm.

Đây là những dạng bài khó, không chỉ đòi hỏi học sinh hiểu sâu về cả 2 tác phẩm mà còn yêu cầu khả năng tư duy, phân tích. Và để không bị lúng túng, các em có thể tìm hiểu cách lập dàn ý dạng bài so sánh Tây Tiến và Việt Bắc.

Gợi ý cách phân tích với đề bài: “Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến đoạn 2”

Đoạn 2 của bài thơ Tây tiến bao gồm 8 câu thơ được chia thành 2 khổ:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có thấy dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

 Đoạn 2 mở ra một thế giới lôi cuốn, hấp dẫn của Tây Bắc, cảnh núi rừng, thiên nhiên khắc nghiệt đã lùi lại phía sau để nhường chỗ cho không gian mĩ lệ của một vùng biên cương

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến đoạn 2 mở ra một thế giới lôi cuốn, hấp dẫn của Tây Bắc, cảnh núi rừng, thiên nhiên khắc nghiệt đã lùi lại phía sau để nhường chỗ cho không gian mĩ lệ của một vùng biên cương. Bằng những nét vẽ mềm mại, tinh tế, Quang Dũng đã vẽ nên bức tranh đêm lửa trại rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh và ấm áp tình quân dân. Đồng thời, ghi tạc vào nỗi nhớ của những người lính bằng khung cảnh chia tay chiều Châu Mộc trên sông nước Tây Bắc đầy bịn rịn.

Phân tích khổ 1 đoạn 2 với 4 câu thơ

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Trong khổ này có 3 yếu tố: ánh sáng, âm thanh và con người; diễn tả đêm liên hoan lửa trại đầy ắp tình quân dân.

- Về ánh sáng:

+ Bừng lên: đột ngột, lan tỏa

+ Đuốc hoa: Cây đuốc thường thắp trong đêm tân hôn, ở đây để chỉ niềm hạnh phúc trong lòng những người chiến sĩ khi tham gia đêm lửa trại.

- Về âm thanh:

+ Khèn lên man điệu: Những điệu nhạc lạ vui tai, lôi cuốn.

+ Nhạc về Viên Chăn…: Âm nhạc đêm hội đưa người lính Tây Tiến hòa vào sự lãng mạn để say, để mộng.

- Con người:

+ Những cô gái vùng cao: duyên dáng, e ấp, điệu đà.

+ Những người lính: hạnh phúc, vui tươi, mơ mộng.

Phân tích khổ 2 đoạn 2 

Khổ 2 trong đoạn 2 tái hiện khung cảnh chia tay trên sông nước Tây Bắc mênh mông, hoang vắng nhưng chan chứa tình hiện lên qua nỗi nhớ da diết của người lính. Được thể hiện qua 4 câu thơ:

“Người đi Châu mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có thấy dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

 Tái hiện khung cảnh chia tay trên sông nước Tây Bắc mênh mông, hoang vắng nhưng chan chứa tình hiện lên qua nỗi nhớ da diết của người lính.

- Không gian chia tay: Châu Mộc sương khói.

- Thời gian chia tay: buổi chiều.

- Từ ngữ: có thấy, có nhớ. Như một điệp khúc trong lòng người chiến sĩ ra đi.

- Hình ảnh:

+ Con người: Dáng hình mềm mại, khỏe khoắn, uyển chuyển của con người Tây Bắc trên con thuyền độc mộc.

+ Thiên nhiên:

Có hồn lau: Cảnh vật trải rộng ra như có linh hồn người chiến sĩ bâng khuân, nhớ tiếc.

Có hoa đong đưa: Những bông hoa làm duyên, làm dáng, đong đưa theo gió như bịn rịn vẫy chào tạm biệt người chiến sĩ.

- Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa, đối lập tương phản làm cho câu thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm.

Một bài viết cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay khi các em phân tích được đủ ý, bài viết có sức lôi cuốn. Và để làm được điều này, trước khi làm bài các em cần lên dàn ý; ghi nháp các ý cần triển khai trong bài viết.

Để nhận được tư vấn về sách tham khảo môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia, các em hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

  • Sách CCBook - Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10, Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Holine: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: