Một số bài văn nghị luận xã hội và đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia - có đáp án chi tiết

07/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Một số bài văn nghị luận xã hội và đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia - có đáp án chi tiết

Dưới đây là một số bài văn nghị luận xã hội và Đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn. Nghị luận xã hội 200 chữ chiếm 2 điểm còn Đọc hiểu chiếm đến 3 điểm. Bởi thế, làm tốt hai phần này sẽ giúp học sinh có số điểm mơ ước môn Ngữ văn.

Đề minh họa 2020 lần 1 full 8 môn kèm lời giải chi tiết

Đề minh họa 2020 lần 2 full 8 môn kèm lời giải chi tiết

Nhận sách CC Thần tốc luyện đề ôn thi Đại học FREE TẠI ĐÂY 

Gợi ý chọn tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2020 full 8 môn 

Đồng giá 99k/ cuốn CC Thần tốc luyện đề 2020 - Bộ 45 đề thi chuẩn cấu trúc Bộ Giáo dục có đáp án chi tiết 

Đồng giá 168k/ cuốn Bí quyết chinh phục điểm cao kì thi THPT Quốc gia -> bộ sách NÂNG CAO ôn TỰ LUẬN thi Bách Khoa, Ngoại thương

Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia: Trọn bộ kiến thức + dạng bài mẫu xuyên suốt 3 năm THPT

Ôn luyện kì thi THPT Quốc gia

Infographic kì thi THPT Quốc gia

 Phần nghị luận xã hội và Đọc hiểu chiếm đến một nửa số điểm của bài thi môn Ngữ văn

1, Một số bài văn nghị luận xã hội và Đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia – Đề 1

Đề bài phần Đọc hiểu

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

… Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lí

Óc nghĩ suy không thể mượn vay

Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay

Tắm gội lòng ta chẳng bao giờ cạn.

Ta tin ở sức mình, vô hạn

Như ta tin ở tuổi 25

Của chúng ta là tuần trăng rằm

Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.

Ta tin ở loài người thúc nhanh thời đại

Những sông Thương bên đục, bên trong

Chảy về xuôi, càng đẹp xanh dòng

Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại...

(Trích Tuổi 25 của Tố Hữu, sách Tố Hữu Từ ấy và Việt Bắc, NXB văn học, tr332)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

Câu 2 (0,5 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ “Của chúng ta là tuần trăng rằm; Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái”?

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ thứ 2. Hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ ấy?

Câu 4 (1,0 điểm). Nhà thơ đã tâm sự gì qua đoạn thơ trên?

Đáp án phần Đọc hiểu

Câu 1 - Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do

Câu 2 - Hai câu thơ ni lên sức mạnh của tuổi trẻ: dám ưc mơ và hành đng để thực hiện những lí tưởng cao đẹp của mình- sẽ làm chủ tương lai của đất nưc….

Câu 3 - Biện pháp tu từ:

+ So sánh: “Như ta tin ở tuổi 25; tuổi 25 Của chúng ta là tuần trăng rằm”.

+ Điệp ngữ: Ta tin

+ Liệt kê: Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái

- Hiệu quả: Nhấn mạnh và biểu đạt sâu sắc, sinh đng, gợi cảm sức mạnh, niềm tin của tuổi trẻ vào hành đng, lý tưởng và ưc mơ.

Câu 4 - Nhà thơ đang tâm sự về tuổi trẻ của mình và thế hệ mình: mang tất cả sức mạnh tâm huyết, niềm tin của tuổi tr để dâng hiến đấu tranh, bảo vệ tổ quốc …

- Từ tâm sự cá nhân, nhà thơ nhắn gửi ti thế hệ trẻ sống phải c lí tưởng cao đp, c niềm tin vào chính mình và mọi người để tạo nên những trang sử hào hùng của dân tc…

Đề và đáp án chi tiết phần Nghị luận xã hội

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về niềm tin của tuổi trẻ vào chính mình được gợi ra từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu

Dàn ý chi tiết cho một số bài văn nghị luận xã hội thi THPT Quốc gia 2020

* Giải thích:

- Niềm tin: là sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều c thể làm trong cuc sống dựạ trên cơ sở hiện thực nhất định.

- Niềm tin vào chính mình: là tin vào khả năng của mình, tin vào những gì mình c thể làm được, không gục ngã trưc kh khăn, trở ngại của cuc sống, ta c thể làm thay đổi được thời cuc….

- Niềm tin từ đoạn trích là tin ở tuổi 25, dám khám phá, bay cao, tự tay mình b lái, ở loài người thúc nhanh thời đại

* Bàn luận cho một số bài văn nghị luận xã hội thi THPT Quốc gia 2020

- Biểu hiện của niềm tin vào chính mình:

+ Lạc quan, yêu đời, không gục ngã trước khó khăn thử thách

+ Có ý chí, nghị lực để đối mặt với mọi kh khăn thử thách trên đường đời…

+ Tỉnh táo để chọn đường đi đúng đắn cho mình trưc nhiều ngã rẽ của cuộcc sống.

+ Đem niềm tin của mình với mọi người…

+ Lấy dẫn chứng: thế hệ Tố Hữu tin vào tuổi trẻ của mình có thể chiến đấu chống lại k thù dành thắng lợi

- Vì sao phải tin vào chính mình:

+ Có niềm tin vào mình ta mi c thể dám xông pha trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, mới khẳng định được khả năng của mình, tạo nên sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trở ngại của cuộcc sống…

+ Cuộc sống của chúng ta không bẳng phẳng mà luôn có những kh khăn, trở ngại và mất mát, nên cần có niềm tin để vượt qua.

-> Tin vào mình là yếu tố quan trọng để chúng ta có thể làm được những điều phi thường…

- Mở rộng: Tin vào chính mình để vượt qua khó khăn, thử thách nhưng cần phải dựa vào khả năng thực tế của chính mình để không rơi vào tự kiêu, tự đại…

* Bài học nhận thức cho một số bài văn nghị luận xã hội thi THPT Quốc gia 2020

- Mỗi chúng ta cần phải tự tin vào chính mình, tin vào những gì mình có thể làm được..

- Cụ thể hãy có niềm tin vào những hành động của bản thân: học tập, rèn luyện, cống hiến cho tổ quốc…

2, Một số bài văn nghị luận xã hội và Đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia – Đề 2

Đề bài phần Đọc hiểu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt thì vẫn cứ nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó. Nếu ai có bộ mặt không xinh đẹp thì gương không bao giờ nói dối, nịnh xằng là xinh đẹp. Nếu ai mặt nhọ, gương nhắc nhở ngay. Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo như để an ủi, sẻ chia cho người đỡ buồn phiền sầu khổ.

Là người, ai dám tự bảo mình là trong sáng suốt đời như tấm gương kia. Thiếu gì kẻ ác độc, nịnh hót, hớt lẻo, dối trá, có kẻ còn tham lam mà bảo trắng là đen, gọi xấu là tốt đấy sao.

Không một ai mà không soi gương, tư già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Soi gương nhiều nhất có lẽ là các chị chúng ta, những cô gái càng xinh đẹp thì càng thích soi gương.

Không hiểu ông Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có lúc nào soi gương để buồn phiền cho gương mặt xấu xí của mình, để rồi làm ra bài phú “Hoa sen giếng ngọc” nổi tiếng bao đời.

Anh Trương Chi nữa, anh ngồi trên con thuyền lơ lửng mặt sông, có soi vào dòng nước để tủi cho khuôn mặt mình, nên đành gửi lòng vào tiếng hát cho say đắm lòng cô gái cấm cung và bao người khác nữa… thành câu chuyện đau buồn.

Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn.

Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác với bất cứ ai.

(Băng Sơn, U tôi -Theo sách Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2015, tr.84, 85)

Câu 1. Chỉ ra đặc tính nổi bật của tấm gương được nêu trong văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Từ đặc tính của tấm gương, tác giả liên tưởng so sánh với điều gì trong cuộc sống? (0,5 điểm)

Câu 3. Thái độ mà tác giả muốn biểu đạt qua bài văn? (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn”? Vì sao? (1,0 điểm)

Đáp án phần Đọc hiểu

Câu 1: Đặc tính nổi bật của tấm gương: trung thực, chân thành, thẳng thắn, trong sạch, không biết nói dối hay nịnh hót, ác độc với bất cứ ai.

Câu 2: Từ đặc tính của tấm gương, tác giả liên tưởng so sánh với tính cách, phẩm chất của con người.

Câu 3: Thái độ tác giả biểu đạt qua bài văn: biểu dương những con người trung thực, ngay thẳng, phê phán những kẻ xu nịnh, dối trá.

Câu 4: Học sinh trình bày quan điểm riêng và cần có những lí giải thuyết phục. Có thể theo hướng: đồng tình với ý kiến: Vì: Vẻ đẹp của hình thức bên ngoài vốn là một hạnh phúc của con người; nhưng vẻ đẹp của tâm hồn bên trong sẽ càng làm con người hạnh phúc hơn, nhất là khi gắn liền với lương tâm và sự tự trọng.

Trong cuộc sống, con người cần biết quý trọng vẻ đẹp bên ngoài nhưng điều quan trọng hơn là phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đời sống tâm hồn, nhân cách bên trong để xứng đáng là Con Người.

Đề và đáp án chi tiết phần Nghị luận xã hội

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

Gợi ý đáp án cho một số bài văn nghị luận xã hội thi THPT Quốc gia 2020

Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp của phẩm chất bên trong, là yếu tố tạo nên nét đẹp chân chính của mỗi người. Nuôi dưỡng tâm hồn là điều rất quan trọng và thật cần thiết. Việc làm ấy cần được tiến hành thường xuyên và ngay từ khi còn nhỏ.

Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng nhiều cách khác nhau: biết lắng nghe sự chỉ bảo của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo; không ngừng học hỏi để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết; luôn hướng thiện và có tâm hồn đồng cảm với người khác; biết cách sống mình vì mọi người, bản thân không bao giờ vụ lợi và luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống; tránh gây tổn thương cho những người xung quanh; biết chia sẻ niềm vui mà bạn mình vừa nhận được,… lời nói đi đôi với việc làm, hành động bên ngoài thống nhất với suy nghĩ bên trong...

3, Một số bài văn nghị luận xã hội và Đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia – Đề 3

Đề bài phần Đọc hiểu

Đọc đoạn trích dưới đây:

Trong tiếng Anh, cộng hưởng là “together”. Để dễ nhớ, bạn có thể chiết tự nó thành ba chữ “to get there”, nghĩa là cùng đến đích. Trên thực tế, nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực xung quanh hoặc biết tạo nên sự cộng hưởng bên trong mình thì nhất định bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra.

Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó. Nếu động cơ khuyến khích các thành viên tự nguyện hợp tác với nhau thì sức mạnh tập thể sẽ tồn tại lâu bền. Ngược lại, khi các thành viên ràng buộc nhau một cách miễn cưỡng, chắc chắn sức mạnh ấy chỉ mang tính tạm thời.

Hẳn bạn từng nghe câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng. Vì tranh giành chức vị quan trọng nhất mà các bộ phận này đã bỏ rơi nhau. Chỉ đến khi tất cả cùng hết sức thì chúng mới nhận ra rằng, sự tồn tại của mình phụ thuộc vào sự tồn tại của các bộ phận khác, mỗi bộ phận tuy đóng vai trò riêng nhưng đều quan trọng như nhau.

Thật tuyệt vời nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực bên trong để tạo nên sức mạnh cho riêng mình. Ý tưởng về sự cộng hưởng chính là ý tưởng về sự tiến bộ.

Khi bạn tập trung mọi nguồn lực của mình vào một việc gì đó, nghĩa là bạn đã sẵn sàng tiến về phía trước. Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ. Đây chính là một trong những yếu tố căn bản giúp con người đạt được thành công như mong muốn.

Hãy kết hợp mọi nội lực trong con người bạn cũng như với mọi người xung quanh. Hãy ghi nhớ:

Cộng hưởng nghĩa là cùng đến đích!

(Không gì là không thể, George Matthew Adams)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Theo tác giả, cộng hưởng là gì? Có mấy loại cộng hưởng?

Câu 2. Sự cộng hưởng có những lợi ích nào?

Câu 3. Theo anh/ chị, mục đích của việc kể câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng là gì?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ” không? Vì sao?

Đáp án phần Đọc hiểu

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý kiến:

“Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó”.

- Cộng hưởng là cùng đến đích.

- Có hai loại cộng hưởng: Cộng hưởng bên trong (kết hợp mọi nguồn lực bên trong mình) và cộng hưởng bên ngoài (kết hợp mọi nguồn lực xung quanh).

- Đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Giúp sức mạnh tập thể tồn tại bền lâu, tạo tính đoàn kết.

- Giúp con người tăng cường sức mạnh của chính họ.

Thuyết phục người đọc về tác hại của việc không biết cộng hưởng 1.0

- Đồng ý/ không đồng ý.

Đề bài và đáp án phần Nghị luận xã hội

Đáp án chi tiết cho một số bài văn nghị luận xã hội thi THPT Quốc gia 2020

 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự cộng hưởng sức mạnh của các cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể.

Triển khai vấn đề thành các ý chính sau:

- Giải thích: Ý kiến khẳng định muốn có một tập thể mạnh thì các cá nhân phải gắn kết, cộng hưởng với

nhau.

- Sự gắn kết sức mạnh các thành viên có rất nhiều ý nghĩa:

+ Bù khuyết, hỗ trợ cho nhau, tạo nên sự hoàn hảo.

+ Tăng tình đoàn kết, yếu tố quan trọng đưa đến thành công.

+ Tạo nên sức mạnh tổng thể.

- Liên hệ bản thân, rút ra bài học về cách ứng xử trong tập thể.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: