Nghị luận văn học lớp 9 - chữa chi tiết kiểu bài phân tích nhân vật

07/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Nghị luận văn học lớp 9 - chữa chi tiết kiểu bài phân tích nhân vật

Nghị luận văn học lớp 9 là một phần quan trọng trong đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn. Trong đó kiểu bài hay ra nhất đó chính là phân tích nhân vật, so sánh hai nhân vật với nhau, Với kiểu bài nghị luận văn học này, ta cần nắm được những lý thuyết gì và lập dàn bài chi tiết ra sao?

Xem thêm: Đề thi chuyên Anh HN - Ams có đáp án chi tiết

Đề thi thử lớp 10 môn Văn 2020 tỉnh Đồng Nai - đã cập nhật đáp án chi tiết

Đề thi vào 10 môn văn : Bộ 5 đề thi chuẩn cấu trúc - có lời giải

3 đề thi thử vào 10 môn toán Hà Nội 2020 có đáp án chi tiết

Đáp án đề tuyển sinh vào 10 môn tiếng anh 2019 - Hà Nội

 Dạng bài Phân tích nhân vật văn học thường ra trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10

1, Lý thuyết nghị luận văn học lớp 9 căn bản về kiểu bài phân tích nhân vật

Khi phân tích nhân vật trong các tác phẩm truyện học sinh cần nắm và hiểu rõ về nhân vật trong tác phẩm: Nhân vật trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng mang tính cách số phận riêng. Muốn phân tích nhân vật ta phải căn cứ vào các chi tiết, phương diện liên quan đến nhân vật như: Lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi cử chỉ và nội tâm.

+ Về lai lịch trong nghị luận văn học lớp 9:

Lai lịch của nhân vật trong văn bản tự sự có thể hiểu là thành phần xuất thân hay hoàn cảnh gia đình. Lai lịch của nhân vật cũng góp phần chi phối đặc điểm tính cách nhân vật.

Ví dụ: Lai lịch của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân có hoàn cảnh xuất thân là nông dân sống ở nông thôn. Vì thế ông hiện lên với những phẩm chất và tính cách của một người nông dân như: Lam làm, cần cù chịu thương chịu khó. Ở nơi tản cư, ông vẫn với những công việc quen thuộc: Cuốc đất trồng rau, trồng sắn. Ông luôn qua tâm đến công việc ruộng nương đồng áng vì thế khi gặp những người tản cư từ gia Lâm lên, ông đã hỏi thăm chuyện lúa má, chuyện đất tốt, đất xấu. Cũng do xuất thân từ nông thôn nên ông luôn tự hào về quê hương của mình.

+ Về ngoại hình trong nghị luận văn học lớp 9:

Học sinh cần hiểu được việc miêu tả ngoại hình trong văn bản tự sự cũng là cách để nhà văn hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác họa có thể gúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế và bản chất của nhân vật đó.

Ví dụ: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long giới thiệu anh thanh niên là một con người có tầm vóc nhỏ bé, khuôn mặt rạng rỡ. Chi tiết này đã khiến nhà họa sĩ và cô kỹ sư trẻ cảm mến anh. Con người nhỏ bé ấy lại đang làm những công việc vô cùng khó khăn gian khổ ở một nơi heo hút, quanh năm chỉ có mây mù bao phủ. Khuôn mặt rạng rỡ ấy vừa thân thiện vừa thể hiện sự tự tin, lạc quan của nhân vật này.

Ví dụ khác: Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, vết thẹo trên khuôn mặt anh Sáu được miêu tả rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng đã phần nào gúp người đọc cảm nhận được sự tàn khốc của chiến tranh, những hy sinh mất mát mà người lính phải gánh chịu. Vết thẹo ấy như còn là minh chứng cho lòng dũng cảm, kiên trung của người chiến sĩ cách mạng.

+ Về ngôn ngữ nhân vật trong nghị luận văn học lớp 9:

Ngôn ngữ nhân vật cũng góp phần thể hiện trình độ văn hóa, tính cách nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật gồm: Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

Ví dụ: Trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, ngôn ngữ độc thoại nội tâm của ông Hai được nhà văn thể hiện qua đoạn văn: “Chúng nó cũng là trẻ con làng việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu…”

Đoạn văn đã diễn tả được nỗi xấu hổ nhục nhã của ông Hai khi nghe tin làng mình theo tây làm việt gian, vừa thể hiện một cách xúc động tình cảm chân thành của một người cha dành cho các con. Hay lời đối thoại của ông với thằng Húc con trai ông cũng hé lộ tình cảm của ông với kháng chiến, với cách mạng và với cụ Hồ.

Ví dụ khác: Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, lời đối thoại của bé Thu với Má và Bà ngoại gúp ta cảm nhận được phẩm chất, tính cách của bé Thu – một đứa bé hồn nhiên trong sáng nhưng rất ương ngạnh bướng bỉnh.

+ Về cử chỉ, hành động của nhân vật trong nghị luận văn học lớp 9:

Phẩm chất, tính cách của nhân vật cũng được thể hiện qua hành động và cử chỉ. Bởi lẽ nhân vật trong tác phẩm trước hết là con người của hành động và hành động của con người được thể hiện qua hành vi.

Ví dụ: Trong Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, hành động trao gói củ tam thất cho bác lái xe, bó hoa cho cô gái, ấm trà và làn trứng cho hai vị khách, cái nắm tay tạm biệt của anh thanh niên và cô gái… tất cả những hành vi cử chỉ đó giúp người đọc cảm nhận đựơc lòng hiếu khách mến khách, sự quan tâm chu đáo và tình cảm chân thành mà các nhân vật đã dành cho nhau.

+ Về nội tâm của nhân vật trong nghị luận văn học lớp 9:

Là thế giới bên trong của nhân vật gồm: cảm xúc tình cảm, tâm lí, suy nghĩ của nhân vật. Nội tâm nhân vật có thể được miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ví dụ: Trong truyện ngắn Làng nhà văn Kim Lân đã miêu tả nội tâm nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo Tây qua đoạn văn: “Cổ ông lão nghệ ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi”. Trong đoạn văn trên thì nội tâm nhân vật ông Hai được miêu tả gián tiếp qua những biểu hiện bên ngoài cơ thể. Những biểu hiện như cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân dã diễn tả nỗi đau đớn xót xa đến quặn thắt của người nông dân luôn tự hào về làng quê của mình.

2, Chữa mẫu đề nghị luận văn học lớp 9 về kiểu bài phân tích nhân vật

Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” của Nguyễn Minh Khuê

Dàn bài chi tiết cho đề nghị luận văn học lớp 9

a, Giới thiệu sơ lược về đề tài viết về những con người sống, cống hiến cho dất nước trong văn học. Nêu tên 2 tác giả và 2 tác phẩm cùng nhưngc vẻ đẹp của anh thanh niên và Phương Định.

b, Vẻ đẹp của 2 nhân vật trong hai tác phẩm:

Phần 1: Vẻ đẹp trong cách sống

+ Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Luận điểm 1: Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cây cỏ và mây núi Sa Pa. Công việc là đo gió, đo mưa đo năng, tính mây, đo chấn động mặt đất…

Luận điểm 2: Anh làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ ốp thì dù cho mưa tuyết, giá lạnh thế nào anh cũng trở đậy ra ngoài trời làm việc đúng giờ quy định.

Luận điểm 3: Anh đã vượt qua sự cô đơn vắng vẻ quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người. Sự cởi mở chân thành, quý trọng mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.

Luận điểm 4: Tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học…

+ Cô xung phong Phương Định:

Luận điểm 1: Hoàn cảnh sống và chiến đấu: ở trên cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Công việc đặc biệt nguy hiểm: Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình trong vùng máy bay địch bị bắn phá, ước lượng khối lượng đất đá, đếm bom, phá bom.

Luận điểm 2: Yêu mến đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.

Luận điểm 3: Có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm…

Phần 2: Vẻ đẹp tâm hồn

+ Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa:

Anh ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề khiến anh thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh đã có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé. Cảm thấy cuộc sống không cô dơn buồn tẻ vì có một nguồn vui, đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh cũng thấy như có bạn để trò chuyện. Là người nhân hậu, chân thành, giản dị.

+ Cô thanh niên Phương Định:

Có thời học sinh hồn nhiên vô tư, vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên. Là cô gái nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, tinh tế, quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình. Kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình. Các tác giả miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng và đẹp đẽ cao tượng của nhân vật ngay trong hoàn cảnh chiến đấu đầy hi sinh gian khổ.

c, Đánh giá, liên hệ hai tác phẩm trong đề nghị luận văn học lớp 9

Hai tác phẩm đều khám phá, phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu. Vẻ đẹp của các nhân vật đều mang màu sắc lí tưởng, họ là hình ảnh của con người Việt Nam mang vẻ đẹp của thời kì lịch sử gian khổ hào hùng và lãng mạn của dân tộc.

Liên hệ với lối sống, tâm hồn của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

Gợi ý tài liệu ôn thi tuyển sinh vào lớp 10

Bộ sách ôn thi vào 10 cấp tốc: Đột phá 9+

Đồng giá 150k/ cuốn: Bí quyết chinh phục điểm cao lớp 9: Tổng ôn toàn bộ kiến thức lớp 9 cấp tốc, cầm chắc 9 điểm/ môn thi vào 10

Bộ sách ôn thi vào trường CHUYÊN đỉnh nhất

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: