Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học Tràng Giang toàn bộ 4 khổ thơ

04/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học Tràng Giang toàn bộ 4 khổ thơ

Tràng Giang là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới Việt Nam và lọt top 100 bài thơ hay nhất thế kỉ XX. Tác giả của bài thơ - nhà thơ Huy Cận sinh năm 1919 và mất năm 2005. Qua bài nghị luận văn học tràng giang ta sẽ hiểu được nỗi buồn thế gian được thể hiện qua nội dung và nghệ thuật dùng từ của ông.

Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

TOP3 dàn ý và văn mẫu phân tích nhân vật Chí Phèo chi tiết nhất

1, Nghị luận văn học tràng giang khổ 1: Khung cảnh sông nước mênh mông, bất tận

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

a. Hình ảnh

Hình ảnh hiện lên trong hai câu thơ đầu tiên là chùm hình ảnh sóng gợn trên làn nước song song. Hai từ láy được tác giả sử dụng là điệp điệpsong song đã gợi lên khung cảnh sông nước gắn với tâm trạng buồn da diết khôn nguôi.

Và trên khung cảnh ấy, xuất hiện một vật thể: con thuyền đang trôi lững lờ trên mặt nước. Nếu như ở câu thơ thứ hai, thuyền – nước chỉ lạc điệu và li cách (song song). Thì sang đến câu thơ thứ ba, hình ảnh thuyền và nước không những không có sự đồng điệu mà còn tan tác hơn với nghệ thuật đối: thuyền về - nước lại.

b. Từ ngữ

Ngay từ câu mở đầu, cách sử dụng điệp vần ang cùng với việc nhắc lại nhan đề của bài thơ: Tràng giang đã gợi sự ngân vọng, mênh mang đầy hoài niệm. Học sinh có thể dùng chính nhan đề Tràng giang đẻ viết mở bài, đây là một trong những cách viết mở bài tràng giang hay nhất

Từ ngữ miêu tả trực tiếp tâm trạng cùng với biện pháp phóng đại “sầu trăm ngả”. Nỗi buồn từ lòng người đã lan rộng ra khắp cảnh vật lẫn đất trời

Câu thơ cuối cùng của khổ thơ thứ nhất là một hình ảnh thơ độc đáo. Khi viết bài nghị luận văn học tràng giang khổ 1, học sinh cần chú ý đến biện pháp đảo ngữ đã được tác giả Huy Cận sử dụng đến 2 lần:

Một cành củi khô -> củi một cành khô

(trên) mấy dòng lạc một cành củi khô -> Củi một cành khô lạc mấy dòng

Câu thơ đã nhấn mạnh sự trôi nổi, bấp bênh của thân phận cỏ cây hay cũng chính là số kiếp con người giữa cuộc đời sóng gió trăm ngả. Nghệ thuật đảo ngữ cũng như nghệ thuật đối lập đã tăng sức gợi hình, gợi cảm và giá trị biểu đạt cho câu thơ.

Phân tích cảm nhận khổ 1 tràng giang đầy đủ giúp em đạt điểm tối đa

2, Nghị luận văn học tràng giang khổ 2: Cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bức tranh thiên nhiên sang đến khổ thơ thứ hai đã mở rộng ra. Nhưng dẫu được mở rộng thêm những cồn nhỏ, gió, xóm làng,…thì qua bài nghị luận văn học tràng giang 2 khổ đầu vẫn toát lên nỗi cô đơn, lạnh lẽo.

Hai câu thơ cuối khổ thơ thứ hai, không gian thiên nhiên lại càng được mở rộng ra mênh mông. Các cụm từ đối nhau: nắng xuống – trời lên, sông dài – trời rộng đã vẽ nên một không gian ba chiều vô cùng rộng lớn, dường như không có giới hạn. Huy Cận đã sử dụng từ sâu chót vót thay vì cao chót vót để miêu tả bầu trời. Đồng thời, bến cô liêu là một sáng tạo nghệ thuật vô cùng đặc sắc của Huy Cận: dường như nhân vật trữ tình đã nhuộm màu sự cô độc của mình cho cả cảnh vật xung quanh

Phân tích khổ 2 bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

3, Nghị luận văn học Tràng Giang khổ 3: Cảnh bèo trôi, bờ xanh hoang vắng

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

a. Hình ảnh

Hình ảnh thực “bèo dạt về đâu hàng nối hàng”: những cánh bèo trôi nổi, phiêu dạt trên sông nước => gây ám ảnh về số phận lạc lõng, cô đơn, vô định của con người trên dòng đời vô tận.
Hình ảnh mong ước: con người mong muốn tìm tới những hình ảnh gần gũi, thân quen với cuộc sống trước cái vô cùng của vũ trụ. Đó là chuyến đò ngang qua lại, là một chiếc cầu nối đôi bờ xa cách => Mong ước có phần nhỏ bé, bình dị.

 

b. Từ ngữ

Phó từ phủ định “không” lặp đi lặp lại gắn với những hình ảnh mong ước của tác giả khiến cho những mong ước ấy dẫu bình dị, bé nhỏ cũng trở nên vô vọng. Cảnh vật lại rơi vào hoang vắng, lạnh lẽo. Con người lại rợn ngợp, lẻ loi giữa “bờ xanh tiếp bãi vàng”

Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, cô đơn. Nhưng thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu và lòng người lại rợn lên những lẻ loi, trống vắng.

4, Nghị luận văn học Tràng Giang khổ 4: Tâm sự nhớ quê và nỗi niềm của nhà thơ

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

a. Nghị luận văn học Tràng giang: Hai câu thơ đầu khổ 4

Hình ảnh thiên nhiên hiện lên hùng vĩ với “mây cao” xếp thành nhiều tầng tạo nên liên tưởng về dãy “núi bạc” khổng lồ, với cánh chim nhỏ cô đơn, nhỏ bé và bóng chiều bao phủ, sà xuống trùm lên mọi cảnh vật.

Từ ngữ được dùng trong khổ thơ này cũng thật tinh tế và đặc sắc. “Đùn” khiến mây như chuyển động, có nội lực từ bên trong, từng lớp từng lớp mây cứ đùn ra mãi. Đây cũng là một nét thơ đầy chất hiện đại, bởi nó đã vận dụng sáng tạo từ thơ cổ điển quen thuộc. “Nghiêng” là bóng hoàng hôn dường như sa xuống quá nhanh khiến cho cánh chim phải nghiêng lệch để bay về phía trời xa xăm.

b. Nghị luận văn học Tràng giang: Hai câu thơ cuối khổ 4

Từ láy “dợn dợn” là một sáng tạo của Huy Cận, chưa từng thấy trước đó. Từ láy này hô ứng cùng với cụm từ “vời con nước” cho thấy một nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của “lòng quê”.

Bài thơ mở ra bằng tiếng sóng trên sông nước, kết thúc bằng tiếng sóng trong tâm hồn con người. Cảnh vật vẫn đìu hiu và quạnh vắng. Con người bởi thế mà trở trăn với bao nỗi niềm. Nghị luận văn học Tràng Giang ta hiểu được đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhiều nhà thơ mới lúc bấy giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.

Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy bài Tràng giang giúp học sinh nhớ lâu

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: