Ôn tập ngữ văn 11: Hướng dẫn phân tích Bài ca ngất ngưởng chi tiết nhất

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Ôn tập ngữ văn 11: Hướng dẫn phân tích Bài ca ngất ngưởng chi tiết nhất

Nguyễn Công Trứ (chữ Hán: 阮公著, 1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn,1 là một nhà chính trị, nhà quân sự và một nhà thơ thời nhà Nguyễn. Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông, học sinh sẽ được học một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông. Đó chính là Bài ca ngất ngưởng. Qua bài phân tích bài ca ngất ngưởng ta sẽ thấy được một con người đa tài và có cá tính đặc biệt.

Nguyễn Công Trứ làm quan qua các đời vua Gia Long Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông nổi bật về việc khai hoang, mộ dân trên một vùng đất lớn ở miền Bắc và đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống triều đình Đại Nam. Bài ca ngất ngưởng giống như một lời tự thuật của Nguyễn Công Trứ về cuộc đời, tài năng, tính cách của ông. Đó là một tài năng lớn cũng là một tính cách lớn vượt qua khuôn khổ của thời trung đại cũng như nho giáo.

phân tích bài ca ngất ngưởng 

Chân dung truyền thần của Nguyễn Công Trứ

1, Phân tích Bài ca ngất ngưởng đoạn 1: 6 câu thơ đầu

Trước hết là câu thơ đầu tiên:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”

(Trong vũ trụ này không gì là không phải phận sự của ta)

Mở đầu bài hát nói là một câu thể hiện sự trách nhiệm, nhận thức được phận sự của mình với vũ trụ, trời đất, xem mọi chuyện trong trời đất đều cần có sự góp sức của mình. Một cái tôi đẹp và giàu trách nhiệm hiện lên rực rỡ và ngông nghênh.

Sau đó ông tóm tắt về cuộc đời làm quan của mình:

“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”

Đối với ông mà nói làm quan như “vào lồng”, câu thơ ấy có nghĩa là tác giả coi việc làm quan giống như bị nhốt trong lồng. Bởi vì với tính cách ngông nghênh cùng ý chí ngút trời “vẫy vùng trong trời đất” những đạo lí Tam cương ngũ thường trở thành khuôn phép gò bó tính cách của ông. Qua phần phân tích bài ca ngất ngưởng hiện lên với một giá trị hiển nhiên giữa đời mà không thể phủ nhận được.

Phân tích đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng

Phân tích toàn bộ đề văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết nhất

TOP3 dàn ý và văn mẫu phân tích nhân vật Chí Phèo chi tiết nhất

Cách xưng hô trong Bài ca ngất ngưởng

Nguyễn Công Trứ tự xưng là ông, đó là một cách xưng hô độc đáo. Dẫu biết làm quan là bó buộc mất tự do nhưng ông vẫn làm vì nhờ đó ông thể hiện được tài năng cũng như hoài bão của mình. Sau đó là một loạt chức quan được kể ra như “ thủ khoa”, “tham tán”, “ tổng đốc đông”,” bình tây đại tướng” khi lại “ Phủ doaãn thừa thiên”. Đây đều là những chức quan to lớn, hiển hách.

2, Phân tích Bài ca ngất ngưởng đoạn 2: 6 câu thơ tiếp theo

Cuộc đời làm quan khép lại và mở ra buổi nghỉ quan về hưu của Nguyễn Công Trứ. Sự ngất ngưởng khi về hưu của Nguyễn Công Trứ cũng thật khác lạ

“Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nôn dạng từ bì.

Gót tiên theo đừng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”

Người ta về quan tiệc tùng linh đình, về trong võng lọng cờ hoa, hay cùng lắm là con ngựa gầy nhưng Nguyễn Công Trứ thì lại khác. Về quê chẳng tiệc chia tay, chẳng ngời đưa tiễn mà chỉ một mình với con bò vàng đủng đỉnh. Về quê, nhà thơ tự do vui thú với cảnh quê hương và ca trù. Ông lên thăm chùa mà tự cười nhạo mình từ bi nhưng thật ra đằng sau lại có hai cô ả đào theo sau. Như thế là thất kinh nhưng bụt không tức giận mà phải bật cười vì tích cách của vị quan già ngông nghênh ấy.

3, Phân tích bài ca ngất ngưởng đoạn 3: 7 câu thơ cuối

Những câu thơ còn lại đều nói về cuộc đời và vui thú của ông khi về hưu:

“Được mất dương dương người thái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

Trong phân tích bài ca ngất ngưởng, từ “khi” được điệp đi điệp lại nhiều lần thể hiện sự lặp lại của những thú vui ấy. Ca trù, rượu nóng ông say sưa trong hơi men và điệu cắc điệu tùng. Đúng là một cuộc sống đầy âm nhạc. Đây là đoạn thơ hay nhất trong bài nếu như hai câu trước trải dài để thể hiện sự thanh thản khi về hưu thì hai câu sau lại đầy ắp tiếng nhạc.

4, Hoàn cảnh sáng tác Bài ca ngất ngưởng

Bài ca ngất ngưởng được làm theo thể hát nói - một thể thơ bác học phát triển mạnh đầu thế kỉ XIX. Do các tác gia người Việt sáng tạo trong môi trường văn hoá song ngữ Hán Nôm thời trung đại. Đó là thể thơ “nửa hát, nửa nói, có tính chất kể chuyện”. Nhiều nhà nho, nhà thơ, nhà chính trị nổi tiếng lúc đó, dường như đều gửi gắm tâm sự của mình trong hát nói. Nhờ đó thể loại này nhanh chóng chiếm được vị trí độc tôn và trở thành một khuynh hướng văn học của thời đại.

Bài thơ được nhà thơ sáng tác sau năm 1848. Lúc này nhà thơ đã cáo quan về nghỉ hưu ở quê nhà. Nguyễn Công Trứ viết Bài ca ngất ngưởng thể hiện phong cách sống của ông.

Phân tích nhan đề

Đây là triết lí sống trong suốt cuộc đời, khi còn là một thư sinh, khi xuất chính hay lúc đã về hưu của ông. “Ngất ngưởng” là từ tượng hình có giá trị biểu đạt, diễn tả ở một vị trí cao chênh vênh, không ổn định liên hệ vào con người là một lối sống khác người: ngông nghênh, thách thức với mọi người, vượt thế tục bình thường!

Qua bài phân tích bài ca ngất ngưởng ta thấy được một tài năng và đặc biệt là cá tính độc đáo của Nguyễn Công Trứ. Ông có nhiệt huyết, có chí lớn và dốc sức cho sự nghiệp đó. Đến khi về hưu, cuộc đời của ông từ đây lại nhàn hạ với những thú vui tao nhã. Đối với ông khen chê không là chuyện ông đáng để tâm tới ông cứ sống theo cách của mình. Cuộc đời này còn gì vui hơn hạnh phúc hơn khi được sống đúng là chính mình.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: