Ôn tập Văn 12: Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ đất nước đoạn 1

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Ôn tập Văn 12: Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ đất nước đoạn 1

Trong số các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nguyễn Khoa Điềm nổi tiếng với hai tác phẩm là trường ca “Mặt đường khát vọng” và bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Khi phân tích bài thơ đất nước đoạn 1, ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một đất nước của nhân dân.

Tư tưởng ấy đã qui tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, nhà thơ muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước.

Văn mẫu 12: Viết bài nghị luận văn học Sóng của Xuân Quỳnh chi tiết từng khổ

Tây Tiến Văn 12 - Tổng hợp đề nghị luận văn học thường gặp

Về Trường ca Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm cũng như một số nhà thơ hàng đầu của thế hệ mình đã dồn toàn bộ tâm huyết vào chủ đề lớn: Đất Nước. Và tất nhiên để phù hợp với nội dung phong phú, rộng lớn đó chỉ có TRƯỜNG CA là có dung lượng thích hợp

Bởi thế, trong giai đoạn này, đã có nhiều trường ca đã ra đời mà nổi tiếng hơn cả là ba trường ca “Những người đi tới biển” của Thanh Thảo, “Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh và “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước là một đoạn trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng” (chương năm), là chương trọng tâm của tác phẩm.

Phân tích bài thơ đất nước đoạn 1: 8 câu đầu

Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn.

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. 

Phân tích 4 câu đầu tiên

phân tích bài thơ đất nước đoạn 1, đất nước được cảm nhận từ những gì rất gần gũi, bình dị, nhỏ bé, thân thiết trong cuộc sống giản dị hằng ngày. Để trả lời câu hỏi “Đất nước là gì? Đất nước có từ đâu?” tác giả đã đưa ra cách lí giải rất thú vị.

Đất nước là nơi ta đã sinh ra, là mảnh đất đã ấp ủ, chắt chiu nuôi ta lớn lên, đất nước hiện hình từ câu chuyện cổ tích của mẹ, từ miếng trầu bà ăn, từ cây kèo cây cột ta ở, hạt gạo miếng cơm ta ăn hàng ngày cho đến các phong tục tập quán quen: “tóc mẹ thì bới sau đầu”, đến cả đạo lí sống tình nghĩa thủy chung: “cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”…

Phân tích 4 câu tiếp theo

Tất cả đều cho thấy đất nước thật bình dị, gần gũi, thân thiết nhưng nó cũng rất bền vững sâu xa bởi nó là bản sắc văn hóa dân tộc, là điệu hồn của dân tộc đã được tồn tại từ ngàn xưa. Chính chất dân gian, hồn dân tộc đã tạo nên một nghệ thuật vừa gần gũi quen thuộc vừa sâu xa kì diệu, có sức gợi dậy những cảm xúc sâu lắng, gợi lên hồn thiêng của non sông đất nước trong lòng người đọc.

Trong phân tích bài thơ đất nước đoạn 1 tác giả sử dụng các yếu tố dân gian nhưng không tái hiện nguyên vẹn mà chỉ mượn ý mượn lời mượn hình ảnh để lồng vào thơ một cách linh hoạt sáng tạo. Như vậy, trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm đất nước được hiện thực đầu tiên từ bản sắc văn hóa dân tộc.

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

 

Phân tích bài thơ đất nước đoạn 1: 9 câu tiếp theo

Ở phương diện hai, đất nước được nhìn từ phương diện là không gian địa lý. Tác giả khai thác hai thành tố đất và nước từ nghệ thuật chơi chữ bằng cách "chiết tự”. Không những không làm người đọc hiểu sai ý nghĩa vấn đề mà còn tạo nên sự suy luận rất độc đáo.

Đất và nước kết hợp hài hòa với nhau để tạo nên không gian địa lí rộng của đất nước, không gian ấy là núi sông ruộng đồng, rừng bể mênh mông từ nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc đến nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi.

Phân tích hình ảnh thơ

Trong phân tích bài thơ đất nước đoạn 1 đất nước được cảm nhận trong thời gian đằng đẵng nhưng đó không phải là thứ vô tri vô giác mà nó gắn liền với thời gian lịch sử của quá trình dựng nước và giữ nước. Tác giả đã nhắc tới Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng là muốn nhắc đến cội nguồn dân tộc, nhắc đến Vua Hùng là người đã có công gây dựng đầu tiên nên đất nước này.

Tiếp đó là các thế hệ nối tiếp nhau trong suốt bốn nghìn năm lịch sử cùng đóng góp phần mình xây dựng và bảo vệ đất nước.

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Tác giả chuyển từ những câu kế sang những câu đẳng thức, từ những chi tiết xa xôi đến những chi tiết gần gũi đậm đặc trữ tình. Trong phân tích bài thơ đất nước đoạn 1 tác giả sử dụng các yếu tố dân gian nhưng không tái hiện nguyên vẹn mà chỉ mượn ý mượn lời mượn hình ảnh để lồng vào thơ một cách linh hoạt sáng tạo. Như vậy, trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm đất nước được hiện thực đầu tiên từ bản sắc văn hóa dân tộc.

Mở rộng khái niệm Đất nước

Để mở rộng khái niệm về “Đất nước”, tăng cường bề dày, bề sâu của khái niệm này, tác giả điệp lại kiểu câu đẳng thức “Đất là”, “Nước là”... nhưng các hình ảnh của xúc cảm, của ý tưởng đều mới, giống như những biến tấu trong âm nhạc vừa nhấn mạnh chủ đề vừa mở rộng chủ đề gây ấn tượng mới lạ.

 Nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ thế kỉ XX chính là Đất nước, và Nguyễn Khoa Điềm cũng không ngoại lệ[/caption]

Không chỉ dừng lại ở văn hóa, địa lí và lịch sử, một cảm nhận vô cùng thấm thía của Nguyễn Khoa Điềm là đất nước nó không ở đâu xa mà là kết tinh hóa thân trong cuộc sống của mỗi con người.

Đó là sự gắn bó máu thịt giữa số phận cá nhân và vận mệnh chung của cả cộng đồng, không phải là chỉ riêng cá nhân ấy mà nó là của đất nước bởi mỗi chuyển động đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần của dân tộc và đất nước. Tức là phải biết cống hiến và khi cần phải biết hi sinh để “làm nên Đất Nước muôn đời”.

Tư tưởng xuyên suốt bài thơ Đất nước

Đây chính là tư tưởng xuyên suốt trong phân tích bài thơ đất nước đoạn 1. Như vậy, trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm đất nước được hiện thực đầu tiên từ bản sắc văn hóa dân tộc.

Nếu mọi người dân trên đất nước đều có ý thức trách nhiệm, đều biết gắn số phận cá nhân với số phận cộng đồng, biết yêu thương trân trọng, đóng góp dựng xây, giữ gìn và bảo vệ sẽ tạo nên một đất nước hài hòa, lớn lao, thắm đẹp trường tồn đến muôn đời.

Có thể thấy ở đoạn đầu, cách cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm vừa tổng hợp toàn vẹn vừa sâu sắc thấm thía, cho người đọc hiểu rõ được vẻ đẹp độc đáo, thiêng liêng một cách khái quát rõ rệt nhất.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: