Soạn văn 9 tập 1 chi tiết - Truyện Kiều và Đoàn thuyền đánh cá

11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Soạn văn 9 tập 1 chi tiết - Truyện Kiều và Đoàn thuyền đánh cá

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, các em sẽ được học gần 30 tác phẩm văn học trong suốt 2 học kì I và II. Phần lớn trong số đó đều là các tác phẩm thuộc trọng tâm ôn tập của các bài kiểm tra và đặc biệt là kì thi vào lớp 10.

Với khối lượng kiến thức văn 9 tập 1 và tập 2 lớn như vậy, để giúp các em học sinh soạn văn, đọc hiểu và nhớ các tác phẩm văn học tốt hơn, dưới đây là bài giảng và soạn văn chi tiết của hai tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 9.

 

Gợi ý soạn bài văn 9 tập 1: Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ở phần đầu của tác phẩm Truyện Kiều, từ câu 15 cho đến câu 38. Với bút pháp ước lệ tượng trưng, đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đồng thời ca ngợi con người và cất lên tiếng nói dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh.

Vẻ đẹp của Thúy Vân qua lời miêu tả của Nguyễn Du

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Đánh giá chung về vẻ đẹp của Thúy Vân chính là sự trang trọng như một cô khuê nữ đài các. Cụ thể, những nét đẹp của Thúy Vân đến từ khuôn mặt phúc hậu (khuôn trăng đầy đặn) cùng đường nét hài hòa (nét ngài nở nang). Không những có một nhan sắc xinh đẹp mà Thúy Vân còn hiện lên với vẻ đẹp dịu dàng, ý nhị với lời ăn tiếng nói được Nguyễn Du miêu tả: Hoa cười ngọc thốt đoan trang. Quay lại với nhan sắc, Thúy Vân có được làn da và mái tóc dịu dàng, đến cả thiên nhiên, tạo vật như cũng cảm mến, ngưỡng mộ vẻ đẹp ấy.

Hai động từ “thua” và “nhường” giàu sức gợi tả. Nó không chỉ khẳng định vẻ đẹp chuẩn mực, hài hòa của Vân mà còn ngầm dự cảm về tương lai êm đềm, tươi thắm của người em gái. Khi soạn văn 9 tập 1 bài 1 – Chị em Thúy Kiều, học sinh phải làm nổi bật được dụng ý khéo léo của Nguyễn Du khi sử dụng cặp từ “thua” và “nhường” này khi miêu tả Thúy Vân. Để khi so sánh với cách dùng từ trong đoạn miêu tả Thúy Kiều sẽ làm nổi bật lên sự tương phản giữa hai chị em.

Còn nhan sắc của Thúy Kiều hiện lên rực rỡ và dẫu Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười, thì rõ ràng, Kiều đã nhỉnh hơn Vân một bậc:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Soạn văn 9 tập 1 chi tiết - Truyện Kiều và Đoàn thuyền đánh cá-1

Tranh vẽ mô phỏng hình ảnh Thúy Kiều

Nguyễn Du đã khẳng định một cách chắc chắn ngay từ ban đầu rằng vẻ đẹp của Kiều không chỉ nằm gọn trong nhan sắc. Quả là như vậy. Nguyễn Du chỉ dùng đúng một câu thơ để miêu tả nhan sắc của Kiều: Làn thu thủy, nét xuân sơn. Thậm chí cũng không sử dụng những từ trực tiếp miêu tả hình dáng, đường nét khuôn mặt mà chỉ ước lệ tượng trưng bằng hình ảnh dòng nước mùa thu, núi mùa xuân. Nguyễn Du chỉ đặc tả đôi mắt Kiều, nhưng chỉ đôi mắt là quá đủ cho một người con gái đẹp. Kiều đẹp đến mức thiên nhiên cũng phải ghen tị. Đến đây, dự cảm về cuộc đời truân chuyên của Kiều đã được Nguyễn Du thể hiện rành mạch.

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

Không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp nhan sắc mà tác giả còn chú ý khắc họa tài năng và tâm hồn của Kiều

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thường lầu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.

Những từ đặc tả như đủ mùi, lầu (làu làu), ăn đứt,.. đã khẳng định tài năng Kiều đã thuộc vào hàng hiếm có, vượt lên trên số đông tầm thường. Khúc nhạc Bạc mệnh vừa là minh chứng vừa một lần nữa khắc sâu dự cảm cuộc đời gập ghềnh, truân chuyên của Kiều.

Gợi ý soạn bài văn 9 tập 2: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

Nếu như trước Cách mạng tháng 8, thơ Huy Cận giàu chất triết lí, thấm thía bao nỗi buồn, tràn ngập cái sầu nhân thế. Thì sau Cách mạng, những tác phẩm của ông lại dạt dào niềm vui, là bài ca phấn chấn về cuộc đời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu con người lao động. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá trong chương trình sgk ngữ văn 9 tập 1 là minh chứng rõ nét nhất cho sự thay đổi phong cách của Huy Cận trước và sau Cách mạng tháng 8.

Phân tích khổ 1, khổ 2: Khúc hát ra khơi

Tám câu thơ đầu của bài thơ đã tái hiện lại khung cảnh ra khơi của đoàn thuyền. Đây là khúc ca đầy cảm hứng của những người dân làng chài. Khung cảnh hoàng hôn là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi. Hình ảnh so sánh Mặt Trời với hòn lửa Mặt trời xuống biển như hòn lửa cùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa Sóng đã cài then, đêm sập cửa đã miêu tả hình ảnh người dân chài đầy hứng khởi trên phông nền thiên nhiên kì vĩ. Trên phông nền đó, hình ảnh con người xuất hiện với khí thế khỏe khoắn, phấn chấn của những người lao động.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Tiếng hát lao động cất lên giữa một không gian bao la làm căng cánh buồm. Tiếng hát ấy làm nổi bật khí thế hồ hởi, thể hiện niềm mong ước của người đánh cá. Họ mong ước một chuyến ra khơi đánh bắt được thật nhiều hải sản. Tám câu thơ đầu đã vẽ nên một bức tranh khỏe khoắn, vui tươi, tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu của nét đẹp lao động.

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Hình ảnh làng chài ven biển, bối cảnh và nơi khơi nguồn cảm hứng cho bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Phân tích 4 khổ tiếp theo: Khúc tráng ca về lao động

Thiên nhiên hiện lên giàu có và tươi đẹp còn con người hài hòa với bức tranh thiên nhiên ấy với khí thế của những con người lao động thời kì đổi mới, làm chủ cuộc đời.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển trời bao la nhưng qua thơ Huy Cận, hình ảnh con thuyền đánh cá hiện lên kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, chinh phục tự nhiên. Chủ nhân của con thuyền – những người lao động cũng trở nên hiên ngang. Hình ảnh con người đã trở nên hòa nhập với chiều kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ. Một loạt những cụm từ như đậu dặm xa, dò bụng biển, dàn đan thế trận, lưới vây giăng đã miêu tả rõ nét công việc lao động trên biển như một cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

Biện pháp nghệ thuật liệt kê cùng ẩn dụ kết hợp nhân hóa đã vẽ nên một bức tranh sống động có cả màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ. Bút pháp lãng mạn cùng trí tưởng tượng của tác giả đã sáng tạo nên những hình ảnh đẹp khiến công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá trở thành bài ca đầy niềm vui, niềm hân hoan cùng thiên nhiên

Để soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất cho bài Đoàn thuyền đánh cá, học sinh cần tóm lược lại đoạn thơ này gồm có những ý chính sau

Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp -> nổi bật hình ảnh con người lao động

Biện pháp phóng đại – nhân hóa

Bức tranh thành quả lao động rực rỡ, lấp lánh

Biện pháp liệt kê, ẩn dụ, nhân hóa

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,

Khổ thơ cuối cùng của đoạn thơ thứ hai miêu tả cảnh kéo lưới

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Cảnh lao động đánh cá trên biển như bức tranh sơn mài rực rỡ. Có ánh sáng lấp lánh của cá, lại có cả ánh nắng bình minh rực rỡ phản chiếu. Thiên nhiên và con người cùng nhịp nhàng trong sự vận hành của vũ trụ. Tóm lại, đoạn thơ trên đã viết nên một khúc tráng ca hào hùng nhưng cũng không kém phần lãng mạn ngợi ca sự giàu có của thiên nhiên và hơn hết là ngợi ca người lao động với khát vọng chinh phục thiên nhiên và tạo dựng cuộc sống của bản thân mình. Có thể nói, đoạn thơ này trong bài Đoàn thuyền đánh cá sách ngữ văn 9 tập 1 đã khẳng định sự chuyển mình của thơ Huy Cận một cách vô cùng rõ nét. Nỗi niềm u ẩn trước Cách mạng đã được thay thế hoàn toàn bằng niềm vui tươi, sự phấn khởi và niềm tin về con người lao động.

Phân tích khổ thơ cuối: Khúc ca khải hoàn

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Bài thơ kết thúc bằng khung cảnh đoàn thuyền đánh cá thắng lợi trở về trong bình minh rực rỡ, tráng lệ. Kết thúc đầu cuối tương ứng: bắt đầu bằng tiếng hát và kết thúc cũng bằng tiếng hát đã mang lại không khí vui tươi, thắng lợi cho cả bài thơ. Tác giả tiếp tục sử dụng linh hoạt biện pháp nhân hóa trong câu thơ: Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời, cho thấy được tư thế chủ động chinh phục biển trời, vũ trụ của người ngư dân.

Câu thơ kết bài vừa mang ý nghĩa tả thực vừa như một niềm tin về tương lai tươi sáng, rạng rỡ: Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Ngày mới bắt đầu với thành quả lao động trải dài muôn dặm phơi – một cuộc đời mới đang sinh sôi và phát triển,… Với hình thức thơ thất ngôn cổ điển cân đối và sang trọng cùng âm hưởng lãng mạn và hùng tráng, đoạn thơ đã mang đến cho khúc ca của mình hai nguồn cảm hứng lớn song hàng cùng nhau. Đó là cảm hứng ngợi ca thiên nhiên giàu đẹp đầy sức sống và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới.

Trên đây là hướng dẫn soạn văn cho hai tác phẩm trong chương trình văn 9 tập 1Chị em Thúy KiềuĐoàn thuyền đánh cá. Để có một tài liệu cực chất lượng có trọn bộ kiến thức Ngữ văn lớp 9, các em học sinh hãy tìm đọc cuốn Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra ngữ văn 9.

Soạn văn 9 tập 1 chi tiết - Truyện Kiều và Đoàn thuyền đánh cá-5

Không chỉ có các kiến thức về nghị luận văn học mà cuốn sách còn tổng hợp toàn bộ chương trình Tập làm văn và Tiếng Việt theo chuẩn đề thi vào 10. Các tác phẩm đều được tóm tắt và viết dàn ý theo phương pháp INFOGRAPHIC, giúp việc học thuộc lòng môn Văn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Để nhận được tư vấn chi tiết về sách tham khảo lớp 9, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

  • Sách CCBook - Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: