Bộ 3 đề thi học kì 1 văn 9 có kèm đáp án và bài văn mẫu chi tiết

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Bộ 3 đề thi học kì 1 văn 9 có kèm đáp án và bài văn mẫu chi tiết

Để đạt điểm cao trong kì thi học kì 1, ngoài ôn tập kĩ đề cương, học sinh nên tham khảo thêm một số đề thi mẫu. Dưới đây là tuyển tập đề thi học kì 1 văn 9 tại các trường Trung học cơ sở, giúp các em có thêm tài liệu ôn thi.Chúc các em thi tốt!

thi học kì 1 văn 9

Đề thi học kì 1 văn 9 - đề số 1 

Phần I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những này trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. 

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

(Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.93-94) 

Thực hiện các yêu cầu sau của phần Đọc hiểu thi học kì 1 văn 9

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai? 

Câu 3. (1,0 điểm) Giải nghĩa từ và cụm từ “chén đồng”, “quạt nồng ấp lạnh” trong đoạn trích

Câu 4. (1,0 điểm) Đoạn trích diễn tả tâm trạng của ai với ai? Qua đó đã thể hiện những phẩm chất đáng quý nào của nhân vật? 

Câu 5. (1,0 điểm) Đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống hiện nay? 

Đáp án chi tiết phần Đọc hiểu thi học kì 1 văn 9

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm

Câu 2: Nhân vật trữ tình là Thúy Kiều

Câu 3: Giải thích ý nghĩa cụm từ

chén đồng: "chén đồng" là chén rượu thề nguyền, đồng lòng, đồng dạ mà Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng vằng vặc.

Quạt nồng ấp lạnh: Dựa theo điển tích trong Nhị thập tứ hiếu (Trung Quốc), câu trên có nghĩa là: mùa hè thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông thì nằm trước để ủ ấm chỗ cho cha mẹ trước. Ý chung của câu nói là chỉ sự phụng dưỡng, chăm sóc, lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. 

Câu 4 phần Đọc hiểu thi học kì 1 văn 9: Đoạn trích này diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều. Kiều lúc này đang vô cùng lo lắng không biết ai sẽ thay mình chăm sóc cha mẹ. Qua đó thấy được tấm lòng hiếu thảo của Kiều

Câu 5: Đoạn trích gợi cho em nhiều suy nghĩ và trăn trở về tình cảm của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống hiện nay. Có thể nói tình cảm gia đình là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất. Gia đình cũng là một nhân tố không thể thiếu của xã hội. Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, dường như có một số quan điểm không đề cao tính quan trọng của gia đình

Phần II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa. 

Sóng đã cài then, đêm sập cửa. 

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.139) 

Câu 2 phần Làm văn thi học kì 1 văn 9. (4,0 điểm)

Em hãy viết một bài văn (khoảng 300 chữ) thuyết minh về tác giả Nguyễn Quang Sáng và đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019).

Hướng dẫn làm đề phần II câu 1

Bốn câu thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã tái hiện lại khung cảnh ra khơi của đoàn thuyền. Đây là khúc ca đầy cảm hứng của những người dân làng chài. Khung cảnh hoàng hôn là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

thi học kì 1 văn 9

Hình ảnh làng chài ven biển, bối cảnh và nơi khơi nguồn cảm hứng cho bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Hình ảnh so sánh Mặt Trời với hòn lửa Mặt trời xuống biển như hòn lửa cùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa Sóng đã cài then, đêm sập cửa đã miêu tả hình ảnh người dân chài đầy hứng khởi trên phông nền thiên nhiên kì vĩ. Trên phông nền đó, hình ảnh con người xuất hiện với khí thế khỏe khoắn, phấn chấn của những người lao động.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Tiếng hát lao động cất lên giữa một không gian bao la làm căng cánh buồm. Tiếng hát ấy làm nổi bật khí thế hồ hởi, thể hiện niềm mong ước của người đánh cá. Họ mong ước một chuyến ra khơi đánh bắt được thật nhiều hải sản. Tám câu thơ đầu đã vẽ nên một bức tranh khỏe khoắn, vui tươi, tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu của nét đẹp lao động.

Dàn ý và văn mẫu phân tích toàn bộ 7 khổ Đoàn thuyền đánh cá

Hướng dẫn làm câu 2 phần Làm văn - thi học kì 1 văn 9

Chiếc lược ngà là truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, được viết năm 1966 và in trong tập truyện cùng tên. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động. Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở về, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba.

Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.

3 bước lập dàn ý chi tiết cho đề văn chiếc lược ngà phân tích bé Thu

Đề thi học kì 1 văn 9 - đề số 2

I/ ĐỌC – HIỂU: (5.0 điểm) Câu 1(2.0 điểm)

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

[...]

Câu 1 (1.0 điểm)

a) Viết tiếp 3 câu để hoàn thành khổ thơ

b) Nêu các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu và nội dung khổ thơ. Em hãy cho biết tại sao tác giả không đặt nhan đề “Chiếc thuyền đánh cá” mà lại là “Đoàn thuyền đánh cá”? 

Câu 2 phần Đọc hiểu thi học kì 1 văn 9 (1.0 điểm)

Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa: 

“Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng."

(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) 

-Từ "đầu" nào dùng theo nghĩa gốc và từ "đầu" nào dùng theo nghĩa chuyển?

- Phương thức chuyển nghĩa. 

Câu 3 phần Đọc hiểu thi học kì 1 văn 9 (2.0 điểm)

a) Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến các phương châm hội thoại nào? 

- Nói đồng quang sang đồng rậm

- Câm miệng hến.

b) Nêu khái niệm của các phương châm hội thoại có trong câu a. 

Đáp án chi tiết phần Đọc hiểu

Câu 1 

a/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa. 

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

b/ Bốn câu thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã tái hiện lại khung cảnh ra khơi của đoàn thuyền. Đây là khúc ca đầy cảm hứng của những người dân làng chài. Khung cảnh hoàng hôn là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi. 

Đoạn thơ sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh

Ý nghĩa nhan đề: Hình ảnh “đoàn thuyền” chỉ sự đồng lòng chung sức của mọi người, qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của những người con đất Việt. Hơn thế nữa, nhan đề thơ còn phản ảnh không khí lao động sôi nổi của nhân dân miền Bắc trong công cuộc xây dựng cuộc sống, khí thế lao động hứng khơi, hăng say của những người lao động làng chài trên vùng biển quê hương

thi học kì 1 văn 9

Câu 2 phần Đọc hiểu thi học kì 1 văn 9

a/ “Những cây thông chỉ cao quá đầu” thì từ đầu có nghĩa gốc

thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà thì từ đầu có nghĩa chuyển

Phương thức chuyển nghĩa: nhân hóa

Câu 3 phần Đọc hiểu thi học kì 1 văn 9

Nói từ đồng quang sang đồng rậm: Nói sai nội dung của chủ đề/ câu hỏi -> vi phạm phương châm cách thức

Câm miệng hến: Hỏi nhưng không trả lời, im lặng -> vi phạm phương châm về lượng

Khái niệm các phương châm hội thoại

Phương châm về lượng: Số lượng nội dung không thừa, không thiếu vừa đủ nghĩa giúp người khác hiểu vấn đề mà mình trình bày..

Phương châm cách thức: Trong lúc giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ, nội dung không gắn kết và logic với nhau.

I/ LÀM VĂN (5.0 điểm)

Đóng vai nhân vật ông Hai để thể hiện lòng yêu làng quê, yêu kháng chiến của mình. (Lưu ý sử dụng các yếu tố nội tâm, đối thoại...)

Quê hương của tôi cũng bao người khác, thời kì chiến tranh bị chia cắt đi di tản. Tôi là người nông dân chân lấm tay bùn yêu nước phải đi di tản theo cách mạng. Yêu quê hương yêu nước là thế, tuy nhiên trong một lần tình yêu làng, yêu nước của tôi rơi vào hoàn cảnh bị thử thách.

Tôi là Nguyễn Hai Thu, người ta thường gọi là ông Hai cho thân mật. Làng tôi tên là Chợ Dầu, trong một lần thực dân Pháp xâm lược chúng đốt phá và cướp bóc, tôi phải đi di tản theo lệnh của cụ Hồ.

thi học kì 1 văn 9

Ở nơi tản cư, không lúc nào thôi nghĩ về làng, tưởng tượng công việc kháng chiến trong làng, từ người già cho đến đứa trẻ đều hăng hái kháng chiến. Chỉ nghĩ đến thôi là tôi cảm thấy hứng khỏi, mọi mệt mỏi tan biến. Tôi phải đi khoe với tất cả mọi người về ngôi làng đáng tự hào này.

Ở nơi khác nhưng tôi vẫn luôn nghe ngóng nhiều thông tin về chiến tích của người dân trong làng. Khi có một nhóm người từ dưới xuôi lên tôi vội nghe tin tức, họ nói cả làng Chợ Dầu của tôi theo Tây. Tôi như nghe tin sét đánh, người cứng lại như ngừng thở. Phải mất một khoảng thời gian tôi mới tỉnh táo trở lại và lập tức trở về nhà. Về đến nơi, cả người như bị rút cạn sức lực, nằm vật ra giường nhìn lũ trẻ đang chơi ngoài cổng. Tôi thấy tủi hổ, và cả nước mắt rơi.

Mấy ngày sau tôi cảm thấy bất an và không ra khỏi nhà. Dù chỉ cần nhìn thấy đám đông túm tụm lại tôi cũng trở nên hoang mang, tôi cho rằng người ta đang bàn về chuyện làng Chợ Dầu. Còn mụ chủ nhà, mụ nói bóng nói gió, chế giễu, dọa nạt đòi đuổi cả nhà tôi đi nơi khác vì cái mác Việt gian, theo Tây phản bội Tổ quốc.

Trong lòng tôi cũng đấu tranh dữ dội lắm, tôi đi đến quyết định: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.

Một hôm ông chủ tịch loan tin làng tôi được cải chính. Tôi vui mừng khôn xiết là chạy sang ngay nhà bác Thứ và khoe rằng cái tin làng tôi theo giặc là sai, thậm chí tôi còn khoe nhà tôi bị Tây đốt sạch. Tôi thật sự sung sướng vì ngôi làng của mình vẫn còn theo cách mạng, theo cụ Hồ. Nhà cửa mất có thể xây dựng lại chứ nếu danh dự của làng bị mất thì vết nhơ ngàn năm không thể xóa nhòa.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: