Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 - Chuyên đề Cấu trúc Trái Đất

11/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 - Chuyên đề Cấu trúc Trái Đất

Môn Địa lý Trung học Phổ thông giới thiệu đến các em học sinh các chuyên đề thuộc cả hai phần kiến thức là Địa lý tự nhiên và Địa lý Kinh tế - Xã hội.

Trong đó các câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 chuyên đề Địa lý tự nhiên rất thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia thuộc về phần Cấu trúc Trái Đất. Dưới đây là tổng hợp kiến thức và các bài tập kèm đáp án giúp các em học sinh lớp 12 có thêm một nguồn tài liệu hữu ích để ôn tập và chuẩn bị cho kì thi sắp tới.

Xem thêm: 

1, Tổng hợp lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 – Nội dung 1: Tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất.

  1. a) Theo thuyết Kiến tạo mảng, cấu trúc Trái Đất gồm có 4 lớp

Lớp thứ nhất là lớp vỏ Trái Đất. Lớp vỏ Trái Đất gồm 2 lớp là vỏ đại dương (khoảng 5 km) và vỏ lục địa (khoảng 70 km). Lớp vỏ Trái Đất có 3 tầng là tầng đá trầm tích, tầng granit và tầng badan. Lớp thứ hai là lớp manti. Lớp manti trên dày từ 15 đến 700 km và lớp manti dưới dày từ 700 đến 2900 km. Lớp thứ ba là lớp nhân Trái Đất. Lớp nhân ngoài từ 2900 km đến 5100 km và lớp nhân trong (từ 5100 đến 6370 km). Cuối cùng là Thạch quyển gồm vỏ Trái Đất và phần trên lớp manti. Để làm được những câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 bài 1 học sinh phải nhớ được độ dày của từng tầng trong Cấu trúc vỏ Trái Đất

Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12-1 

Mô hình cấu trúc các lớp vỏ Trái Đất

  1. b) Tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất:

  • Với nội lực vận động theo phương nằm ngang, nó sẽ xảy ra chậm và tác động theo diện tích lớn khiến bề mặt Trái Đất có khả năng nâng lên và hạ xuống. Hiện tượng này gọi là hiện tượng biến tiến và biến thoái.
  • Còn với nội lực vận động theo phương thẳng đứng, nó sẽ gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy. Cụ thể uốn nếp là hiện tượng các lớp đất đá uốn thành nếp, nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng. Còn hiện tượng đứt gãy là các vận động ở vùng đá cứng gây nên sự hình thành các thung lũng và hẻm vực.

 

Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12-2 

Thung lũng là kết quả của nội lực Trái Đất theo phương thẳng đứng làm đứt gãy lớp đất đá

Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất:

  • Phong hóa: Là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động sự thay đổi nhiệt độ, nước, khí oxi (O2), khí các-bon đi-ô-xít (CO2), các loại a-xít có trong thiên nhiên và sinh vật. Có các loại phong hóa bao gồm phong hóa vật lý, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học. Đây là nội dung cần chú ý khi làm các câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 theo từng bài của chuyên đề để tránh nhầm lẫn các tác động khác nhau lên vỏ Trái Đất
  • Bóc mòn: Là quá tình các tác nhân ngoại lực làm các sản phẩm phong hóa dời khỏi vị trí ban đầu
  • Vận chuyển: Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác
  • Bồi tụ: Là quá trình tích tụ (tích lũy) các vật liệu phá hủy

2, Tổng hợp lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 - Nội dung 2: Các quyển của lớp vỏ địa lý

Thủy quyển: là lớp nước trên Trái Đất, gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển, Các nhân tố ảnh hưởng đến lớp thủy quyển trên Trái Đất bao gồm chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, địa thế, thực vật và hồ đầm. Một số sông lớn trên Trái Đất là sông Nin (sông Nin là sông dài nhất thế giới). còn con sông lớn nhất thế giới là sông A-ma-zôn. Các hiện tượng mà lớp thủy quyển gây ra cho Trái Đất là sóng, thủy triều, dòng biển. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất bao gồm khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình. Để nắm vững hơn kiến thức, học sinh nên làm thêm các câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 bài 2 ­(các quyển của lớp vỏ địa lý)

 

 

Hình ảnh sông Nin - sông dài nhất thế giới

 

Khí quyển: là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ vfa trước hết là hệ Mặt Trời. Khí quyển bao gồm 4 khối khí là cực, ôn đới, chí tuyến và xích đạo

Frông: frông địa cực (FA) và frông ôn đới (FP)

Bức xạ và nhiệt độ: Nguồn chủ yếu là bức xạ Mặt Trời, phụ thuộc vào góc chiếu

Sự phân bố nhiệt độ: Theo vĩ độ, theo lục địa và đại dương, theo địa hình

Khí áp: Phân bố xen kẽ đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo. Thay đổi theo độ cao, nhiệt độ, độ ẩm. Một số loại gió chính: Gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch, gió mùa, gió địa phương

Mưa: Lượng mưa phân bố không đồng đều theo vĩ độ do ảnh hưởng của đại dương và các dòng biển

Thổ nhưỡng quyển: là lớp vỏ vật chất ở bề mặt lục địa- nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển. Độ phì: là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật. Các nhân tố ảnh hưởng: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, thời gian, địa hình và con người

Sinh quyển: Là một quyển trên Trái Đất, trong đó toàn bộ sinh vật sinh sống. Gồm: toàn bổ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa. Các nhân tố ảnh hưởng: khí hậu, địa hình, đất đai, sinh vật và con người. Sự phân bố: Theo vĩ độ và theo độ cao

 

3, Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 – Chuyên đề Cấu trúc Trái Đất.

 

Câu 1: thứ tự giảm dần chiều dày các lớp cấu tạo nên Trái Đất nào sau đây là đúng

  1. Lớp vỏ Trái Đất, lớp manti, nhân Trái Đất
  2. Nhân Trái Đất, lớp Manti, lớp vỏ Trái Đất
  3. Lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất
  4. Nhân Trái Đất, lớp vỏ Manti, vỏ lục địa

Đáp án: B. Nhân Trái Đất, lớp Manti, lớp vỏ Trái Đất

 

câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 chuyên đề 1- Câu 2: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải của lớp manti trên?

  1. Cùng với lớp vỏ Trái Đất tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất gọi là Thạch quyển
  2. Ở trạng thái lỏng
  3. Độ dày từ 15 đến 700 km
  4. Ở trạng thái quánh dẻo

Đáp án: B. Ở trạng thái lỏng

 

Câu 3: Lớp chiếm thể tích và khối lượng lớn nhất của Trái Đất là

  1. lớp vỏ
  2. thạch quyển
  3. lớp Manti
  4. lớp nhân

Đáp án: C. lớp Manti

 

câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 chuyên đề 1- Câu 4: Động đất và núi lửa thường tập trung ở đâu

  1. tầng badan trong lớp vỏ đá
  2. tầng trên của lớp manti
  3. tầng dưới của lớp bao manti
  4. nhân Trái Đất, nơi có nhiệt độ và áp suất lớn

Đáp án: B. tầng trên của lớp manti

Câu 5: Cơ sở để hình thành thuyết Kiến tạo mảng là

  1. thuyết lục địa trôi
  2. học thuyết của Octo – xmit

C, học thuyết của Cang-la Plat

  1. học thuyết dãn nở lục địa

Đáp án: A. thuyết lục địa trôi

 

câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 chuyên đề 1- Câu 6: Lục địa châu Mỹ gồm

  1. một mảng tách ra từ lục địa châu Phi
  2. hai mảng độc lập tách ra từ mảng Á – Âu và mảng châu Phi
  3. là một bộ phận của mảng Thái Bình Dương
  4. hai mảng độc lập tách ra từ mảng Á Âu và Thái Bình Dương

Đáp án: B. hai mảng độc lập tách ra từ mảng Á – Âu và mảng châu Phi

 

Câu 7: Sự hình thành các dãy núi cao như Himalaya, An-đét là kết quả của hiện tượng

  1. xô vào nhau của hai mảng lục địa
  2. tách rời nhau của hai mảng lục địa
  3. đứt gãy của mảng lục địa và đại dương
  4. trượt lên nhau của các mảng

Đáp án: A. xô vào nhau của hai mảng lục địa

 

câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 chuyên đề 1- Câu 8: Ở miền nhiệt đới ẩm, cận xích đạo quá trình phong hóa nào diễn ra mạnh mẽ nhất

  1. phong hóa hoá học
  2. phong hóa lí học
  3. phong hóa sinh học
  4. phong hóa hóa học và lí học

Đáp án: A. phong hóa hoá học

 

Câu 9: Bóc mòn gồm có các hình thức khác nhau như

  1. xâm thực, thổi mòn, mài mòn
  2. xâm thực, vận chuyển, bồi tụ
  3. mài mòn, bồi tụ, xâm thực
  4. thổi mòn, bồi tụ, vận chuyển

Đáp án: A. xâm thực, thổi mòn, mài mòn

 

câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 chuyên đề 1- Câu 10: Nội lực và ngoại lực có điểm giống nhau là

  1. sinh ra do năng lượng của Trái Đất
  2. tác động thay đổi diện mạo của Trái Đất
  3. cần có sự tác động của con người
  4. được hình thành từ năng lượng của Mặt Trời

Đáp án: B. tác động thay đổi diện mạo của Trái Đất

 

Câu 11: Sự dịch chuyển các đai áp trên Trái đất chủ yếu là do

  1. sự thay đổi độ ẩm
  2. sự thay đổi của hướng gió mùa
  3. sự thay đổi nhiệt độ giữa lục địa và đại dương
  4. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm

Đáp án: D. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm

 

 Trên đây là toàn bộ kiến thức và bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 chuyên đề Cấu trúc vỏ Trái Đất. Để học tốt phần Địa lý tự nhiên này, học sinh phải đọc kĩ sách giáo khoa, ghi nhớ các lý thuyết, ngoài ra nên đọc thêm sách báo, xem phim tài liệu về địa lý tự nhiên để mở rộng kiến thức.

Mọi thông xin mời liên hệ:

  • Sách CCBook – Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: CCBook.vn

 

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: