Văn 9 tập 2: Bảng hệ thống các văn bản nghị luận, truyện thơ hiện đại VN

11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Văn 9 tập 2: Bảng hệ thống các văn bản nghị luận, truyện thơ hiện đại VN

Bảng hệ thống các văn bản nghị luận và các văn bản truyện thơ hiện đại Việt Nam (Ngữ văn 9 tập 2) được biên soạn nhằm giúp các em có thể hệ thống được kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các tác phẩm văn bản nghị luận, truyện thơ. Mời bạn đọc cùng tham khảo:

 Bảng hệ thống các văn bản nghị luận, truyện thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 tập 2.

Bảng hệ thống các văn bản nghị luận hiện đại Việt Nam trong Ngữ văn 9 tập 2

Tác phẩmTác giảNăm sáng tácPhương thức
biểu đạt
Nội dungNghệ thuật
Tiếng nói của văn nghệNguyễn Đình Thi1948Nghị luận- Công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người.- Bố cục chặt chẽ, hợp lí; cách dẫn dắt tự nhiên, lập luận sáng tỏ rõ ràng, thuyết phục: nêu luận điểm, dùng dẫn chứng phân tích - tổng hợp; các viết giàu hình ảnh với nhiều dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục, giọng văn chân thành, hứng khởi hấp dẫn người đọc.
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mớiVũ Khoan2001Nghị luận- Nhận thức được vai trò to lớn của con người về hành trang, mục tiêu, nhiệm vụ khi bước vào thế kỉ mới.
- Nhận thức được những mặt mạnh, mặt yếu từ đó có ý thức rèn luyện thành con người toàn diện.
- Lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ giản dị có tính thuyết phục.
- Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ.

Bảng hệ thống hóa các văn bản truyện thơ hiện đại Việt Nam trong Ngữ văn 9 tập 2

Tác phẩmTác giảNăm sáng tácThể loạiPhương thức
biểu đạt
Nhân vật chínhNội dung - Nghệ thuậtÝ nghĩa
Những ngôi sao xa xôiLê Minh Khuê
(1949)
1971Truyện ngắnTự sự, Biểu cảm, Miêu tảPhương Định- Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung, đặc biệt là thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Cuộc sống chiến đấu của ba cô gái xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ.
Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
Viếng lăng BácViễn Phương
(1929 - 2005)
1976Thơ tám chữBiểu cảm, Miêu tả - Giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị cô đúc.
- Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
Sang thuHữu Thỉnh
(1942)
1977Thơ năm chữBiểu cảm, Miêu tả - Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
- Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
Nói với conY Phương
(1978)
Sau
1975
Thơ tự doBiểu cảm, Miêu tả - Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm vừa gợi ý nghĩa sâu xa.
- Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc.
Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.
Mùa xuân nho nhỏThanh Hải
(1930 - 1980)
1980Thơ năm chữBiểu cảm, Miêu tả - Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần với dân ca; hình ảnh đẹp, giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo.
- Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung.
Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.

Soạn Văn 9 tập 2 ngắn nhất - Nội dung trọng tâm của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

* Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời:

- Đảo ngữ “Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc”: Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu làm bức tranh mùa xuân không phải ở trạng thái tĩnh mà động, giúp khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên mạnh mẽ của mùa xuân. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang nhô lên, mọc lên, xòe nở trên mặt nước xanh của dòng sông xuân.

- Không gian mùa xuân: Dòng sông xanh – màu xanh ở đây là màu xanh của bầu trời, của cây cối hai bên bờ phản chiếu trên mặt nước trong vắt và mát lành. Màu xanh gợi lên vẻ đẹp yên bình và nhẹ nhàng.

- Hình ảnh “một bông hoa tím biếc”: bông hoa ấy là bông hoa lục bình quen thuộc và sắc tím ấy là màu sắc đặc trưng của những cô gái đất kinh kỳ với sông Hương núi Ngự.

Màu xanh của nước hài hòa với màu tím biếc của bông hoa tạo nên một nét chấm phá nhẹ nhàng mà sống động, đem lại một vẻ đẹp hài hòa nhưng cũng rất đặc trưng của xứ Huế.

- Âm thanh: Tiếng chim chiền chiện – âm thanh đặc trưng của mùa xuân, là dấu hiệu nhận biết mùa xuân đã về. Tiếng chim chiền chiện “Hót chi mà vang trời” như làm sống dậy cả không gian cao rộng, khoáng đạt, làm sống dậy, vực dậy cả tâm hồn con người.

 

Tiếng chim chiền chiện “Hót chi mà vang trời” như làm sống dậy cả không gian cao rộng, khoáng đạt, làm sống dậy, vực dậy cả tâm hồn con người.

+ Nhà thơ gọi “ơi” nghe sao mà tha thiết thế! Lời gọi ấy không cất lên từ tiếng nói mà cất lên từ sâu thẳm tình yêu thiên nhiên, và cuộc sống của nhà thơ.

+ Câu hỏi tu từ gợi cảm giác vừa ngỡ ngàng nhưng cũng thật thích thú. Nhà thơ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mùa xuân, ngỡ ngàng trước tiếng chim chiền chiện trong trẻo và cao vút.

+ Cảm xúc của nhà thơ đã trào dâng thực sự qua câu hỏi tu từ:

- Hình ảnh “giọt long lanh” gợi lên những liên tưởng phong phú và đầy thi vị. Nó có thể là giọt sương lấp lánh qua kẽ lá trong buổi sớm mùa xuân tươi đẹp, có thể là giọt nắng rọi sáng bên thềm, có thể giọt mưa xuân đang rơi… Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân.

- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho thấy tác giả đã vận dụng nhiều giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân.

- Hành động “Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và trạng thái say sưa, xốn xang, rạo rực của nhà thơ.

Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980, khi ấy đang là mùa đông giá rét. Như vậy, hình ảnh mùa xuân được miêu tả ở đây là mùa xuân trong tâm tưởng của nhà thơ. Đối mặt với bệnh tật, thậm chí là phải đối mặt với cả cái chết, vậy mà nhà thơ vẫn hướng đến mùa xuân tươi trẻ, tràn đầy sức sống, thể hiện một tâm hồn lạc quan yêu đời, một niềm khát khao cuộc sống vô bờ.

* Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất nước

- Hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” – những con người làm nên lịch sử gắn liền với hai nhiệm vụ cơ bản của đất nước ta chiến đấu và sản xuất.

- Hình ảnh “lộc” không chỉ là hình ảnh tả thực mà con mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. “Lộc” là nhành non đầy cam go và ác liệt.

+ Đối với người chiến sĩ, “lộc” là cành lá ngụy trang che mắt quân thù trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đầy cam go và ác liệt.

+ Đối với người nông dân “một nắng hai sương”, “lộc” là những mầm xuân tươi non trải dài trên ruộng đồng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu.

+ Nhưng đặc biệt hơn cả, “lộc” là sức sống, là tuổi trẻ, sức thanh xuân tươi mới đầy mơ ước, lí tưởng, đầy những hoài bão và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, sôi nổi trong mỗi tâm hồn con người – tâm hồn của người lính dũng cảm, kiên cường nơi lửa đạn, bom rơi – tâm hồn của người nông dân cần cù, hăng say tăng gia sản xuất. “Lộc” chính là thành quả hôm nay và niềm tin, hi vọng ngày mai.

- Điệp ngữ “tất cả”, các từ láy biểu cảm “hối hả”, “xôn xao”, nhịp thơ nhanh. Nhà thơ đã khái quát được không khí của cả thời đại: Khẩn trương, tất bật và rộn ràng trong giai đoạn mới, thời đại mới, trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.

- Chiêm nghiệm sâu sắc và tự hào về lịch sử bốn nghìn năm của dân tộc:

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

+ Hành trình đất nước trải qua đầy vinh quang nhưng cũng đầy máu và nước mắt của bao thế hệ. Đó là một hành trình gian lao những rất đỗi tự hào.

+ Phép tu từ so sánh “Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước”. Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ.

Ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng.

+ Điệp ngữ “đất nước” được nhắc lại hai lần thể hiện sâu sắc ý thơ: Trải qua những gian truân, vất vả, đất nước vẫn tỏa sáng đi lên không gì có thể ngăn cản được.

* Lời ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ

- Cái “tôi” của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyển hóa thành cái “ta”. Có cả cái riêng và chung trong cái “ta” ấy. Cái chung và cái riêng cùng hòa nhập, được lặp đi lặp lại để thể hiện ước nguyện chân thành, thiết tha của tác giả.

- Động từ “làm” - “nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hóa thân.

- Hình ảnh: “Con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”. Là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, cuộc sống. Mong muốn hóa thân thành con chim, nốt nhạc và nốt trầm thể hiện lẽ sống đẹp, sống có ích, hiến dâng và làm đẹp cho đời. Nhưng ước muốn đó cũng rất đỗi khiêm nhường.

- Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:

Một mùa xuân nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

+ “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh túy của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.

+ Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.

 Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng.

* Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

- Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế:

Mùa xuân – ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.

+ Tác giả có nhắc đến những khúc dân ca xứ Huế “Nam ai”, “Nam bình”, có giai điệu buồn thương nhưng vô cùng tha thiết.

+ Và qua những khúc “Nam ai”, “Nam bình” này thì nhà thơ đã bộc lộ tình yêu tha thiết của mình đối với quê hương, đất nước; thể hiện niềm tin yêu vào cuộc đời, vào đất nước với những giá trị truyền thống vững bền.

Như đã nói, bài thơ được viết vào thời gian cuối đời, trước khi nhà thơ đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng trong bài thơ không hề gợi chút băn khoăn về bệnh tật, về những suy nghĩ riêng tư cho bản thân. Chỉ “lặng lẽ” mà cháy bỏng một nỗi khát khao được dâng những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình cho đất nước. Đây không phải là câu khẩu hiệu của một thanh niên vào đời mà là lời tâm niệm của một con người đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của mình cho cách mạng. Điều đó càng làm tăng thêm giá trị tư tưởng của bài thơ.

Trên đây là bảng hệ thống các văn bản nghị luận và các văn bản truyện thơ hiện đại Việt Nam trong Ngữ văn 9 tập 2. Tài liệu trên được trích từ sách “Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Ngữ văn 9” của NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật nội dung các tác phẩm, văn bản theo chương trình SGK Ngữ văn lớp 9 trên hệ thống Website, các em hãy chú ý theo dõi để không bỏ lỡ những bài học hữu ích.

Để nhận được tư vấn chi tiết về sách tham khảo Ngữ văn lớp 9, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CCBook - Đọc là đỗ

Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 024.3399.2266

Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: