Hướng dẫn chi tiết 3 cách làm nghị luận xã hội 200 chữ ăn chắc 2 điểm

06/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Hướng dẫn chi tiết 3 cách làm nghị luận xã hội 200 chữ ăn chắc 2 điểm

Nghị luận xã hội chiếm 20% số điểm của bài thi Ngữ văn THPT song rất nhiều học sinh chủ quan, không chú ý ôn tập dẫn tới mất điểm oan. Thực ra nghị luận xã hội không hề khó, nếu như em nắm được cách làm nghị luận xã hội 200 chữ tương ứng với từng dạng bài.

5 phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội cơ bản nhất

Phương pháp diễn dịch: Là cách trình bày đi từ ý khái quát đến ý cụ thể. Câu mang ý khái quát (câu chủ đề) đứng ở đầu đoạn văn. Những câu còn lại trong đoạn làm nhiệm vụ triển khai, làm sáng rõ ý của câu chủ đề

Phương pháp quy nạp: Là cách làm nghị luận xã hội trình bày đi từ những ý cụ thể, ý nhỏ để rút ra ý tổng quát, ý lớn. Câu mang ý khái quát (câu chủ đề) đứng ở cuối đoạn văn, chốt lại nội dung chính của toàn đoạn. Những câu bên trên làm nhiệm vụ triển khai nội dung

Phương pháp tổng – phân – hợp: Là cách trình bày đi từ ý chung đến ý cụ thể, sau đó được kết lại bằng một câu mang tính khái quát cao. Câu mở đoạn làm nhiệm vụ dẫn dắt, giới thiệu nội dung. Tiếp theo, những câu sau đó sẽ triển khai cụ thể nội dung chính. Cuối cùng câu kết đoạn sẽ chốt lại vấn đề. Đây là cách làm nghị luận xã hội 200 chữ được sử dụng nhiều nhất

Phương pháp móc xích: Là cách trình bày ý nọ có sự móc nối ý nọ với ý kia, câu sau phát triển, giải thích ý của câu trước. Câu sau liên kết, móc nối với câu trước qua việc lặp lại một vài từ ngữ của câu trước

Phương pháp song hành: Là cách làm nghị luận xã hội trình bày các câu ngang nhau, không có câu nào bao chứa câu nào. Các câu trong đoạn văn sẽ cùng phối hợp với nhau để làm sáng tỏ nội dung cần truyền đạt

Cách làm nghị luận xã hội 200 chữ dạng tư tưởng đạo lý

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là sử dụng các thao tác lập luận để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến đạo đức, tư tưởng, lối sống, cách sống,.. của con người trong xã hội

Cách làm nghị luận xã hội 200 chữ về tư tưởng đạo lí theo công thức 4 bước

Bước 1: Giải thích từ ngữ trọng tâm và ý nghĩa tổng quát trong câu nói, nhận định

Bước 2: Lần lượt bàn luận, phân tích các mặt đúng của vấn đề cần nghị luận. Với các mặt trái của vấn đề cũng vậy. Sau đó chỉ ra những thực trạng, tác hại và hậu quả của vấn đề đó

Bước 3: Mở rộng vấn đề cần nghị luận. Đây là cách làm nghị luận xã hội sâu hơn bằng cách giải thích, chứng minh, đào sâu vào vấn đề đang phân tích,Hoặc mở rộng bằng cách lật ngược lại vấn đề, đặt những giả thiết đối lập

Bước 4: Rút ra bài học cho bản thân và thể hiện rõ ràng quan điểm cá nhân

Cách làm nghị luận xã hội 200 chữ dạng hiện tượng đời sống

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người

Cách làm nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng đời sống

Bước 1: Nêu vấn đề: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề

Bước 2: Triển khai vấn đề:

+ Nêu cách hiểu về vấn đề.

+ Đánh giá hiện tượng xem nó tích cực hay tiêu cực

+ Bàn luận về vấn đề: Nêu biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa (hoặc tác hại, hậu quả); phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.

Bước 3: Tổng kết vấn đề, rút rabài học nhận thức và hành động:

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ dạng vấn đề trong tác phẩm văn học

Đối tượng của dạng bài này là một vấn đề xã hội nào đó được đặt ra trong tác phẩm văn học. Vấn đề xã hội có thể lấy từ hai nguồn: Tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa được học.

Dạng đề này liên quan và xuất phát từ tác phẩm văn học. Nhưng mục đích chính là yêu cầu người viết bàn bạc, nghị luận về một vấn đề xã hội, đạo lí, tư tưởng, nhân sinh, hiện tượng đời sống…

Cần phân biệt cách làm nghị luận xã hội dạng bài này với dạng nghị luận văn học. Trọng tâm của nghị luận văn học là vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học. Trọng tâm đề nghị luận xã hội về tác phẩm văn học là vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm đó.

Cách làm nghị luận xã hội 200 chữ dạng vấn đề trong tác phẩm văn học

* Bước 1: Nêu vấn đề: Dẫn dắt tới vấn đề cần bàn luận

* Bước 2: Triển khai vấn đề

+ Phân tích hoặc tóm tắt văn bản để chỉ ra vấn đề xã hội được đặt ra

+ Giải thích vấn đề

+ Bàn luận vấn đề

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động

* Bước 3: Tổng kết: Khái quát lại và nêu ý nghĩa của vấn đề

Hướng dẫn mẫu cách làm nghị luận xã hội 200 chữ

Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao - đề thi thử THPT chuyên Hưng Yên

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng”.

Giới thiệu vấn đề: Việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng

1, Giải thích

- Tự đánh giá bản thân: là khả năng nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản  thân. Nhận thức rõ mình muốn gì, cần gì và phương hướng hành động để thực hiện những mục tiêu đó.

=> Việc đánh giá đúng bản thân là điều vô cùng quan trọng

2, Bàn luận

- Đánh giá bản thân ở mức thích hợp sẽ giúp chúng ta biết phát huy những lợi thế, hạn chế hoặc loại bỏ những khuyết điểm để từ đó vươn đến thành công.

- Đánh giá đúng bản thân cũng khiến cho chúng ta có niềm tin, hi vọng vào cuộc sống. Gặp thất bại cũng không nản lòng, bỏ cuộc mà tiếp tục phấn đấu tiến về phía trước.

- Đánh giá đúng bản thân cũng khiến cho cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, hài lòng với những gì mình có và không ngừng phấn đấu.

- Đánh giá đúng bản thân không có nghĩa là tự mãn, thỏa mãn với những gì mình có, đề cao

Hướng dẫn cách làm nghị luận xã hội 200 chữ số 2

Đề bài: Suy nghĩ về vai trò của niềm tin trong cuộc sống.

1, giải thích, dẫn dắt
+ Niềm tin là hi vọng của con người vào những điều tốt đẹp vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống.

2, luận điểm chính
+ Chỉ khi có được niềm tin vào con người và cuộc đời thì những điều tốt đẹp mới có thể xuất hiện.

+ Chỉ khi giữ được niềm tin thì con người mới tạo nên kì tích, và hơn nữa, mới có thể thư thái và hạnh phúc dù ở trong nghịch cảnh.

+ Niềm tin là điều quan trọng nhưng nên tùy trường hợp để vận dụng, không nên đặt niềm tin mù quáng, thiếu căn cứ bởi điều đó sẽ phản tác dụng, sẽ đem đến sự hoài nghi, phủ nhận tất cả, sống thiếu lí tưởng sau này.

+ Để giữ được niềm tin, giữ được sự tồn tại của những giá trị tốt đẹp, cần có một cái nhìn sáng suốt, đặt niềm tin đúng chỗ. Hơn nữa cần phải có lập trường kiên định, có niềm tin đủ lớn, và đặc biệt cần sống một cách nhân văn, tự tạo nên những điều tốt đẹp để tỏa bóng cho mình và cho đời.

3, kết luận 
+ Trong xã hội ngày nay, bên cạnh những người sống quá thực dụng, chẳng hề có niềm tin, những người ngây thơ đến ấu trĩ thì vẫn có những người có lí tưởng, có niềm tin và chính họ đã định hướng cho sự phát triển của xã hội.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: