Hướng dẫn viết 5 đề phân tích Chí Phèo dễ trúng tủ nhất trong các kỳ thi

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Hướng dẫn viết 5 đề phân tích Chí Phèo dễ trúng tủ nhất trong các kỳ thi

Song song với xu hướng văn học lãng mạn đầu thế kỷ XX chính là dòng văn học hiện thực phê phán. Với những cây bút tài năng như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,... hiện thực thối nát của xã hội đương thời đã được thể hiện sinh động và giàu sức nặng và đặc biệt là nhà văn Nam Cao với thiên truyện Chí Phèo. Thông qua các đề phân tích Chí Phèo, chúng ta không chỉ thấy được tình cảnh khốn cùng mà Nam Cao còn chỉ rõ những người nông dân đã bị bần cùng hóa đến con đường lưu manh, sống một cuộc đời quỷ dữ.

Nghị luận văn học chí phèo: sự tha hóa và thức tỉnh

TOP3 dàn ý và văn mẫu phân tích nhân vật Chí Phèo chi tiết nhất

1, Phân tích Chí Phèo đề 1: Hình tượng nhân vật Chí Phèo

Sự xuất hiện của Chí Phèo

Chí Phèo xuất hiện lần đầu tiên trước mắt người đọc không phải bằng xương bằng thịt mà là bằng tiếng chửi "hắn vừa đi vừa chửi". Đó là một tiếng chửi vật vã, đau đớn của một thân phận con người ít nhiều nhận thức được bi kịch của chính mình.

phân tích Chí Phèo

Trong nhiều mở bài về nhân vật chí phèo tiếng "chửi đời, chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn" được sử dụng để dẫn dắt vào bài. Và đặc biệt, điều đáng buồn là thậm chí không có một ai đáp lời Chí. Cái xã hội mà dù sống trong nó Chí cũng không còn được xem là con người nữa.

Hoàn cảnh đáng thương của Chí

Lật lại trang đời của Chí ta thấy được một hoàn cảnh đáng thương. Ngay từ khi mới ra đời Chí đã bị bỏ rơi bên cạnh chiếc lò gạch cũ giữa một cánh đồng mùa đông sương trắng. Rồi Chí được dân làng nhặt về nuôi nấng. Tuổi thơ của hắn sống trong bất hạnh, tủi cực, hết lang thang đi ở cho nhà người này lại đi ở cho nhà người khác, năm 20 tuổi thì làm canh điền cho nhà Bá Kiến.

Đây là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời Chí: hình tượng nhân vật chí phèo trước khi vào tù là một thanh niên lương thiện, một thời tuổi trẻ với nhiều mộng đẹp.

2, Phân tích Chí Phèo đề 2: Diễn biến quá trình lưu manh hóa của Chí Phèo

Nguyên nhân đẩy Chí Phèo tới con đường lưu manh

Chí giàu lòng tự trọng, biết ghét những gì mà người ta cho là đáng khinh. Nên khi bị con mụ chủ bắt làm điều không chính đáng, Chí vừa làm vừa run, thấy nhục hơn là thích. Song, một cơn ghen vu vơ của lão cáo già Bá Kiến đã đẩy anh vào cảnh tội tù.

Thế lực phong kiến cấu kết với nhà tù thực dân để tước bỏ quyền sống, quyền hưởng tự do của Chí trong 7, 8 năm trời. Chúng đã hủy diệt phần người của Chí, biến anh nông dân hiền lành lương thiện ngày trước trở thành kẻ lưu manh.

phân tích Chí Phèo

Chính nhà tù thực dân chứ không phải ai khác đã khiến Chí trở thành một kẻ lưu manh. Chúng không những rạch lên khuôn mặt Chí những vết gớm ghiếc mà còn rạch cả vào nhân tính, sự lương thiện của Chí. Sau bảy tám năm ra tù Chí không còn là anh canh điền hiền lành như đất nữa.

b. Hình tượng Chí Phèo bây giờ

Lúc này, hắn giờ trở thành tay sai đắc lực cho lão cáo già Bá Kiến, quay ngược lại lợi ích của dân làng Vũ Đại, đối lập với nhân dân lao động cần lao. Từ một người nông dân hiền lành lương thiện Chí trở thành thằng lưu manh.

Ngoại hình của kẻ lưu manh: “Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với áo Tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng chầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”

Một câu tóm tắt hình tượng nhân vật chí phèo ngắn gọn đó chính là hình ảnh "con quỷ dữ của làng Vũ Đại". Đáng buồn thay, mới ngày nào chính dân làng Vũ Đại nuôi Chí lớn lên trong vòng tay yêu thương vậy mà nay Chí đã quay lưng lại với chính cái nơi mà hắn được yêu thương và chở che.

Nam Cao đã cho người đọc thấy một thực tế đau lòng về cuộc sống của nhân dân ta trước cách mạng tháng Tám. Đó chính là cuộc sống bị bóp nghẹt ước mơ và khát vọng, người nông dân bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa. Một cuộc sống tối tăm không ánh sáng.

Quãng đời quỷ dữ

Sau lần thứ hai đến nhà Bá Kiến ăn vạ, Chí đã bị tên cường hào nham hiểm, độc ác lợi dụng làm chân tay cho hắn. Từ đây, Chí Phèo triền miên trong những cơn say, ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say. Và khi say, hắn làm bất cứ thứ gì mà người khác sai hắn làm. Chí đã phá nát bao nhiêu gia đình, bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt bao người dân lương thiện. Chí Phèo đã trở nên xa lạ với tất cả mọi người, ai cũng tránh mặt, khiếp sợ bởi sự hoành hành của con quỷ dữ làng Vũ Đại.

3, Phân tích Chí Phèo đề 3: Con đường thức tỉnh của chí phèo

Quá trình hồi sinh

Nam Cao là người nhận ra con đường bị lưu manh hóa của người nông dân trước Cách mạng tháng tám. Nhưng cũng chính ông đã phát hiện ra rằng, trong chiều sâu của nhân vật là bản tính tốt đẹp. Nó chỉ cần chút tình thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết.

Đó chính là lí do mà Nam Cao viết nên nhân vật Thị Nở - một người con gái xấu xí, bị xa lánh. Nhưng hóa ra Thị lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã gợi lên sự lương thiện ẩn sâu trong tâm hồn Chí

phân tích Chí Phèo

Và rồi chính bàn tay ân cần của Thị Nở cùng với tình yêu của thị đã khơi dậy trong Chí phần người. Bát cháo hành chính là liều thuốc giải độc góp phần thức tỉnh phần người trong con quỷ dữ.

Trong quá trình phân tích bài văn chí phèo đoạn cuối, nổi bật nhất phải kể đến cảnh Chí Phèo ăn cháo hành và lấy làm mãn nguyện vì vị ngon của nó. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời hắn được một tay người đàn bà cho. Chính bàn tay ân cần ấy và tình yêu ấy đã làm hắn thay đổi. Thế mới biết sức cảm hóa của tình thương kỳ diệu biết nhường nào!

BI kịch bị cự tuyệt và hành động quyết liệt cuối cùng của Chí Phèo

Song thật khắc nghiệt, khi bản tính người nơi Chí Phèo trỗi dậy, cũng là lúc Chí Phèo hiểu rằng mình không còn trở về với lương thiện được nữa. Hơn ai hết lúc này Chí hiểu ra rằng: kẻ đã làm cho mình phải mang lốt quỷ, kẻ đã làm mình ra nông nỗi khốn cùng này chính là Bá Kiến. Lòng căm thù đã âm ỉ bấy lâu trong con người của Chí, anh càng thấm thía tội ác kẻ đã cướp đi quyền làm người, cướp đi cả bộ mặt và linh hồn của mình

Chí Phèo đến nhà Bá Kiến dõng dạc đòi quyền làm người:

- Tao muốn làm người lương thiện. Ai cho tao lương thiện?

Đó là những câu hỏi vút lên đầy cay đắng và không lời giải đáp. Câu hỏi chất chứa nỗi đau của một con người thấm thía được nỗi đau khôn cùng của bi kịch cá nhân. Câu hỏi đánh thẳng vào bộ mặt của xã hội bất lương. Và rồi Chí Phèo

4,Phân tích Chí Phèo đề 4: Ý nghĩa hình tượng cái chết của Chí Phèo

Hành động của Chí không phải là sự mù quáng của men rượu như trước. Mà là kết quả của việc Chí Phèo đã hồi sinh, đã nhận thức được cảnh ngộ đầy éo le của cuộc đời mình. Trước đây, để tồn tại, Chí phải bán linh hồn mình cho quỷ dữ. Còn giờ đây, Chí phải đánh đổi sự sống của mình để giữ lấy ánh sáng thiện lương. Như vậy qua phân tích Chí Phèo, ta thấy cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội thực dân phong kiến tàn bạo đã đẩy người dân lương thiện vào chỗ chết.

Chí chọn cách tự kết liễu là bởi lúc này trái tim Chí đã biết rung lên những nhịp đập yêu thương, mong ước. Sức mạnh của tình yêu thương thật kỳ diệu, lớn lao. Từ chi tiết bát cháo hành, Nam Cao đã soi vào tác phẩm ánh sáng nhân đạo sâu sắc, đẹp đẽ.

5, Phân tích Chí Phèo đề 5: Nhận định về cái kết của nhân vật Chí Phèo

Sau bao nhiêu năm lầm lối, Chí đã nhận ra kẻ thù thực sự của mình, đó là Bá Kiến. Chính Bá Kiến mới là người đẩy Chí vào tù, cướp đi phần nhân hình và nhân tính của một con người thiện lương, đẩy Chí ra giữa sa mạc khô khát tình người. Bởi thế, Chí xách dao đi một mạch qua nhà Bá Kiến. Lần này, Chí không đến để đòi tiền mà để dõng dạc đòi quyền sống, đòi lại danh dự và nhân phẩm.

Những câu nói dứt khoát, đầy kiêu hãnh vang lên: “Tao không đến đây xin năm hào”, “Tao đã bảo tao không đòi tiền”, “Tao muốn làm người lương thiện”, nhưng sau đó lại là câu hỏi đớn đau: “Ai cho tao lương thiện?

Làm thế nào để Chí có thể trở về để sống một cuộc đời lương thiện bình thường như bao con người lương thiện khác? Rõ ràng là không thể, như chính những vết rạch tan nát trên khuôn mặt Chí. Bởi thế, kết truyện dẫn đến một kết cục tất yếu xảy ra: Chí đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

Kết luận

Khao khát được hoàn lương, sống một cuộc đời bình thường như bao người vừa nhẹ nhóm đã bị vùi tắt. Bị cự tuyệt, Chí Phèo đã đánh đổi mạng sống của mình để gìn giữ lại ánh sáng thiện lương còn sót lại. Qua phân tích bài văn chí phèo và đặc biệt là cái chết bi thảm của Chí Phèo là lời kết tội đanh thép cái xã hội vô nhân đạo, là tiếng kêu cứu về quyền làm người, cũng là tiếng gọi thảm thiết cấp bách của nhà văn: Hãy cứu lấy con người, Hãy yêu thương con người.

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: