3 dạng bài tập cơ bản về Peptit và Protein 2K1 cần nắm rõ

11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
3 dạng bài tập cơ bản về Peptit và Protein 2K1 cần nắm rõ

Dù xuất hiện trong đề thi Đại học với số lượng câu hỏi không nhiều nhưng do ở mức độ vận dụng và vận dụng cao nên để đạt điểm 9, 10 trong bài thi môn Hóa các em cần nắm vững kiến thức lý thuyết; bài tập peptit và protein.

Dưới đây là kiến thức trọng tâm trong chuyên đề này, các em hãy cùng tìm hiểu nhé:

3 dạng bài tập cơ bản về Peptit và Protein 2K1 cần nắm rõ-1

Xem thêm: 

Lý thuyết peptit và protein

Lý thuyết peptit

+ Khái niệm: Peptit là những hợp chất chứa từ 2 - 50 gốc α- amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit.

+ Phân loại:

- Đipeptit chứa 2 gốc α- amino axit

- Tripeptit chứa 3 gốc α- amino axit.

- Tetrapeptit chứa 4 gốc α- amino axit.

- Polipeptit chưa hơn 10 gốc α- amino axit.

+ Đồng phân:

N loại α- amino axit → n! phân tử n-peptit

M loại α- amino axit → mn phân tử n-peptit

+ Tính chất hóa học:

Có 2 loại phản ứng, đó là: phản ứng thủy phân và phản ứng màu Biure.

Lý thuyết peptit và protein  

Peptit là những hợp chất chứa từ 2 - 50 gốc α- amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit.

Protein

+ Khái niệm: Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

+ Phân loại:

- Protein đơn giản: Khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α- amino axit. (Ví dụ: anbumin của lòng trắng trứng fibroin của tơ tằm)

Protein phức tạp: Tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein”

Các dạng bài tập cơ bản về peptit và protein

Với chuyên đề peptit và protein, có 3 dạng bài tập cơ bản, đó là: Lý thuyết trọng tâm; phản ứng thủy phân; phản ứng đốt cháy peptit và bài tập về các hợp chất khác chứa nitơ. Dưới dây là ví dụ về từng dạng bài tập, hãy cùng tham khảo nhé:

Câu hỏi ôn tập peptit protein

Ví dụ 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phân từ đipeptit có 2 liên kết peptit.

B. Polipeptit chứa 11 đến 50 gốc amino axit.

C. Các dung dịch peptit đều có phản ứng màu biure.

D. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α- amino axit, số liên kết peptit bằng n – 1.

Lời giải chi tiết:

A sai vì phân tử đipeptit chỉ chứa 1 liên kết peptit.

B sai vì polipeptit chứa từ 11 – 50 gốc α- amino axit.

C sai vì riêng đipeptit chỉ có 1 liên kết peptit nên không có phản ứng màu biure.

D là đáp án đúng.

(Lưu ý: Peptit tạo thành từ n gốc α- amino axit có (n – 1) liên kết peptit).

Các dạng bài tập cơ bản về peptit và protein 

Có 3 dạng bài tập cơ bản về peptit và protein

Bài tập về phản ứng thủy phân

Phương pháp giải bài toán về phản ứng thủy phân:

Xét peptit tạo thành từ n gốc α- amino axit.

+ Môi trường trung tính:

Peptit + (n – 1)H2O → α- amino axit

Công thức:

1. npeptit + nH2O = nα- amino axit

2. mpeptit + mH2O = mα- amino axit

+ Môi trường axit:

Peptit + (n – 1)H2O +nHCl → nClNH3RCOOH

Công thức:

1. Mpeptit = ∑Mα- amino axit – 18(n – 1)

2. npeptit + nH2) = nHCL = nmuối

3. mmuối = mpeptit + mH2O + mHCl

+ Môi trường kiềm:

Peptit + nNaOH → nNH2RCOONa + 1H2O

Công thức:

1. Npeptit = n

2. nNaOH PƯ = nmuối = n.nn-peptit

3. mmuối = mpeptit + mNaOH – mH2O

Ví dụ: Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam alanin (amino axit duy nhất). X là?

1. tripeptit

2. tetrapeptit

3. pentapeptit

4. đipeptit

Hướng dẫn giải chi tiết:

Nalanin = m/M = 66,75/89 = 0,75 mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

Mpeptit + mH2O = malanin → mH2O = malanin - mpeptit = 66,75 – 55,95 = 10,8 gam

→ nH2O = m/M = 10,8/18 = 0,6 mol

Do X chỉ tạo từ alanin → X có dạng: (Ala)n.

Phương trình hóa học: (Ala)n + (n-1)H2O → nAla

(n – 1)            n                  mol

0,6                 0,75            mol

→ 0,75(n – 1) = 0,6n → n = 5

Vậy X là pentapeptit có công thức: Ala-Ala-Ala-Ala-Ala.

→ Chọn C.

Bài tập về phản ứng đốt cháy peptit và bài tập về các hợp chất khác chứa Nitơ

Ví dụ: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. X là:

1. metyl aminoaxetat.

2. alanin.

3. glyxin.

4. amoni acrylat.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Metyl aminoaxetat: H2N – CH2 – COO – CH3

Alanin: H2N – CH(CH3) – COOH

Glyxin: H2N – CH2 – COOH

Amoni acrylat: CH2 = CHCOONH4

Trong các chất trên chỉ có CH2 = CHCOONH4 phản ứng với dung dịch brom.

Vậy X là: CH2 = CHCOONH4. Vậy đáp án đúng là D.

Tài liệu về peptit và protein trong bài viết trên được trích từ cuốn sách "Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc Gia môn Hóa học", để nhận được tư vấn chi tiết về sách; mời các em liên hệ với chúng tôi theo thông tin cuối bài viết.

3 dạng bài tập cơ bản về Peptit và Protein 2K1 cần nắm rõ-3

Mua ngay cuốn sách này: TẠI ĐÂY!

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

  • Sách CCBook - Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10, Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Holine: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: