-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
3 dạng bài tập về sắt giúp em ăn chắc điểm 9 Hóa THPT Quốc gia 2021
29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toànChuyên đề các bài tập về sắt rất hay xuất hiện trong các đề thi THPT Quốc gia. Để giải các bài tập chuyên đề Fe thường không thể làm theo phương thức thông thường mà cần sử dụng đến một số định luật bảo toàn. Dưới đây là tổng hợp 3 dạng bài tập thường gặp nhất chắc chắn có mặt trong đề thi THPT Quốc gia.
1. Dạng bài tập về sắt số 1: Hỗn hợp sắt và các oxit phản ứng với chất oxi hóa mạnh
Đề bài: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m ?
Hướng giải cho dạng bài tập về sắt số 1: Sử dụng bảo toàn e
Phân tích đề: Ta coi như trong hỗn hợp X ban đầu gồm Fe và O. Như vậy xét cả quá trình chất nhường e là Fe, chất nhận e là O và NO3- . Nếu chúng ta biết được số tổng số mol Fe trong X thì sẽ biết được số mol muối Fe(NO3)3 trong dung dịch sau phản ứng. Do đó chúng ta sẽ giải bài toán này như sau:
Giải: Số mol NO = 0,06 mol.
Gọi số mol Fe và O tương ứng trong X là x và y ta có: 56x + 16y = 11,36 (1).
Quá trình nhường và nhận e:
Chất khử: Fe -> Fe3 + 3e
Chất oxi hóa: O = 2e -> O2-
N+5 + 3e -> NO
Tổng electron nhường: 3x (mol)
Tổng electron nhận: 2y + 0,18 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 3x = 2y + 0,18 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình
Giải hệ trên ta có x = 0,16 và y = 0,15
Như vậy
n Fe = n Fe (NO3)3 vậy m = 38,72 gam.
2. Dạng 2: đốt cháy sắt trong không khí rồi cho sản phẩm phản ứng với chất oxi hóa
Từ dạng 1 ta có bài tập về sắt kinh điển thứ 2 sau đây
Đốt m gam sắt sau phản ứng sinh ra 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hỗn hợp này phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
Với bài toán kinh điển này chúng ta sẽ tính m rồi từ suy ra số mol Fe và từ đó tính số mol của sắt. Phát triển bài tập về sắt dạng 2 theo các hướng như sau
Trường hợp 1: Cho nhiều sản phẩm sản phẩm khử như NO2, NO ta có vẫn đặt hệ bình thường tuy nhiên chất nhận e bây giờ là HNO3 thì cho 2 sản phẩm.
Trường hợp 2: Nếu đề ra yêu cầu tính thể tích hoặc khối lượng của HNO3 thì ta tính số mol dựa vào bảo toàn nguyên tố N khi đó ta sẽ có:
n HNO3 = n NO3 trong muối + n NO3 trong khí
Đề bài 2
Nung nóng 12,6 gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hỗn hợp này phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 4,2 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính m?
Phân tích đề: Sơ đồ phản ứng
Fe phản ứng với Oxi cho 3 sản phẩm oxit và lượng sắt dư, sau đó hỗn hợp oxit này phản ứng với H2SO4 đặc nóng đưa lên sắt +3. Trong quá trình Oxi nhận e để đưa về O2- có trong oxit và H2SO4(+6) nhận e để đưa về SO2 (+4).
Như vậy:
+ Khối lượng oxit sẽ là tổng của khối lượng sắt và oxi.
+ Cả quá trình chất nhường e là Fe chất nhận là O và H2SO4.
Giải:
Ta có n = 0,1875 mol SO2 , n Fe = 0,225 mol. Gọi số mol oxi trong oxit là x ta có:
3. Dạng khử không hoàn toàn Fe2O3 sau cho sản phẩm phản ứng với chất oxi hóa mạnh là HNO3 hoặc H2SO4 đặc nóng:
Đề ra: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 4,368 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính m?
Phân tích đề: Sơ đồ phản ứng
Fe2O3 -> FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe -> NO, Fe(NO3)3
Trong trường hợp này xét quá trình đầu và cuối ta thấy chất nhường e là CO, chất nhận e là HNO3. Nhưng nếu biết tổng số mol Fe trong oxit ta sẽ biết được số mol Fe2O3. Bởi vậy ta dùng chính dữ kiện bài toán hòa tan x trong HNO3 để tính tổng số mol Fe
Giải: Theo đề ra ta có n NO2 = 0,195 mol
Gọi số mol Fe và O tương ứng trong X là x và y ta có: 56x + 16y = 10,44 (1).
Quá trình nhường và nhận e:
Chất khử: Fe -> Fe3+ + 3e
Chát oxi hóa: O + 2e -> O2-
N+5 + 1e -> NO2
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 3x = 2y + 0,195 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình
Giải hệ trên ta có x = 0,15 và y = 0,1275
Như vậy n Fe = 0,15 mol nên n Fe2O3 = 0.075 mol -> m = 12 gam
Đột phá 8+ môn Hóa tổng hợp các dạng bài tập về sắt, kim loại,... xuyên suốt 3 năm THPT
TẢI ĐỘT PHÁ 8+ HÓA 2020 PDF DƯỚI ĐÂY
Đột phá 8+ Hóa tái bản 2020 tập 1 - tập 2
Với những 2k3 còn chưa vững môn Hóa, trước khi bước vào giai đoạn luyện đề, các em cần củng cố lại toàn bộ kiến thức Hóa, đặc biệt là làm nhuần nhuyễn các dạng bài tập về sắt trong chương trình THPT.
Mỗi dạng bài tập đều được chia nhỏ hơn nữa thành các bài toán với từng phương pháp giải theo các bước rõ ràng và ví dụ mẫu. Học sinh chỉ cần đọc cách giải, sau đó xem ví dụ mẫu là có thể làm được bài tập tương tự một cách dễ dàng
Có tất cả 8 chương lớp 12 và 5 chương lớp 10-11 trong 2 tập của Đột phá 8+ môn Hóa phiên bản 2020, bao gồm
Chương 1: Este - Lipit
Chương 2: Cacbohidrat
Chương 3: Amin - Aminoaxit - Protein
Chương 4: Polime
Chương 5: Đại cương kim loại
Chương 6: Kim loại kiềm - kim loại kiềm thổ - nhôm
Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
Chương 8: Hóa học môi trường
5 chuyên đề bổ trợ kiến thức lớp 10-11
Chuyên đề 1: Sự điện li
Chuyên đề 2: Phi kim
Chuyên đề 3: Hidrocacbon
Chuyên đề 4: Ancol - Phenol
Chuyên đề 5: Andehit - axit cacboxylic
Chỉ cần duy nhất bộ Đột phá 8+ mới, 2k3 sẽ không cần mất công giở lại sách vở cũ để ôn lý thuyết và các dạng bài nữa. Vì Đột phá 8+ môn Hóa phiên bản 2020 đã tổng hợp lại tất cả các chuyên đề Hóa lớp 12 và các chương lớp 10-11 có trong đề thi THPT Quốc gia.
Sách Đột phá 8+ tái bản 2020 đủ 8 môn
Trọn bộ sách Đột phá 8+ tái bản 2020 (8 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý)
Đột phá 8+ Lý tái bản 2020 tập 1 - tập 2
Đột phá 8+ Toán tái bản 2020 tập 1 - tập 2
Đột phá 8+ Văn - Đột phá 8+ Anh tập 1 - Đột phá 8+ Anh tập 2
Đột phá 8+ Sử - Đột phá 8+ Địa
Nếu em còn chưa vững các dạng bài tập về sắt, hi vọng bài viết trên đây đã giúp em củng cố lại kiến thức. Để tham khảo thêm các dạng bài tập Hóa ôn thi THPT Quốc gia, hãy follow CCBOOK và đón đọc các đầu sách tiếp theo nhé!
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)