Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và các dạng câu hỏi hay thi nhất

06/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và các dạng câu hỏi hay thi nhất

Bài thơ việt bắc của tố hữu nằm trong top những tác phẩm trọng tâm trong kỳ thi THPT Quốc gia những năm gần đây. Bài thơ đánh dấu sự trưởng thành của ngòi bút chính luận - trữ tình Tố Hữu trên con đường thơ văn cách mạng: Từ một chàng thanh niên sôi nổi, hào hứng với "mặt trời chân lý chói qua tim" đến một cán bộ cách mạng giàu kinh nghiệm với tình cảm sâu sắc. 

CCBOOK giới thiệu 2 trong số những đề hay thi nhất của bài Việt Bắc: Đề phân tích Bức tranh tứ bình và đề Chứng minh tính dân tộc trong thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc.

Bài thơ việt bắc của tố hữu 

Việt Bắc in lần đầu trong tập thơ cùng tên năm 1954

Đề 1: Phân tích bức tranh tứ bình ở đoạn 2 bài thơ việt bắc của tố hữu

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Phân tích đề bài thơ việt bắc của tố hữu: Bức tranh tứ bình ở đoạn thơ này chính là hình ảnh thiên nhiên trọn vẹn 4 mùa, luân chuyển từ mùa đông đến mùa xuân, mùa hạ và cuối cùng là mùa thu 

Phân tích bức tranh tứ bình mùa đông

Mở đầu cho bức tranh tứ bình là khung cảnh mùa đông. Vẻ đẹp mùa đông miền sơn cước không hề tăm tối hay u buồn mà rực rỡ với màu sắc và ánh sáng 

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”.

Khung cảnh mùa đông ở chiến khu kháng chiến thông qua bài thơ việt bắc của tố hữu có sắc xanh bạt ngàn của rừng núi, màu đỏ thắm của hoa chuối; Đây là một khung cảnh rực rỡ chứ không hề ảm đạm. Và mùa đông ấy cũng không hề u ám khi có thêm ánh nắng ấm áp trai khắp con đèo. Ánh nắng còn loang loáng trên những con dao gài thắt lưng đặc trưng của những người dân Việt Bắc tạo nên một khung cảnh rực rỡ, vui mắt. 

TOP 3 bài văn mẫu cảm nhận 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc hay nhất

Phân tích bức tranh tứ bình mùa xuân

Đặc trưng mùa xuân Tây Bắc đó chính là màu trắng tinh khôi của những loại hoa như hoa ban, hoa mận, hoa lê và đặc biệt là hoa mơ. Sắc trắng trải dài khắp núi rừng của hoa mơ chính là dấu hiệu của mùa xuân đã về đến chiến khu

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Phân tích bức tranh tứ bình mùa hè

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Bức tranh gợi sự chú ý cho người đọc bằng cả thị giác lẫn thính giác. Đầu tiên, cái độc đáo ở đây chính là âm thanh, âm thanh mùa hạ, tiếng “ve kêu”. Thế nhưng đây lại là tiếng ve kêu râm ran đây đó của những ngày cuối hạ khi lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng

Thông qua hình ảnh "rừng phách đổ vàng" trong bài thơ việt bắc của tố hữu người đọc thấy được cái lạnh đang tràn ngập núi rừng, lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng, cả rừng phách thay áo mới, chiếc áo vàng óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Cảnh thiên nhiên đẹp và rực rỡ thế lại càng lãng mạn hơn, vì trong cánh rừng bạt ngàn ấy có thêm bóng dáng của một sơn nữ "hái măng một mình"

Bài thơ việt bắc của tố hữu 

Chân dung nhà thơ Tố Hữu

Phân tích bức tranh tứ bình mùa thu

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Câu thơ đã xác định rõ đây là mùa thu. Thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng ánh trăng. Tuy việc sử dụng hình ảnh trăng không độc đáo và mới mẻ. Nhưng khi đặt vào hoàn cảnh Việt Bắc lúc bấy giờ, ta thấy được niềm mơ ước hòa bình của người cán bộ cũng như toàn dân Việt Bắc. Tất cả đều nói lên niềm tin tưởng chiến thắng sẽ đến với cách mạng với đất nước.

Đại từ phiếm chỉ “ai” trong câu thơ cuối đoạn 2 bài thơ việt bắc của tố hữu đã làm nhòa đi chủ thể trữ tình để tạo nền cho cả đoạn và cũng nhằm trả lời cho câu hỏi tu từ đầu bài thơ: “Mình về mình có nhớ ta?”. Câu thơ như một lời khẳng định tấm lòng thủy chung, son sắt của cả “mình” và “ta”. Đây là lời đồng vọng trong tâm hồn của cả hai người yêu nhau cùng nhớ, cùng thương: “nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

Hướng dẫn phân tích hình tượng nhân vật Mị trong vợ chồng a phủ

Đề 2: Chứng minh tính dân tộc qua bài thơ việt bắc của tố hữu

1/ Giải thích như thế nào là tính dân tộc 

Tính dân tộc được hiểu là một đặc tính; đồng thời cũng là thước đo giá trị của một tác phẩm văn học. Những tác phẩm văn chương lớn từ trước cho đến nay đều vừa mang tính nhân loại, vừa mang tính dân tộc sâu sắc.

- Trong văn học, tính dân tộc được thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. 

Về nội dung, một tác phẩm mang tính dân tộc phải thể hiện được những vấn đề nóng bỏng liên quan đến vận mệnh dân tộc, thể hiện được khát vọng, tình cảm và ý chí của một dân tộc. 

Về hình thức, tác phẩm đó tiếp thu một cách sáng tạo tinh hoa văn hóa của dân tộc. Nếu hiểu như thế thì thơ Tố Hữu mang phong cách nghệ thuật “đậm đà bản sắc dân tộc”, biểu hiện qua Việt Bắc

2/ Những biểu hiện của tính dân tộc trong bài Việt Bắc

Về hình thức

Trong suốt 150 câu bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã vận dụng linh hoạt thể thơ lục bát. Đây là thể thơ truyền thống đặc sắc của Việt Nam từ ngàn đời nay. Cùng với song thất lục bát, thể thơ lục bát có mặt trong ca dao, dân ca, đi vào những tác phẩm lớn như Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn) hay Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Bài thơ việt bắc của tố hữu 

Ngoài Việt Bắc, có rất nhiều tác phẩm của Tố Hữu vận dụng linh hoạt thể thơ lục bát cùng với ngôn ngữ địa phương gần gũi, thân thiết

Bên cạnh đó, Việt Bắc có ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi, đời thường như chính hơi thở cuộc sống của nhân dân. Tố Hữu đã mang vào thơ lối xưng hô thân thuộc: mình - ta và cách đối đáp lấy cảm hứng hát quan họ giao duyên

Về nội dung

Việt Bắc là bản tình ca nồng nàn về tình quân - dân thắm thiết nghĩa tình. Được đặt trong bối cảnh kết thúc 15 năm kháng chiến chống Pháp, sau chiến thắng Điện Biên phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, Việt Bắc đã phản ánh đậm nét hình ảnh, con người Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng, đã đưa những tư tưởng và tình cảm cách mạng hòa nhập và tiếp nối với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc. 

Bài thơ khắc họa lại vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc (qua bức tranh tứ bình), miêu tả vẻ đẹp của cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng ấm áp tình người, vẻ đẹp của lịch sử cách mạng Việt Nam một thời không quên.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách viết bài nghị luận văn học cho 2 trong số những đề hay thi nhất về bài thơ việt bắc của tố hữu. Chúc các em ôn tập tốt!

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: