Ôn tập toàn bộ lý thuyết và các dạng bài tập về nhôm hay thi THPT Quốc gia Hóa

28/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Ôn tập toàn bộ lý thuyết và các dạng bài tập về nhôm hay thi THPT Quốc gia Hóa

Các dạng bài tập về Nhôm và các hợp chất của Al như Nhôm Oxit Al2O3, Nhôm hidroxit Al(OH)3 luôn gây bối rối cho nhiều em học sinh, vì Al có tính chất hóa học đặc trưng đó là kim loại lưỡng tính. Để giúp các em hiểu rõ tính lưỡng tính của nhôm (Al vừa phản ứng được với bazo vừa phản ứng được với axit), và dễ dàng giải các dạng bài tập về Nhôm cùng các hỗn hợp và hợp chất của nhôm như Nhôm Oxit, Nhôm Hidroxit, mời các em đọc bài viết dưới đây.

bài tập về Nhôm

Tổng hợp toàn bộ kiến thức cần nhớ khi làm bài tập về Nhôm Al

* Tính chất hóa học của Nhôm Al
♦ Nhôm tác dụng với Phi kim: 2Al + 3Cl2 -> 2AlCl3
♦ Nhôm tác dụng với nước: 2 Al + 6 H2O -> Al (OH)3 + H2
♦ Nhôm tác dụng với oxit của kim loại kém hoạt động hơn (phản ứng nhiệt nhôm)

2Al + 3CuO -> 3Cu + Al2O3
♦ Nhôm tác dụng với dung dịch axit: 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2
♦ Nhôm tác dụng với dung dịch bazơ: 2Al + 2NaOH + 2H2O -> 2NaAlO2 + 3H2
♦ Nhôm tác dụng với dung dịch muối: 2Al + 3CuCl2 -> 3Cu+ 2AlCl3

1. Nhôm Oxit Al2O3 và Nhôm Hidroxit Al(OH)3 là những chất lưỡng tính

a) Tác dụng với axit
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

b) Tác dụng với bazơ
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

2. Phản ứng của Nhôm với dung dịch kiềm

- Về nguyên tắc, Al dễ dàng đẩy Hidro ra khỏi nước, nhưng trong thực tế có màng Oxit bảo vệ nên vật bằng nhôm không tác dụng với nước khi nguội và đun nóng (ở nhiệt độ nhất định).
- Tuy nhiên những vật bằng nhôm này bị hoà tan trong dung dịch kiềm như NaOH, Ca(OH),... Điều này xảy ra vì có các phản ứng sau:
- Đầu tiên, màng oxit bị phá huỷ trong dung dịch kiềm:
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
- Tiếp đến kim loại nhôm khử nước:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 ↓ + 3H↑ (2)
- Màng Al(OH)3 bị phá huỷ trong dung dịch bazơ
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4] (3)
- Các phản ứng (2) và (3) xảy ra luân phiên cho tới khi Al bị tan hết, vì vậy có thể viết gộp lại:
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2 ↑ (*)

bài tập về Nhôm

3. Muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm

- Hiện tượng quan sát được khi nhỏ từ từ dung dịch bazo vào dung dịch Al : ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, kết tủa tăng đến cực đại sau tan dần đến hết tạo dung dịch trong suốt.

IMột số lưu ý khi giải bài tập về nhôm, hỗn hợp nhôm và các hợp chất của nhôm.

- Với các bài toán hóa học về nhôm, hợp chất của nhôm cũng như các bài toán hỗn hợp. Ngoài việc sử dụng các phương pháp như bào toàn khối lượng (số mol từng nguyên tố trước và sau không đổi) , bảo toàn electron, tăng - giảm khối lượng,..
- Khi giải các bài tập về các oxit lưỡng tính như: Al O , ZnO, Cr O ,... hay các hiđroxit lưỡng tính như: Al(OH) , Zn(OH) , Pb(OH) , Cr(OH) , ... các muối axit (của axit yếu): NaHCO , Na HPO ,... các muối amoni của axit yếu như: (NH ) CO , CH COONH ,... cần lưu ý:
- Một chất lưỡng tính thì tác dụng được với đồng thời cả axit và bazơ (ngược lại chưa chắc đúng).

Ví dụ: Na2CO3 vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với bazơ nhưng Na2CO3 không phải là chất lưỡng tính:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
Na2CO3 + Ba(OH) → BaCO3 ↓ + 2NaOH

- Tính chất của muối NaAlO2 (Natri aluminat) và Na2ZnO2 (natri zincat)
- Các muối NaAlO2 và Na2ZnO2 là các muối của axit yếu Al(OH)3 và Zn(OH)2. Do đó dung dịch các muối này có môi trường bazơ mạnh. Khi thêm axit mạnh vào dung dịch các muối này sẽ xuất hiện kết tủa do axit mạnh đẩy axit yếu là Al(OH)3 và Zn(OH)2 ra khỏi muối và tạo thành kết tủa

Những lưu ý khi giải bài tập về phản ứng nhiệt nhôm

+ Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm → H thì Al còn dư sau phản ứng nhiệt nhôm hoặc hiệu suất H của phản ứng < 100%
+ Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm không có khí thoát ra chứng tỏ không dư Al.
+ Khối lượng hỗn hợp trước và sau phản ứng không đổi (bảo toàn khối lượng).
+ Vận dụng bảo toàn electron

bài tập về Nhôm

Những lưu ý khi giải bài tập về nhôm khi phản ứng với dung dịch bazo (kiềm)

* Cơ chế phản ứng:
+ Trước tiên, Al tham gia phản ứng với nước:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 ↓ + 3H2
+ Al(OH)3 sinh ra là hiđroxit lưỡng tính tan được trong dung dịch kiềm:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
+ Quá trình này lặp đi lặp lại đến hết.
* Đặc biệt chú ý: Nếu cho hỗn hợp Na, K, Ba, Ca và Al (hoặc Zn) vào nước dư, xảy ra các phản ứng:
2M + 2H2O → 2MOH + H2
MOH + H2O + Al → MAlO2 + 3/2 H2 ↑
+ Trong quá trình giải toán có 2 trường hợp xảy ra:
◊ Trường hợp 1: Cả kim loại kiềm và Al đều phản ứng hết nếu số mol kim loại kiềm ≥ số mol Al.
◊ Trường hợp 2: Kim loại kiềm phản ứng hết, Al dư nếu số mol kim loại kiềm < số mol Al.

Sách tổng hợp kiến thức hóa ôn thi THPT Quốc gia: Đột phá 8+ Hóa

Phiên bản tái bản mới nhất của bộ sách cung cấp đầy đủ kiến thức Hóa 3 năm 10-11-12 có trong đề thi THPT Quốc gia, giúp em ôn tập nhanh chóng

Cuốn Đột phá 8+ Hóa tập 1 bao gồm 5 chương kiến thức của phần 1: Nội dung kiến thức trọng tâm

Chương 1: Este - Lipit

Chương 2: Cacbohidrat

Chương 3: Amin- Aminoaxit-Protein

Chương 4: Polime

Chương 5: Đại cương kim loại

Cuốn Đột phá 8+ Hóa tập 2 gồm 3 chương cuối của phần 1 và 4 chuyên đề bổ trợ kiến thức lớp 10-11 của phần 2

Chương 6: Kim loại kiềm - kim loại kiềm thổ - nhôm

Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng

Chương 8: Hóa học môi trường

Phần 2: Bổ trợ kiến thức lớp 10-11

Chuyên đề 1: Sự điện li

Chuyên đề 2: Phi kim

Chuyên đề 3: Hidrocacbon

Chuyên đề 4: Ancol - Phenol

Chuyên đề 5: Andehit - axit cacboxylic

Đột phá 8+ Hóa tái bản tăng cường các bài tập Vận dụng và Vận dụng cao

Xu hướng ra đề thi THPT Quốc gia những năm gần đây đó chính là đề thi phải đảm bảo được cả hai yếu tố

Xét tốt nghiệp: 60% đầu tiên của đề thi Toán sẽ chỉ nằm ở mức Nhận biết và thông hiểu, đảm bảo học sinh trung bình cũng có thể hoàn thành dễ dàng\

Đánh giá đầu vào Đại học: 40% còn lại của đề sẽ có tính phân hóa cực kỳ cao. Các câu hỏi ở cấp độ Vận dụng (mức 3) và Vận dụng cao (mức 4) sẽ được sắp xếp để có thể phân loại thí sinh. Các cấp độ 7 điểm - 8 điểm - 9 điểm và 10 điểm sẽ có sự khác biệt vô cùng rõ rệt.

Trong sách Đột phá 8+ Hóa tái bản mới nhất, nhóm tác giả đã tăng số lượng các bài tập mức độ Vận dụng và Vận dụng cao lên, giúp em nhanh chóng bứt phá mức điểm cao mà mình mong muốn.

Để giúp em nhận dạng nhanh - phản xạ tốt với đề thi, toàn bộ các dạng bài trong sách đều được chia nhỏ thành các kiểu hỏi kèm với phương pháp giải chi tiết và ví dụ mẫu đi kèm.

INFOGRAPHIC giúp nhớ nhanh toán bộ kiến thức Hóa học 10-11-12 

INFOGRAPHIC là cách trình bày thông tin bao gồm cả chữ và hình minh họa. Phần chữ được cô đọng ngắn gọn, kèm với phần hình minh họa kết hợp bảng biểu sẽ giúp em nhớ nhanh những kiến thức lõi môn Hóa

INFOGRAPHIC là phương pháp học tân tiến nhất hiện nay với hiệu quả ghi nhớ gấp 10 lần so với Sơ đồ tư duy và 100 lần so với các cách học thuộc lòng truyền thống như sổ tay hay thẻ ghi nhớ. Hình ảnh INFOGRAPHIC trong sách Đột phá 8+ Hóa được đội ngũ Thiết kế đầu tư về mặt thị giác, sao cho hình ảnh và nội dung kiến thức hài hòa, tinh gọn mà vẫn đảm bảo được khối lượng kiến thức

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: