Nhắc lại cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 11 từ A-Z cho teen 2K1

18/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Nhắc lại cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 11 từ A-Z cho teen 2K1

Ở lớp 11 học sinh đã được hướng dẫn làm văn nghị luận xã hội. Trong năm học lớp 12, teen 2K1 sẽ tiếp tục được học về phần kiến thức này. Đây là phần chắc chắn sẽ xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia. Vì vậy, CCBook sẽ nhắc lại cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 11 để các em khởi đầu năm học mới thật tốt.

 Cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 11

Các kiểu bài nghị luận xã hội

Trong văn nghị luận xã hội chúng ta sẽ có 3 kiểu bài chính. Với mỗi một kiểu bài sẽ có cách làm khác nhau. Khi đi thi các em có thể gặp bất cứ kiểu bài nào. Vì vậy, teen 2K1 cần nẵm rõ đặc điểm của từng dạng văn nghị luận xã hội để không bị nhầm lẫn.

Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Đối tượng của kiểu bài này là một ý kiến, quan niệm về tư tưởng, đạo lí. Những tư tưởng, đạo lí có thể có ý nghĩa tích cực như tình yêu thương, lối sống đẹp, lí tưởng sống. Hoặc có thể thể hiện những quan niệm sai lầm mà chúng ta cần lên án, xác lập lại quan điểm đúng đắn.

Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

Để biết cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 11 về hiện tượng đời sống, trước hết teen 2K1 cần phải nắm được đề tài của kiểu bài này.

Đề tài nghị luận ở đây thường là các hiện tượng đời sống đánh suy ngẫm. Đặc biệt là các hiện tượng liên quan trực tiếp đến thế hệ trẻ.

Các hiện tượng có thể có ý nghĩa tích cực như tấm gương tốt, ý chí, nghị lực. Hoặc cũng có thể là hiện tượng tiêu cực cần lên án, phê phán. Các hiện tượng có thể kể đến như: Bệnh vô cảm, sự lười nhác, thói quen xấu...

Nghị luận về vẫn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học

Đây là kiểu bài khó. Học sinh cần vận dụng cả kiến thức văn học và kiến thức đời sống của mình. Đề tài nghị luận chính là vấn đề xã hội được nhà văn đặt ra trong chính tác phẩm văn học của mình.

Những lưu ý không thể quên khi làm một bài văn nghị luận xã hội

Trước khi bắt tay vào làm một bài văn nghị luận xã hội teen 2K1 phải ghi nhớ các điều sau:

- Phần văn nghị luận xã hội sẽ năm ở câu 1 trong đề thi THPT Quốc gia và chiếm 2 điểm. Kiểu bài này thường yêu cầu học sinh viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ nghị luận về một vấn đề xã hội.

- Đề thi sẽ giới hạn dung lượng bài viết khoảng 200 chữ. Vì thế teen 2K1 cần phải học cách làm bài văn nghị luận xã hội thật ngắn gọn.

- Người viết cần thể hiện được quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá của mình về vấn đề xã hội trong yêu cầu của bài.

- Nên dành thời gian 30 phút cho dạng bài này.

- Thực tế đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn sẽ ra dưới dạng tổng hợp cả hai kiểu bài:

+ Nghị luận về tư tưởng đạo lí

+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Để hoàn thành tốt các dạng bài này, teen 2K1 nên tìm các câu danh ngôn, châm ngôn về tuổi trẻ có ý nghĩa sâu sắc. Tìm tòi, khái quát, tập suy nghĩ về vấn đề nổi bật, có ý nghĩa gần gũi với tuổi trẻ trong đời sống xã hội.

Các em có thể ngó trước cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 12 để mở rộng thêm kiến thức.

Cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 11 chi tiết nhất

Trong phần này, CCBook sẽ đưa ra các phương pháp viết 1 đoạn văn nghị luận xã hội.

- Cách viết đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí

Yêu cầu khi làm một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí: 

+ Phải bám sát vấn đề cần nghị luận

+ Bằng cách giải thích, phân tích hãy làm sáng tỏ vấn đề tư tưởng, đạo lí trong yêu cầu.

+ Phân tích được chỗ đúng, chỗ sai trong tư tưởng cần bàn luận.

+ Bày tỏ thái độ và ý kiến nhận định, khẳng định tư tưởng của người viết.

Các bước khi làm một đoạn văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí: 

Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý cho đoạn văn

Bước 2: Viết đoạn văn theo cấu trúc sau

- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

Chỉ giải thích từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý, chưa rõ nghĩa

Giải thích từ ngữ, hình ảnh trước rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí.

- Khi bàn luận nội dung cần:

Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.

Dùng lí lẽ, lập luận chứng minh tính đúng đắn, bác bỏ tính sai lệch liên quan đến vấn đề được bàn luận.

Tự đặt ra câu hỏi tư tưởng đạo lí đó đã đầy đủ, toàn vẹn hay chưa? Chúng ta có thể bổ sung thêm điều gì không?

Xem xét vấn đề ở nhiều góc độ, dưới nhiều mối quan hệ để đánh giá, bổ sung cho hợp lí.

Người viết cũng cần có suy nghĩ riêng, có tinh thần xây dựng phù hợp với đạo lí.

-  Rút ra bài học nhận thức, hành động trong cuộc sống

Đưa ra bài học nhận thức và hành động:

Bài học cần rút ra từ chính tư tưởng đạo lí trong yêu cầu của bài. Phải hướng bài học theo tuổi trẻ, thiết thực chứ không chung chung, trừu tượng.

Bước 3: Đọc, kiểm tra lại lỗi và hoàn thành bài viết

Đây là công đoạn không thể thiếu trong cách làm văn nghị luận xã hội lớp 11. Sau khi viết bài, học sinh cần đọc lại để soát lại lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.

Đặc biệt cần chú ý đến tính mạch lạc giữa các câu. Bỏ qua khâu này các em có thể không giành trọn 2 điểm của phần thi này.

Trên đây là cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 11 về tư tưởng đạo lí. Ở bài tiếp theo CCBook sẽ hướng dẫn các em cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 11 về hiện tượng đời sống.

Ngoài ra học sinh nên tham khảo thêm cuốn sách Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Cuốn sách đang gây "bão" trong cộng đồng teen 2K1 hiện nay.

Tại sao cuốn sách luyện thi THPT Quốc gia này lại có sức hút như vậy? Bởi vì tất cả các dạng bài tập trong đề thi đều được gói gọn lại. Các em sẽ được hướng dẫn cách là chi tiết nhất cho từng phần thi để đạt điểm tối đa. Cuốn sách được nhiều thầy cô chuyên nôn đánh giá là "trợ thủ siêu đắc lực" cho học sinh 2K1 trong năm học tới.

Xem thêm: Cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 12 dạng đề tổng hợp "chất hơn nước cất"

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: