Soạn văn 10: Hướng dẫn chi tiết 3 bước lập dàn ý bài văn thuyết minh

04/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Soạn văn 10: Hướng dẫn chi tiết 3 bước lập dàn ý bài văn thuyết minh

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nó cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân … của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước để lập dàn ý bài văn thuyết minh theo 3 bước đúng chuẩn.

4 phương pháp học tập hiệu quả môn Văn mà team lười chắc chắn thích

lập dàn ý bài văn thuyết minh

I, Dàn ý bài văn thuyết minh gồm có mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì?

Bố cục bài văn thuyết minh chuẩn cũng tương tự như các dạng viết văn khác và có tất cả là 3 phần: 

Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh

Thân bài: Phân tích các đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh

Kết bài: Cảm nghĩ về đối tượng thuyết minh.

Bố cục ba phần có phù hợp với đặc điểm của bài văn thuyết minh không? Vì sao?

Bố cục ba phần như vậy phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh, bởi văn thuyết minh chủ yếu cung cấp thông tin về sự việc, sự vật cho người đọc.

 

Đáp án soạn văn Lập dàn ý bài văn tự sự lớp 10 chi tiết nhất

II, So sánh phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự và thuyết minh

1/ So sánh phần Mở bài

+ Điểm giống nhau: đều có chức năng giới thiệu đối tượng

+ Điểm khác nhau:

  • Mở bài trong văn bản thuyết minh: giới thiệu đối tượng thuyết minh, mục đích thuyết minh
  • Mở bài trong văn bản tự sự yêu cầu giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, giới thiệu nhân vật chính, góc nhìn (người chứng kiến)

2/ So sánh phần Kết bài

 + Điểm giống nhau: đều là phần cuối của nội dung chính

 + Điểm khác nhau:

  • Kết bài trong văn bản tự sự: là suy nghĩ, cảm xúc khi kết thúc câu chuyện.
  • Kết bài trong văn bản thuyết minh: chừng nào người đọc cảm thấy tiếp nhận hết được những thông tin của đối tượng.

III, Các trình tự sắp xếp (cho phần thân bài) dưới đây (mục 1.4 SGK trang 169) có phù hợp với văn bản thuyết minh không? Vì sao?

Các trình tự sắp xếp ý (cho phần thân bài):

- Trình tự thời gian

- Trình tự không gian

- Trình tự nhận thức của con người

- Trình tự chứng minh – phản bác.

Ba loại trình tự không phù hợp với văn bản thuyết minh. Vì:

- Trình tự thời gian phù hợp với văn tự sự hơn.

- Trình tự không gian phù hợp với văn miêu tả hơn.

- Trình tự nhận thức phù hợp với văn nghị luận hơn.

Riêng trình tự chứng minh - phản bác rất cần phải lập luận để thuyết phục người nghe (người đọc).

IV, Hướng dẫn cách lập dàn ý bài văn thuyết minh 

Tìm hiểu để viết bài giới thiệu về nhà khoa học vĩ đại Anh-xtanh.

Tham khảo

“Trong số những nhà khoa học vĩ đại đã mang đến cho nhân loại một bức tranh vũ trụ mới và đã có công cải tạo thế giới tự nhiên, An-be Anh- xtanh là một, nếu không nói là nhà sáng tạo về khoa học tự nhiên vĩ đại nhất nửa đầu thê kỉ XX.

 ... Những công trình của Anh-xtanh đã đạt tói đỉnh cao nhất của nền vật lí học hiện đại, những công trình mà người ta chỉ có thể diễn đạt được trọn vẹn với một công cụ toán học tôi tân, đồ sộ...

Anh-xtanh không chỉ là nhà khoa học, ông còn là một con người yêu thương chân lí và chính nghĩa. Ông đã thấy trách nhiệm của mình trước xã hội đã đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa đế quốc.

Không chỉ có thế, Anh-xtanh còn là hình ảnh của sự trong sáng về tâm hồn, một con người khinh miệt đến cùng cực cái hung bạo, những tham vọng tầm thường.

Con người Anh-xtanh là sự nhất trí hiếm có giữa cái trong sáng về tâm hồn và cái trong sáng về tư duy.

Trên đây là những điểm chính mà chúng tôi muốn nhấn mạnh về Anh-xtanh”.

(Theo Nguyễn Hoàng Phương - Lòi giới thiệu cuốn An-be Anh-xtanh, NXB Giáo dục Hà Nội, 1996)

Lập dàn ý bài văn thuyết minh (SGK trang 170)

1/ Mở bài \

Đọc câu hỏi mục 2. a. SGK, trang 170) và thực hiện các yêu cầu:

- Để nêu được đề tài bài viết (như giới thiệu về danh nhân nào, tác giả nào, nhà khoa học nào?...) cần gọi tên đề tài và đưa ra đặc điểm nổi bật của nó.

- Để người đọc nhận ra kiểu văn bản (thuyết minh), cần sử dụng các ngôn ngữ đặc trưng của thuyết minh hoặc nêu trực tiếp mục đích thuyết minh.

- Để thu hút sự chú ý của người đọc, cần trình bày trung thực, hấp dẫn

2/ Thân bài

- Muốn tìm ý, chọn ý, cần lựa chọn những tri thức, xem xét độ chính xác và tầm quan trọng của mỗi thông tin đốì với bạn đọc.

- Muốn sắp xếp ý, cần nghiên cứu cấu trúc của bài viết một cách phù hợp, sao cho trật tự trước sau, trật tự logic... giữa các ý tạo ra vẻ đẹp cân xứng và có ý nghĩa

3/ Kết bài

- Muốn trở lại với đề tài thuyết minh, cần khái quát toàn bộ nội dung đã thuyết minh trong phần thân bài, dùng câu văn liên kết để chuyển ý, chuyển đoạn.

-  Muốn lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả cần có những từ ngữ ấn tượng, lịch sử, xã giao... trong kết thúc bài.

V, Luyện tập lập dàn ý bài văn thuyết minh 

Đề bài 1: Lập dàn ý bài văn thuyết minh Giới thiệu một tác giả văn học

MB: Giới thiệu khái quát tác giả để thuyết minh (tên tuổi, quê quán…)

TB: Cuộc đời và sự nghiệp văn học

- Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời…

- Chặng đường sáng tác, tác phẩm chính, nổi bật

- Phong cách sáng tác:

   + Đặc điểm nổi bật về nội dung sáng tác

   + Đặc sắc nghệ thuật

KB: Khẳng định vị trí tác giả vừa thuyết minh, nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả

Đề bài 2: Lập dàn ý bài văn thuyết minh giới thiệu về một tấm gương học tốt

MB: Giới thiệu chung về gương học tốt

TB:

- Nêu hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập, thái độ học tập

- Quá trình học tập

- Những kết quả học tập tốt

KB: Suy nghĩ và rút ra bài học

Đề bài 3: Lập dàn ý bài văn thuyết minh Giới thiệu một phong trào của trường, lớp mình

MB: giới thiệu chung về phong trào ( là phong trào, lĩnh vực, địa điểm diễn ra

TB: Phong trào được phát động, hưởng ứng vì mục đích?

- Diễn biến của phong trào

- Những kết quả cho thấy sự thành công, hiệu quả của phong trào

KB: Nêu ý nghĩa của phong trào

Đề bài 4: Lập dàn ý bài văn thuyết minh Trình bày quy trình sản xuất

MB: Giới thiệu chung về quy trình sản xuất

TB: Đặc điểm quy trình sản xuất, diễn biến:

   + Nguyên liệu

   + Các giai đoạn, quá trình

   + Điểm chú ý trong quá trình sản xuất

- Sản phẩm của quy trình sản xuất, giá trị, chất lượng sau

KB: Kết quả của quy trình sản xuất

Bí quyết chinh phục điểm cao môn Ngữ văn lớp 10

 

Đáp án bài soạn văn được tham khảo từ bộ sách Bí quyết chinh phục điểm cao lớp 10 môn Ngữ văn - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Bản PDF cuốn sách xem TẠI ĐÂY

Bộ Bí quyết Chinh phục điểm cao lớp 10 có đủ các môn học: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý tổng hợp lý thuyết và tăng cường bài tập, giúp em giành điểm 9-10 trong các bài kiểm tra trên lớp

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: