Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy bằng tay đơn giản, sáng tạo

11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy bằng tay đơn giản, sáng tạo

Sơ đồ tư duy là một công cụ nhằm tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ; giúp tăng khả năng ghi nhớ; phân tích và sáng tạo. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ sơ đồ tư duy bằng tay rất đơn giản nhưng đầy sáng tạo và độc đáo; hãy cùng tìm hiểu nhé:

Xem thêm: 

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy hay còn gọi Mindmap là một phương pháp để trình bày những ý tưởng bằng hình ảnh, giúp bộ não của con người tiếp cận và ghi nhớ thông tin một cách nhanh chóng.

Một ví dụ về sơ đồ tư duy môn Văn giúp bạn dễ hình dung:

 Sơ đồ tư duy về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam xương" trong chương trình Ngữ văn lớp 9 trích từ sách "Đột phá 9+ môn Ngữ văn".

Một sơ đồ tư duy sẽ bao gồm 1 chủ đề chính ở vị trí trung tâm, xung quanh là cá nhánh con, các hình ảnh, màu sắc và từ khóa diễn đạt nội dung liên quan về chủ đề đó. Đây được đánh giá là một công cụ tuyệt vời để tổ chức tư duy.

Cách vẽ sơ đồ tư duy đầy sáng tạo và độc đáo

Không khó để vẽ ra một sơ đồ tư duy bằng tay. Tuy nhiên, để có được một sơ đồ tư duy độc đáo và sáng tạo, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và thực hiện theo 4 bước sau:

Các dụng cụ cần chuẩn bị trước khi vẽ sơ đồ tư duy 

Để quá trình vẽ sơ đồ tư duy diễn ra thuận lợi, nhanh chóng; trước tiên bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau: giấy; bút màu (lưu ý càng chuẩn bị bút nhiều màu càng tốt).

 Giấy, bút nhiều màu, tài liệu... là những dụng cụ cần chuẩn bị trước khi tiến hành vẽ sơ đồ tư duy.

Ngoài ra, để đảm bảo về mặt nội dung trong sơ đồ tư duy sẽ thực hiện; bạn đọc nên chuẩn bị sách, tài liệu về chủ đề bài học.

4 bước vẽ sơ đồ tư duy đẹp sáng tạo

Cách vẽ sơ đồ tư duy môn Văn hay môn Lịch sử đều được thực hiện theo 4 bước dưới đây:

+ Bước 1: Xác định chủ đề lớn

Trong bài học, các em cần lựa chọn được chủ đề chính; vấn đề trọng tâm, bao quát.

+ Bước 2: Vẽ các tiêu đề phụ

Sau khi xác định được chủ đề chính, bạn cần tìm kiếm các từ khóa phụ; các nội dung nhỏ liên quan đến chủ đề chính.

+ Bước 3: Tiến hành vẽ thêm các nhánh cấp 2, cấp 3

Thực hiện xong bước 2, tiếp theo bạn cần tìm kiếm các từ khóa phụ cấp 2, cấp 3 (đây là những từ khóa được nối từ các tiêu đề phụ ra, nhằm bổ trợ, làm rõ ý nghĩa cho các tiêu đề phụ.

Lưu ý rằng, các từ khóa trong các nhánh cấp 2, cấp 3 phải có nội dung liên quan đến tiêu đề phụ và chủ đề chính của sơ đồ.

 Sơ đồ tư duy vẽ bằng tay rất sáng tạo, độc đáo.

+ Bước 4: Vẽ thêm hình ảnh minh họa

Nhằm giúp người xem dễ hiểu, dễ ghi nhớ kiến thức, bạn nên kết hợp cùng các màu sắc; các hình ảnh trên sơ đồ tư duy. Điều này sẽ kích thích thị giác và não bộ.

Sơ đồ tư duy được áp dụng nhiều trong học tập giúp học sinh hiểu sâu; nhớ lâu kiến thức. Bên cạnh việc vẽ sơ đồ tư duy bằng tay, bạn cũng có thể vẽ sơ đồ tư duy trên Word hoặc sử dụng các phần mềm đơn giản khác để vẽ.

Hy vọng, thông qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ bạn đọc đã biết cách vẽ sơ đồ tư duy. Hiện tại, sơ đồ tư duy cũng đã được ứng dụng trên một số đầu sách tham khảo của CCBook giúp người học có thể dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ kiến thức. Để nhận được tư vấn chi tiết, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi theo thông tin cuối bài viết.

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

Nguồn: ccbook.vn/

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: