-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ôn tập toàn bộ đề văn về Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
06/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toànCHIẾC THUYỀN NGOÀI XA là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Nguyễn Minh Châu và cũng là tác paharm tọng tâm cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Dưới đây là dàn ý phân tích chi tiết cho toàn bộ các đề thường gặp nhất: phân tích hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài cùng những nhân vật phụ (Đẩu, Phùng)
Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn nằm trong tập truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Minh Châu
I/ Vài nét về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
- Với các tập truyện ngắn Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau (1989)…, Nguyễn Minh Châu “thuộc vào số những nhà văn mở đường tài năng và tinh anh nhất” (Nguyên Ngọc) của văn học Việt nam thời kì đổi mới. Suốt cuộc đời cầm bút, ông không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn, luôn thiết tha truy tìm “cái hạt ngọc” ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn con người.
- Chiếc thuyền ngoài xa ra đời tháng 8/1983, in trong tập Bến quê (1985), sau trở thành nhan đề chung cho tập Chiếc thuyền ngoài xa (1987).
II/ Phân tích hình ảnh biểu tượng “chiếc thuyền ngoài xa”.
- Ở “ngoài xa”: chiếc thuyền ấy có “vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”...
Khi đến gần: bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ ấy là một người đàn bà xấu xí, nghèo khổ và một người đàn ông lam lũ, cục cằn.
=> Đằng sau cái đẹp, là sự tồn tại của cái xấu. (1)
- Ở “ngoài xa”: chiếc thuyền ấy khiến Phùng cảm thấy “cái đẹp chính là đạo đức”, "khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện,… cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".
Khi đến gần: “Chiếc thuyền ngoài xa” ấy cũng bộc lộ bao nhiêu nghịch lí ngang trái và đau xót trong gia đình người đàn bà hàng chài: chồng đánh vợ, con đánh bố, bố tát con...
=> Đằng sau cái tưởng là “đạo đức”, là sự tồn tại của cái phi đạo đức. (2)
Từ (1) và (2) => Mọi sự vật, hiện tượng trong đời, nếu nhìn từ xa sẽ rất khác với lúc nhìn gần => Cần có một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, “cố tìm mà hiểu”(Nam Cao) để phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bề ngoài của hiện tượng.
- Ở “ngoài xa”: chiếc thuyền là hiện thân cho vẻ đẹp có thật của cuộc đời, cũng là "cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh" mà nghệ thuật đã nắm bắt và thể hiện được.
Khi đến gần: chiếc thuyền là hiện thân cho hiện thực cuộc sống nhọc nhằn, cay cực, đầy nghịch lí ngang trái và đau xót
=> Mối quan hệ và khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống: nghệ thuật đã phản ánh được nhiều vẻ đẹp đích thực, nhưng chưa nắm bắt và thể hiện được hết những uẩn khúc sâu xa của cuộc đời
Ôn thi thpt quốc gia 2020: 4 đề Đọc hiểu và Nghị luận xã hội tuyển chọn
Đề thi thpt quốc gia 2019 môn văn - Đáp án chi tiết và dàn ý mẫu Tây Tiến, Từ ấy
[TỔNG HỢP] Phương án tuyển sinh chính thức 2020 của các trường Đại học - Cao đẳng
Đề minh họa 2020 lần 1 full 8 môn kèm lời giải chi tiết
Đề minh họa 2020 lần 2 full 8 môn kèm lời giải chi tiết
III/ Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài.
1/ Hiện thân cho nỗi thống khổ của người phụ nữ làm nghề chài lưới.
a/ Ngoại hình xấu xí:
- Thân hình “cao lớn” nhưng “thô kệch”.
- Gương mặt với “những nốt rỗ chằng chịt”.
- “từ nhỏ đã là 1 đứa con gái xấu xí lại rỗ mặt”.
- “cũng vì xấu, trong phố không ai lấy”.
=> Với phụ nữ, ngoại hình xấu xí cũng là điều thua thiệt, bất hạnh...
b/ Nghèo túng, đông con, thuyền chật:
- Khổ về vật chất, đau đớn về tâm hồn: “từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”.
- Lam lũ, vất vả, thiếu thốn:“lưng áo bạc phếch và rách rưới”, “Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”.
- Trải qua nhiều lần sinh nở, có “một sắp con trên dưới 10 đứa”.
- Không gian sống lại là con thuyền lưới vó chật hẹp.
c/ Người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa thường xuyên bị hành hạ vũ phu
- Cái cảnh tượng gã chồng “trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà” cứ diễn ra thường xuyên “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.
=> Đau đớn vô hạn về thể xác, nhục nhã về tinh thần: “Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”.
Tiểu kết: Người đàn bà hàng chài là hiện thân sinh động của 1 kiếp người bị “vùi dập, đầy đoạ, hắt hủi, không có ai bênh vực”.
2/ Kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn cao cả, cảm động của người phụ nữ.
a/ Bao dung, độ lượng, vị tha:
- Thấy chồng mình đáng thương, đáng được cảm thông: “Lão chồng tôi khi ấy là một người cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi”, “cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính”…Luôn coi chồng mình như người bạn đời thân thiết, cùng “chung lưng đấu cật” để: Chèo chống con thuyền lúc phong ba, nuôi đàn con khôn lớn, gánh vác gia đình, để mưu sinh trong cõi đời cơ cực.
- Nhận mọi lỗi về mình: Cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền chúng tôi đẻ nhiều quá...Giá tôi đẻ ít đi...
- Chắt chiu niềm vui, nâng niu hạnh phúc: Vả lại trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái hoà thuận, vui vẻ...
=> Người đàn bà hàng chài là hiện thân của lòng vị tha, của sự độ lượng, bao dung.
b/ Người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa có lòng thương con vô hạn, tình mẫu tử cảm động, thiêng liêng:
- Coi việc mình bị hành hạ và phải chịu đựng đau khổ bất hạnh là lẽ đương nhiên: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ”.
- Tự nguyện hi sinh hạnh phúc của riêng mình vì cuộc sống của những đứa con: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”.
- Thương con, thiết tha nuôi con khôn lớn, nên nhẫn nhục chấp nhận tất cả, chấp nhận cả những trận đòn vũ phu tàn nhẫn của chồng...=> Đức hi sinh thầm lặng mà sâu sắc.
- Niềm vui tội nghiệp mà cao cả: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...”
c/ Người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa có sự thâm trầm, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời:
- Dễ dàng nhận ra sự đơn giản, ngây thơ trong cách nhìn nhận về con người và cuộc sống của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu: “các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc...”, “các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...”
- Giúp những người có học thức như Đẩu và Phùng hiểu được nguyên cớ khiến mình không thể từ bỏ gã chồng vũ phu, độc ác: Trên thuyền “cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa”
- Lặng lẽ, kín đáo, thâm trầm: “tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu cái lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”.
=> Vẻ đẹp khuất lấp, “cái hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn con người”.
IV/ Phân tích các nhân vật Phùng và Đẩu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
Không chỉ là nhân vật như Đẩu, Phùng còn là người kể chuyện xưng “tôi”, Đẩu là một chánh án công minh, thiết tha bảo vệ sự công bằng của luật pháp. Phùng là một nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, nhạy cảm trước những bất hạnh của con người
1/ Phân tích nhân vật Đẩu:
+ Là “vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”, luôn thiết tha với việc bảo vệ sự công minh của luật pháp.
+ Hai lần ân cần mời người đàn bà hàng chài ngồi lên ghế: “Chị ngồi lên đây, sao lại thế, hãy ngồi lên chiếc ghế này…” => Thân mật, gần gũi với những người lao động nghèo khổ thất học.
+ Bất bình, phẫn nộ trước những hành vi vũ phu của người đàn ông vùng biển: “giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án” “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn”
2/ Phân tích nhân vật Phùng:
+ Trước vẻ đẹp của chiếc thuyền trong sương sớm, Phùng cảm thấy: “bối rối”, “trái tim như có gì bóp thắt vào”, “khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”, “hạnh phúc tràn ngập tâm hồn”, “cái đẹp chính là đạo đức”. => Ngỡ ngàng, rung động trước vẻ đẹp kì diệu có thực của cuộc đời
+ Chứng kiến cảnh gã đàn ông đánh vợ:
- Lần 1: Phùng kinh ngạc “đứng há mồm ra mà nhìn”, “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới” => Đặt cuộc đời lên trên nghệ thuật. Phùng nhận thấy cái đẹp không phải bao giờ cũng là đạo đức.
- Lần 2: Phùng đã “nện cho hắn 1 trận ra trò” => Bất bình, phẫn nộ trước những hành vi vũ phu, tàn nhẫn của con người
+ Nghe câu nói của người đàn bà hàng chài “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”, Phùng “cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá” => Bất bình trước thái độ nhẫn nhục cam chịu của con người
+ Câu hỏi “Cả đời chị có 1 lúc nào thật vui không?” => Xót xa, ái ngại, cảm thông.
Tiểu kết: Đẩu và Phùng đều là những người có tấm lòng nhân hậu, nhạy cảm trước bất hạnh của con người, bất bình trước cái xấu, cái ác và luôn thiết tha với việc bảo vệ quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.
3/ Điểm chung của Phùng và Đẩu trong Chiếc thuyền ngoài xa
Cả hai đều có cái nhìn đơn giản, dễ dãi về con người và cuộc sống.
- Có lòng tốt, có thiện chí nhưng đơn giản trong cách nghĩ khi khuyên người đàn bà bỏ chồng...
=> Ngây thơ, ít kinh nghiệm sống.
- “Lão ta hồi trước bảy nhăm có đi lính ngụy không?” => Cái nhìn đầy định kiến về con người, về cuộc sống.
- Họ đều bất lực trong việc giải phóng con người khỏi đói nghèo túng quẫn và bạo lực gia đình. Đẩu và Phùng thiết tha và nỗ lực hành động để giúp người đàn bà thoát khỏi khổ đau, bất hạnh:
+ Khuyên người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa bỏ chồng: “Tôi bảo thực đấy, chị không sống nổi với gã chồng vũ phu, tàn bạo ấy đâu”, nhưng người đàn bà không thể bỏ chồng vì “nỗi khổ của người đàn bà trên một con thuyền không có đàn ông” “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa”
+ Đẩu gọi lão đàn ông lên toà để giáo dục, răn dạy, Phùng nện cho lão đàn ông một trận ra trò, nhưng lão đàn ông vẫn hành hạ vợ tàn nhẫn, vũ phu
=> Không thể giải phóng con người khỏi đói nghèo túng quẫn và bạo lực gia đình chỉ bằng lòng tốt, đạo lí hay luật pháp, cũng không thể dùng bạo lực chống lại bạo lực.
- Có lòng tốt, có thiện chí, có sự ủng hộ của luật pháp công minh, nhưng không thể giải phóng cho người đàn bà và những đứa trẻ hàng chài khỏi những đau khổ và bất hạnh
=> Để giải phóng con người khỏi tình trạng đói nghèo, túng quẫn và lạc hậu, chỉ có lòng tốt và luật pháp công minh thì vẫn còn chưa đủ.
- Đẩu và Phùng đều là những người lính từng hơn 10 năm cầm súng chiến đấu giải phóng vùng biển ấy... nhưng vẫn không thể giải phóng cho người đàn bà và những đứa trẻ hang chài khỏi những đau khổ và bất hạnh
=> Giải phóng con người khỏi đói nghèo túng quẫn còn nhiều trở ngại, gian nan hơn cả cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.
4/ Quá trình nhận thức của Phùng và Đẩu
Sự “vỡ lẽ” trước những nghịch lí, uẩn khúc của cuộc đời và quá trình nhận thức của Phùng và Đẩu:
-Ban đầu: bất ngờ, ngỡ ngàng, không hiểu được việc người đàn bà luôn nhẫn nhục cam chịu, khi bị hành hạ vũ phu, thường xuyên: “không thể nào hiểu được”
- Về sau: hiểu được những nguyên cớ sâu xa khiến những người phụ nữ hàng chài không thể từ bỏ được gã chồng vũ phu, tàn nhẫn: “Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông... dù hắn man rợ, tàn bạo?”, “Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao
Công của cái phố huyện vùng biển”
=> Trong cuộc đời, để có thể tồn tại và mưu sinh, có những nghịch lí mà người ta buộc phải chấp nhận
- Phùng có nhiều nhận thức sâu sắc và mới mẻ hơn về con người cuộc sống, về nghệ thuật:
+ Phùng hiểu hơn về Đẩu, về chính mình, về những giới hạn của lòng tốt và luật pháp, về cách nhìn nhận đánh giá con người và cuộc sống.
+ Nhận thức mới mẻ về “Chiếc thuyền ngoài xa”: Hình ảnh “chiếc thuyền vó bè” đậu ở giữa phá, giữa lúc “biển bắt đầu gào thét” đã xuất hiện tới 3 lần... => Vẫn được cảm nhận từ khoảng cách “ngoài xa”, nhưng chiếc thuyền không còn bình yên, thi vị thơ mộng nữa...
+ Nhận thức mới mẻ về bức ảnh nghệ thuật chụp ảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm đẹp như mơ:
- “Cái màu hồng hồng” ... là hiện thân cho vẻ đẹp kì diệu của cuộc sống, cũng là vẻ đẹp mà nghệ thuật đã nắm bắt và thể hiện được
- Hình ảnh người đàn bà xấu xí, lam lũ, nghèo khổ, mệt mỏi như đang bước ra từ tấm ảnh chính là hiện thân cho cái lam lũ khó nhọc, cho những uẩn khúc, nghịch lí của cuộc đời.
=> Những nhận thức mới mẻ về mối quan hệ cũng như khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc đời.
5/ Nhận xét, đánh giá về Phùng và Đẩu qua Chiếc thuyền ngoài xa
- Là nhân vật tư tưởng nhưng vẫn được khắc hoạ tinh tế, sinh động, chân thực, giàu sức thuyết phục...
- Qua Phùng và Đẩu, Nguyễn Minh Châu gửi gắm:
+ Thái độ trân trọng những con người có tấm lòng nhân hậu, chính trực, công minh, thiết tha bênh vực, bảo vệ con người
+ Niềm day dứt về việc làm thế nào để giải phóng cho con người khỏi đói nghèo túng quẫn, khỏi khổ đau bất hạnh
+ Cách nhìn nhận đánh giá con người, cuộc sống để phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động.
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)