3 đề thi chuyên văn lớp 10 chuyên đề cảm thụ văn học

08/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
3 đề thi chuyên văn lớp 10 chuyên đề cảm thụ văn học

Trong các đề thi chuyên văn lớp 10 vào các trường THPT Chuyên, không thể thiếu câu hỏi thuộc chuyên đề cảm thụ văn học. Cụ thể, đề bài sẽ đưa ra một nhận định, một đoạn trích ngắn,… Từ đó, học sinh phải viết một bài văn để trình bày những ý kiến riêng của mình liên quan đến nhận định đó.

Dưới đây là một số đề thi chuyên văn lớp 10 phần cảm thụ văn học, giúp học sinh làm quen với cách hỏi của dạng đề này. Từ đó biết áp dụng linh hoạt vào những kiểu bài tập tương tự.

Bộ sách ôn thi vào 10 đầy đủ nhất: Bí quyết chinh phục điểm cao lớp 9 và Đột phá 9+

Bộ sách dành riêng cho học sinh Ôn thi chuyên 

Ôn thi cấp tốc, bù mất gốc: Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra

1, Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi trong đề thi chuyên văn lớp 10

đề thi chuyên văn lớp 10 - cảm thụ văn học 

Đề thi chuyên văn lớp 10 thường có từ 3 cho đến 5 câu hỏi, trong đó ngoài bài nghị luận văn học chính thì học sinh còn phải làm ít nhất 1 bài văn cảm thụ văn học ngắn khác

“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cải đã có rồi mà con muốn nói một điều gì mới mẻ.”.

Nguyễn Đình Thi, “Tiếng nói của văn nghệ

Suy nghĩ về ys kiến trên qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI đề thi chuyên văn lớp 10 phần cảm thụ văn học

1, Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong “Tiếng nói của văn nghệ":

- Giải thích từ ngữ.

+ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại - hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sông

+ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phẩm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.

- Rút ra nội dung nhận định trong đề thi chuyên văn lớp 10: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là thời nhà văn nhân gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của Các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ

đề thi chuyên văn lớp 10 - tiếng nói của văn nghệ 

Nguyễn Đình Thi - Tiếng nói của văn nghệ

2, Chứng minh vấn đề chính trong đề thi chuyên văn lớp 10

Ta sẽ chứng minh thông qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở

Chứng minh hai vấn đề chính:

- Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống (ghi lại cái đã có rồi): hiện thực cuộc sống luôn được thể hiện rõ nét. Ví dụ xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII hiện lên với những mặt trái của nó - xã hội vô nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp con người, số phận bi thảm của người phụ nữ trong "Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Hay cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân trong “Lão Hạc” của Nam Cao. Hoặc không khí sôi nổi, hào hứng trong lao động xây dựng cuộc sống tới trong "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận. hay cuộc sống chiên đầu gian khổ ác liệt nhưng trần đây lạc quan trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính " của Phan Tiền Duật.

- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhấn sinh của mình muốn nói một điều gì mới mẻ. Ví dụ như “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ. Thông qua “Lão Hạc”, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phâm chất tốt đẹp. Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bối đầu chống Pháp. Hay như “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người.

3, Đánh giá chung:

- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung có tính chất đặc trưng của tác phẩm văn nghệ nói chung, tác phẩm văn học nói nêng, gợi cho người đọc có phương pháp tiếp cận tác phẩm đúng dẫn và sâu sắc

- Để có một nội dung sâu sắc, hấp dẫn, nhà văn chẳng những phải có vốn sống phong phú mà còn phải có tài năng nghệ thuật, và quan trọng nhất là tình cảm chân thành, tư tưởng đúng đắn.

2, Hoài Thanh – Ý nghĩa văn chương trong đề thi chuyên văn lớp 10

“Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là long thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài...””

Hoài Thanh – Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2011, T.60)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích “Truyền kỳ mạn lục ") của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích “Truyện Kiều") của Nguyễn Du

Hướng dẫn làm bài đề thi chuyên văn lớp 10 phần số 1

- Hoài Thanh đã đưa ra vấn đề quan trọng, được coi là nguồn gốc cốt yếu của văn chương long thương người mở rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

+ Văn chương, chỉ các tác phẩm thơ văn. Đối tượng phản ánh của tác phẩm văn chương là con người và vạn vật. Nhà văn sáng tác tác phẩm, một mặt phản ánh hiện thực, mặt khác bày tỏ tình cảm với con người và vạn vật. Tác phẩm là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc của người sáng tác, được hình thành, nảy nở từ tình cảm của tác giả đối với cuộc sống con người, quan trọng nhất là tình thương

+ Tình thương người, thương cả muôn vật, muôn loài là lòng nhân ái – một tình cảm rộng lớn, cao cả, mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giả trị của tác phẩm văn chương chân chính. Đó chính là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.

đề thi chuyên văn lớp 10 - hoài thanh 

Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh

+ Nói đến giá trị nhân đạo, đến ý nghĩa nhân văn là nói đến vấn đề con người, vấn đề nhân sinh đạt ra trong tác phẩm. Ở đó, con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu, trong mối quan tâm thường trực của các nhà văn.

Tóm lại, với đề thi chuyên văn lớp 10 này, ta cần nêu bật lên được: Ý kiến của Hoài Thanh là một nhận định về giá trị tư tưởng của tác phẩm văn chương, khẳng định guốn gốc cốt yếu của các tác phẩm văn chương chính là giá trị nhân đạo

+ Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau lòng thương yêu, sự cảm thông xót xa trước những hoàn cảnh, những số phận bất hạnh; lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người; ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quý, trân trọng, nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người.

- Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiểu) của Nguyễn Du là minh chứng rõ nhất cho quan điểm: nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là lòng thương người.

Phần 2 đề thi chuyên văn lớp 10 đề số 2

Phân tích giá trị nhân đạo qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và đoàn trích Kiều ở lâu Ngưng Bích

- Tấm lòng yêu thương, đồng cảm, xót xa cho những số phận người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời. Số phận của Kiều bị ném vào nhà chứa, rồi giam lỏng trong lầu Ngưng Bích với nỗi cô đơn, buồn tủi, thương thân, xót phận. Hay là tình cảnh oan khiên nghiệt ngã của Vũ Nương, đến mức nàng phải dùng cái chết để chứng tỏ tấm lòng trong trắng, tiết hạnh của mình.

- Qua bi kịch thân phận của Kiều Và Vũ Nương, cả hai nhà văn gián tiếp lên án tù các xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã tước đi quyền sống, chà đạp lên con người. Đó là chiến tranh phi nghĩa, là chế độ nam quyền (Chuyên người con gái Nam Xương), là bọn quan lại tham lam, là buôn thịt bản người dồn đẩy con người vào cảnh ngộ đau thương (Truyện Kiều).

- Qua đề thi chuyên văn lớp 10 ta cần khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ, dù cuộc đời của họ bất hạnh, khổ đau, oan trái, truân chuyên. Đó là lòng chung thủy, sự hiếu hạnh, giàu tình yêu thương, luôn sống vì người khác, nghĩ cho người khác của Kiều và Vũ Nương.

- Trân trọng, đề cao những khát vọng nhân văn của người phụ nữ: khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, về một mái ấm gia đình bình dị, sum vầy.

d, Đánh giá về ý kiến của Hoài Thanh:

- Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc, phẩm chất của văn chương là ý kiến đóng đinh, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của văn học: Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc, văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc “Văn học là nhân học"

 - Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh. Bởi cả hai đều là những tác phẩm mang giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì con người.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: