3 đề thi thử môn văn 2020 phần đọc hiểu và NLXH có lời giải chi tiết

06/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
3 đề thi thử môn văn 2020 phần đọc hiểu và NLXH có lời giải chi tiết

Trong cấu trúc đề Văn, phần Đọc hiểu và NLXH chiếm đến một nửa số điểm. Các em học sinh cần ôn kỹ 2 phần này mới có thể ăn chắc 8 điểm Văn THPT Quốc gia. Dưới đây là bộ 3 đề thi thử môn văn 2020 phần đọc hiểu và nghị luận xã hội có đáp án chi tiết. Bộ đề này sẽ giúp em tổng ôn lại kiến thức đọc hiểu. Bên cạnh đó là nắm chắc cấu trúc một bài nghị luận xã hội

 Đề thi môn Ngữ văn có 3 phần: Đọc hiểu 3 điểm, Nghị luận xã hội 2 điểm và Nghị luận văn học 5 điểm

1, Phần Đọc hiểu trích Đề thi thử môn văn 2020 số 1

VĂN BẢN ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Để hiểu rõ hơn quan niệm của các bà mẹ Pháp về tương lai của con cái, chúng tôi xin dẫn một ví dụ khác từ bà mẹ có ba người con đang học phổ thông:

Không ai biết trước được tương lai, nhưng nếu mong đợi thì trước tiên là cháu có một việc làm mà cháu thích. Tôi không muốn cháu cứ phải học thật nhiều, nếu mà cháu không thích thú gì sự học hành đó.

Nếu có cháu nào thích làm thợ nề thì cứ làm thợ nề. Điều quan trọng là chúng hạnh phúc với công việc của chúng. Tôi không thúc đẩy chúng học nhiều nếu điều đó không phù hợp với cháu, không nên làm như vậy. Quan trọng là có một công việc để kiếm sống, tôi không nói với cháu là dứt khoát con phải làm bác sĩ. Các bậc cha mẹ đều muốn con mình trọn vẹn, thập toàn, nhưng tôi thì không, vì nhân vô thập toàn mà, chị nói.

Nhiều bà mẹ Pháp đã cho biết mục tiêu ưu tiên của họ là giáo dục con trưởng thành, phát triển về mọi mặt, nhất là khả năng tự lập để bước vào đời, để sống cuộc sống của chính mỗi người con và biết sống với người khác trong một xã hội nhiều khác biệt, chứ họ không ép con theo đuổi bất kỳ hình mẫu nào theo sự hình dung của họ nếu điều đó không phù hợp với con.

Với họ, quan trọng là từng người con cảm thấy hạnh phúc, ham thích nghề nghiệp trong tương lai của mình, dẫu đó là nghề chân tay hay trí óc. Chuyện học hành bằng cấp cũng cần thiết vì điều này tăng thêm sự lựa chọn nghề nghiệp cho con về sau, nhưng chỉ là một trong nhiều con đường của cuộc sống, chứ không quyết định cho tương lai và hạnh phúc của con.

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ĐỌC HIỂU

CÂU HỎI

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.

Câu 2 đề thi thử môn văn 2020. Xác định nội dung của văn bản trên.

Câu 3. Theo tác giả bài viết, mục tiêu quan trọng nhất trong việc giáo dục con cái là gì? Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả không? Vì sao?

Câu 4. Từ đoạn trích trên Anh/Chị có suy nghĩ gì về vấn đề định hướng, lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT?

Ôn thi thpt quốc gia 2020: 4 đề Đọc hiểu và Nghị luận xã hội tuyển chọn

ĐÁP ÁN ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận, tự sự.

Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã đề cập đến quan điếm định hướng nghề nghiệp và mục tiêu giáo dục của các bà mẹ ở Pháp đối với con mình.

+ Cụ thể là chú trọng về tính tự chủ của con khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp theo năng lực, sở thích của bản thân, khả năng tự lập của con để bước vào đời.

Câu 3: Theo tác giả  bài viết  trên, mục  tiêu quan trọng nhất  trong việc  giáo dục  con cái là hình thành tính tự làm chủ cuộc sống cho con.

Câu 4 đề thi thử môn văn 2020: Bày tỏ suy nghĩ chân thành, sâu sắc của bản thân, thể hiện suy nghĩ hợp lí, thuyết phục về vấn đề hướng nghiệp.

- HS có thể trình bày theo hướng:

+ Tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

+ Các yếu tố cần thiết để quyết định lựa chọn nghề nghiệp (sở thích, năng lực, điều kiện hoàn cảnh...)

+ Hiện trạng nhiều học sinh trong quá trình học tập chưa có định hướng rõ ràng, còn dựa dẫm ỷ nại vào gia đình, lựa chọn một cách thực dụng hoặc chỉ chạy theo xu thế xã hội.

+ Cách để quyết định lựa chọn đúng đắn (nhận thức giá trị bản thân, tham khảo ý kiến tư vấn của những người xung quanh/ tìm kiếm thông tin thực tế).

Một số bài văn nghị luận xã hội và đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia - có đáp án chi tiết

ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Đề bài đề thi thử môn văn 2020: Suy nghĩ về ý kiến "Với họ, quan trọng là từng người con cảm thấy hạnh phúc, ham thích nghề nghiệp trong tương lai của mình, dẫu đó là nghề chân tay hay trí óc”

 Hạnh phúc - đích đến của mọi hành động trong cuộc sống mỗi chúng ta

- Giải thích: Nội dung ý kiến: thể hiện quan điểm đúng đắn, đề cao yếu tố quan trọng - thái độ tích cực, say mê, yêu thích đối với công việc. Đó là nền tảng cho lựa chọn nghề nghiệp, định hướng cho tương lai.

- Chứng minh: có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục; dưới đây là một số hướng giải quyết:

+ Vai trò quan trọng của công việc đối với cuộc sống của mỗi người.

+ Thái độ tích cực, say mê, yêu thích nghề nghiệp có những tác động tích cực như thế nào đối với con người.

- Giải pháp:

+ Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của thái độ lao động;

- Bàn luận, nêu bài học nhận thức và hành động: Phê phán những quan niệm chưa đúng trong việc lựa chọn nghề nghiệp: chọn nghề theo xu hướng thời thượng, chỉ chú trọng những nghề được xã hội đề cao, hứa hẹn thu nhập cao mà không tính đến khả năng, niềm đam mê của bản thân, nhiều gia đình chưa hiểu con mình, còn định hướng nghề nghiệp mang tính gò ép.

Dàn ý nghị luận xã hội chi tiết và đáp án bộ đề Đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia

2, Phần Đọc hiểu trích Đề thi thử môn văn 2020 số 2

VĂN BẢN ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên, mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng có một gia đình êm ấm, con cái nên người ỉà thành công, v.v. Chung quy lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.

Nhưng nếu suy ngẫm kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra, câu hỏi quan trọng không phải là “Thành công là gì?” mà là “Thành công đề làm gì”? Tại sao chúng ta khát khao thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công đem lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới thật ra là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện.

Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, là ảo tưởng. Bạn hãy để hạnh phúc trở  thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn  giúp bạn  thành công hơn chứ không phải điều ngược lại! Đó chính là “bí quyết” để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ĐỌC HIỂU

CÂU HỎI

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.

Câu 2 đề thi thử môn văn 2020. Theo tác giả, điều nào quan trọng hơn: thành công là gì hay thành công để làm gì?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: quan niệm thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, là ảo tưởng?

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm hạnh phúc là nền tảng cuộc sống không? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỌC HIỂU

Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.

Câu 2: - Theo tác giả, lợi ích của thành công quan trọng hơn. Đó là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công đem lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình.

Câu 3 đề thi thử môn văn 2020: - Tác giả cho rằng: quan niệm thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, là ảo tưởng. Vì trên thực tế, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu người thành công vượt bậc. Họ nổi tiếng và giàu có nhưng vẫn bất hạnh, trầm cảm, nhiều người bế tắc và phải tìm đến cái chết.

Câu 4: - Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình; lí giải hợp lí, thuyết phục.

ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Đề bài đề thi thử môn văn 2020: Trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa thành công và hạnh phúc

 "Thành công mà không có hạnh phúc thì cũng chỉ là thất bại mà thôi"

- Lí giải thế nào là thành công, thế nào là hạnh phúc.

- Bàn về mối quan hệ hai chiều của thành công và hạnh phúc:

+ Thành công có giúp chúng ta hạnh phúc?

+ Hạnh phúc có phải là sự thành công?

- Đánh giá xem thành công hay hạnh phúc giữ vai trò nền tảng. Đâu là yếu tố quan trọng hơn, là cái đích hướng đến.

- Bài học nhận thức và hành động: Làm gì để có thành công và hạnh phúc.

3, Phần Đọc hiểu trích Đề thi thử môn văn 2020 số 3

VĂN BẢN ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn có ''tham nhũng" không? Có đấy. Nó bắt đầu từ điều nhỏ bé tí tẹo hàng ngày. Khi ban rời khỏi nhà buổi sáng. Đèn đỏ đầu tiên, cố gắng đừng vượt nó. Không lái xe trên vỉa hè. Đừng bóp còi và hăng hái vượt qua mọi người. Nếu hiểu tham nhũng không phải là một tội danh hình sự, mà là lạm quyền và làm hại cho lợi ích công, thì vượt đèn đỏ và leo lề là các hành vi như thế. Khi bạn vượt đèn đỏ, những người khác cũng sẽ làm theo.

Việc phá vỡ quy tắc là một thói quen của con người. Để chống tham nhũng, bạn phải đấu tranh với thói quen đó từ cái gốc, là chính mình. Không ai khác sẽ làm điều đó cho bạn. Bởi vì họ cũng tham nhũng theo nhiều cách mà chính họ còn không nhận ra.

Hãy giữ vững nền tảng của mình, lựa chọn không phá vỡ các quy tắc ngay từ đầu ngày và bước dần đến cuối ngày. Chỉ cần cố vượt qua thách thức trong các việc tiếp theo, ở cơ quan, ở nơi giao dịch với cơ quan khác, đối tác khác... Mỗi quyết định bạn đưa ra để ủng hộ không chọn tham nhũng, không gật đầu với lợi ích không phải của mình, không "vay mượn" sự ưu tiên, đều là một trận chiến. Giành chiến thắng, bạn đang chống tham nhũng.

Dorothy Newbury nói: "Kỷ luật chỉ là cách đào tạo tâm trí mình thôi". Tức là, theo khái niệm này, chúng ta chỉ cần thực hiện một số thay đối nhỏ trong cuộc sống, tạo ra một số thói quen tốt và những quyết định đúng hơn. Và chúng ta có thể thay đổi mọi thứ.

Bộ 3 đề đọc hiểu Ngữ văn THPT Quốc gia có đáp án

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ĐỌC HIỂU

CÂU HỎI

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ chủ yếu nào?

Câu 2 đề thi thử môn văn 2020. Theo tác giả, "tham những" bắt nguồn từ đâu?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: "Hãy giữ vững nền tảng của mình, lựa chọn không phá vỡ các quy tắc"? Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với ý kiến: "Kỷ luật chỉ là cách đào tạo tâm trí mình thôi" không? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỌC HIỂU

Câu 1: - Phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2: - Theo tác giả, "tham nhũng" bắt nguồn từ:

+ Nó bắt đầu từ điều nhỏ bé tí tẹo hàng ngày. Khi bạn rời khỏi nhà buổi sáng. Đèn đỏ đầu tiên, cố gắng đừng vượt nó. Không lái xe trên vỉa hè. Đừng bóp còi và hăng hái vượt qua mọi người. Nếu hiểu tham nhũng không phải là một tội danh hình sự, mà là lạm quyền và làm hại cho lợi ích công, thì vượt đèn đỏ  và leo lề  là các hành vi như thế.  Khi bạn vượt đèn đỏ, những người khác cũng sẽ làm theo.

+ Việc phá vỡ quy tắc, thói quen thiếu kỉ luật.

Câu 3 đề thi thử môn văn 2020:

- Tác giả cho rằng: Hãy giữ vững nền tảng của mình. Lựa chọn không phá vỡ các quy tắc là quan trọng trong chống tham nhũng vì:

+ Giữ vững nền tảng về đạo đức, kỉ luật và không phá vỡ nguyên tắc. Là một trong những điều kiện cốt yếu giúp con người loại bỏ được thói quen tham nhũng.

+ Trong đoạn trích, tác già đã đưa ra các dẫn chứng chứng minh rất thuyết phục cho việc phá vỡ nguyên tắc, thiếu kỉ luật sẽ dễ tạo nên thói quen tham nhũng như: vượt đèn đỏ, leo lên LỀ

Câu 4 đề thi thử môn văn 2020:

- HS có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Hoặc vừa đồng ý vừa không đồng ý với ý kiến đề bài đưa ra. "Kỷ luật chỉ là cách đào tạo tâm trí mình thôi" nhưng cần đưa ra lí lẽ thuyết phục. Tham khảo gợi ý dưới đây:

+ Đồng ý: Tôi đồng ý rằng "Kỷ luật chỉ là cách đào tạo tâm trí mình thôi". Giữ vững và rèn luyện kỉ luật là cách tốt để có sự kiên định trong suy nghĩ, tâm trí của con người. Ngược lại, tâm trí và suy nghĩ sẽ dễ bị tác động theo chiều hướng tiêu cực từ thế giới bên ngoài. Ví dụ như khi đường vắng và nắng, chúng ta sẽ sẵn sàng vượt đèn đỏ chẳng hạn.

+ Không đồng ý: Tôi không đồng ý, chỉ có "Kỷ luật chỉ là cách đào tạo tâm trí mình thôi". Vì ngoài yếu tố kỉ luật, những yếu tố khác cũng rất cần thiết để rèn luyện tâm trí. Như tư duy cần có để phân tích vả đưa ra chính kiến của bản thân chẳng hạn. Đó cũng là một cách để tâm trí cá nhân không bị tác động bởi thế giới bên ngoài. Kỉ luật chỉ là một sự lựa chọn để đào tạo tâm trí cá nhân mà thôi.

+ Vừa đồng ý vừa không đồng ý: (Kết hợp cả hai ý kiến trên).

Xem thêm: Cách viết các đoạn văn nghị luận xã hội chuẩn cấu trúc thi THPT QG

Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận xã hội chuẩn cấu trúc 6 bước

ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Đề bài đề thi thử môn văn 2020: Suy nghĩ về ý kiến nguyên tắc chứ đừng cứng nhắc.

- Nguyên tắc ở đây được hiểu là những điều đã được quy định và dùng làm cơ sở cho các mối quan hệ xã hội.

- Còn cứng nhắc là những quan niệm không thể thay đổi.

+ Tôi hoàn toàn đồng ý rằng: Nguyên tắc chứ đừng cứng nhắc. Bởi vì bản chất của nguyên tắc là những điều quy định sẵn, không thể thay đối.

+ Nhưng nếu bạn quá cứng nhắc, luôn sống theo nguyên tắc ấy thì e rằng hiệu quả giao tiếp sẽ khó như ý bạn mong muốn.

- Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bạn không nên thường xuyên phá vỡ nguyên tắc của mình. Vì nó sẽ khó giúp bạn giữ vững được những nguyên tắc sống do mình tạo ra.

- Chúng ta còn suy nghĩ thấu đáo trước những tình huống của cuộc sống. Để quyết định xem mình nên giữ vững nguyên tắc hay còn sự linh hoạt

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: