Chữa đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn GDCD

10/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Chữa đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn GDCD

Nằm trong tổ hợp môn Khoa học xã hội nhưng GDCD lại khá ít tài liệu ôn thi THPT Quốc gia. Dưới đây là đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn GDCD phần Pháp luật. Đề thi có đáp án chi tiết từng câu giúp học sinh nắm được kiến thức căn bản. 

Xem thêm bộ đề thi Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí THPT QG 2020 tại đây

Danh sách các trường Đại học tuyển sinh riêng

Nhận sách CC Thần tốc luyện đề ôn thi Đại học FREE TẠI ĐÂY 

Gợi ý chọn tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2020

Đồng giá 80k/ cuốn CC Thần tốc luyện đề 2020 - Bộ 55 đề thi chuẩn cấu trúc Bộ Giáo dục có đáp án chi tiết 

Đồng giá 100k/ cuốn Bí quyết chinh phục điểm cao kì thi THPT Quốc gia -> bộ sách NÂNG CAO ôn TỰ LUẬN thi Bách Khoa, Ngoại thương

Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia: Trọn bộ kiến thức + dạng bài mẫu xuyên suốt 3 năm THPT

Ôn luyện kì thi THPT Quốc gia

Infographic kì thi THPT Quốc gia

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Giáo dục công dân phần 1

Tổ hợp Khoa học xã hội - đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn GDCD  

Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn GDCD

Câu 1. Pháp luật là

A, hệ thống các điều khoản được quy định trong các bộ luật của Việt Nam do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

B, hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

C, các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bắt buộc mọi người phải tuân theo.

D, các điều khoản được quy định trong các bộ luật của Việt Nam.

Câu 2 đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn GDCD. Pháp luật do tổ chức nào xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện?

A, Bộ Chính trị.                   

B, Nhà nước.                           

C, Quốc hội.                           

D, Văn phòng Chính phủ.

Câu 3. Tính phổ biến của pháp luật là

A, được áp dụng đối với mọi công dân Việt Nam.

B, được áp dụng với nhiều người, ở nhiều nơi, trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.

C, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

D, được áp dụng trên hầu khắp các tỉnh thành ở nước ta.

Câu 4. Nhằm tạo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái với

A, quy tắc đạo đức chung.                                                      

B, nguyện vọng của số đông.

C, Hiến pháp.                                                                             

D, nguyên tắc xử sự chung.

Câu 5. Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây ?

A, Quy định                           

B, Pháp luật                             

C, Quy tắc                               

D, Quy chế

Câu 6 đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn GDCD. Những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A, Tính quy định phổ biến.                                                     

B, Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C, Tính quy phạm phổ biến.                                                   

D, Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 7. Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành

A, nhiều quy định pháp luật.                                                  

B, nhiều quy phạm pháp luật.

C, một số quy định pháp luật.                                                

D, một quy phạm pháp luật.

Câu 8. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với

A, ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

B, nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện.

C, nguyện vọng của mọi tầng lớp trong xã hội.

D, ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây thể hiện bản chất của pháp luật?

A, Giai cấp và xã hội.                                                                

B, Tầng lớp và xã hội.

C, Giai cấp và công dân.                                                          

D, Tầng lớp và công dân.

Pháp luật - đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn GDCD 

Pháp luật là một chương quan trọng trong bài thi môn GDCD

Câu 10 đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn GDCD. Nội dung nào dưới đây thể hiện đặc trưng của pháp luật?

A, Tính chuẩn mực phổ biến.                                                 

B, Tính quy phạm phổ biến.

C, Tính quy phạm phổ thông.                                                

D, Tính chuẩn mực phổ thông.

Câu 11. Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì?

A, Tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội.

B, Yêu cầu người dân thực hiện pháp luật và ủng hộ.

C, Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xã, phường, thị trấn.

D, Kiểm tra, kiểm sát hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Câu 12. Không có pháp luật, xã hội sẽ

A, gò ép bởi quy định của pháp luật.                                 

B, không có trật tự và ổn định.

C, không có những quy định bắt buộc.                             

D, không có ai bị kiểm soát hoạt động.

Câu 13. Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ, đó là

A, xã hội và công dân.                                                              

B, Nhà nước và công dân.

C, quản lí và bảo vệ.                                                                   

D, tổ chức xã hội và cá nhân.

Câu 14 đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn GDCD. Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây ban hành?

A, Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

B, Tổ chức Công đoàn.

C, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D, Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Giáo dục công dân phần 2

Câu 15. Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng pháp luật nào dưới đây?

A, Tính quy phạm phổ biến.                                                   

B, Tính hiện đại.

C, Tính quyền lực, bắt buộc chung.                                    

D, Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 16. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A, Bản chất dân tộc.          

B, Bản chất nhân dân.        

C, Bản chất giai cấp.          

D, Bản chất xã hội.

Câu 17. Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới dây?

A, Giáo dục.                          

B, Pháp luật.                            

C, Thuyết phục.                    

D, Tuyên truyền.

Câu 18. Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện một trong những đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A, Tính quy phạm phổ biến.                                                   

B, Tính nhân dân.

C, Tính nghiêm túc.                                                                    

D, Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 19 đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn GDCD. Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của

A, dân tộc.                              

B, xã hội.                                   

C, cộng đồng.                        

D, nhà nước.

Câu 20. Khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ là “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức” là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với

A, văn hóa.                             

B, kinh tế.                                 

C, chính trị.                             

D, đạo đức.

Câu 21. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A, Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức

B, Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.

C, Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.                  

D, Pháp luật bắt buộc đối với một số người.

Câu 22. Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đứC, Đây là nội dung mối quan hệ giữa pháp luật với

A, văn hóa.                             

B, kinh tế.                                 

C, chính trị.                             

D, đạo đức.

Câu 23. Những giá trị cơ bản của pháp luật như: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải đồng thời là

A, tập tục của làng quê.                                                            

B, phong tục, tập quán.

C, đặc điểm của hương ước.                                                  

D, giá trị đạo đức cao cả.

Câu 24 đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn GDCD. Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?

A, Phải làm.                            

B, Không được làm.            

C, Được làm.                         

D, Nên làm.

Câu 25. Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở

A, tính cơ bản.                                                                                B, tính quyền lực, bắt buộc chung.

C, tính truyền thống.                                                                  

D, tính hiện đại.

Câu 26. Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào thể hiện sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật?

A, Đều được nhà nước đảm bảo thực hiện.                   

B, Đều có tính bắt buộc chung.

C, Đều là hệ thống quy tắc xử sự.                                       

D, Đều có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 27. Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định đều phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định thuộc nội dung nào dưới đây?

A, Tính bắt buộc chung của pháp luật.

B, Tính quyền lực của pháp luật.

C, Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.

D, Tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

Câu 28 đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn GDCD. Xác định đâu là văn bản quy phạm pháp luật?

A, Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam.

B, Nội quy nhà trường.

C, Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

D, Luật Bảo vệ môi trường.

Câu 29. Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là

A, sử dụng cho một tổ chức chính trị.

B, có tính bắt buộc.

C, khuôn mẫu chung.

D, tính quy phạm phổ biến.

Nhà nước - đề thi thử thpt quốc gia 2019 môn GDCD 

Nhà nước CHXHCN Việt Nam

Câu 30. Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật

A, phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

B, thể hiện tính quy phạm phổ biến.

C, bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

D, luôn tồn tại trong đời sống xã hội.

Đáp án bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Giáo dục công dân phần 1

ĐÁP ÁN

1. B2. B3. C4. C5. B6. C7. D8. D9. A10. B
11. A12. B13. B14. C15. D16. C17. B18. D19. D20. D
21. A22. D23. D24. D25. B26. C27. D28. D29. D30. C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 2. Chọn đáp án B

Theo SGK Giáo dục công dân 12, Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Vậy đáp án là: Nhà nước

Câu 3. Chọn đáp án C

Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bởi lẽ pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Câu 4 đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn GDCD. Chọn đáp án C

Vì Hiến pháp là luật cơ bản của Việt Nam, có hiệu lực pháp lí cao nhất nên mọi văn bản khác phải có nội dung phù hợp, không được trái với Hiến pháp.

Câu 5. Chọn đáp án B

Theo SGK Giáo dục công dân 12 (trang 5) Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước

Câu 6. Chọn đáp án C

Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bởi lẽ pháp luật là những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Câu 7. Chọn đáp án D

Theo SGK Giáo dục công dân lớp 12: Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một quy phạm pháp luật.

Câu 8. Chọn đáp án D

Theo SGK Giáo dục công dân 12: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

Câu 9. Chọn đáp án A

Các đặc trưng của pháp luật cho thấy pháp luật vừa có bản chất giai cấp vừa có bản chất xã hội.

Câu 10 đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn GDCD. Chọn đáp án B

Pháp luật có ba đặc trưng cơ bản là: tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Vậy đáp án của câu hỏi này là tính quy phạm phổ biến

Câu 11. Chọn đáp án A

Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội.

Câu 12. Chọn đáp án B

Theo SGK Giáo dục công dân 12, không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.

Câu 13. Chọn đáp án B

Theo SGK Giáo dục công dân 12, Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ: Nhà nước và công dân.

Câu 14. Chọn đáp án C

Theo SGK Giáo dục công dân lớp 12, Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.f, Ở Việt Nam pháp luật do Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đáp án bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Giáo dục công dân phần 2

Câu 15. Chọn đáp án D

Theo SGK Giáo dục công dân 12, Pháp luật có tính chặt chẽ về mặt hình thức thể hiện cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều phải được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 16. Chọn đáp án C

Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện: pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.

Câu 17. Chọn đáp án B

Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ: Nhà nước và Công dân. Từ góc độ Nhà nước, Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực Nhà nước, phương tiện để Nhà nước quản lý kinh tế - xã hội, cơ sở cho việc hoạt động của bộ máy Nhà nước.

Câu 18 đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn GDCD. Chọn đáp án D

Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung vì pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước, Pháp luật có tính bắt buộc chung tức là quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật.

Câu 19. Chọn đáp án D

Theo SGK Giáo dục công dân 12, Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, Vậy đáp án là: Nhà nước

Câu 20. Chọn đáp án D

Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biển, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật. “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức” vừa là luật nhưng cũng thể hiện mối quan hệ với đạo đức.

Câu 21. Chọn đáp án A

Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Còn đạo đức là những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, không bắt buộc với mọi đối tượng hoặc có thực hiện hay không tùy vào thái độ của mỗi người.

Câu 22. Chọn đáp án D

Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biển, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật. Khi đã trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước, Do đó, pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức, Đây là nội dung mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

Câu 23 đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn GDCD. Chọn đáp án D

Theo SGK Giáo dục công dân 12, Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của con người trong mọi hoàn cảnh, điều kiện như nhau, là thể hiện của công lí, công bằng và giới hạn tự do của mỗi người trong việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính những giá trị cơ bản của pháp luật như: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải đồng thời là giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.

Câu 24. Chọn đáp án D

Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp được cho phép làm (được làm), có nghĩa vụ làm những việc mà pháp luật quy định phải làm, và không làm những việc mà pháp luật không cho làm.

Đáp án bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Giáo dục công dân phần 3

Câu 25. Chọn đáp án B

Trước hết, pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bên cạnh đó một trong những đặc trưng quan trọng của pháp luật là mang tính quyền lực, bắt buộc chung. Ngoài ra, pháp luật còn có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 26. Chọn đáp án C

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, Đạo đức là những quy tắc xử sự của con người, của tập thể và của cộng đồng được hình thành trên cơ sở quan niệm về cái thiện, cái ác, về nghĩa vụ, lương tâm. Cả pháp luật và đạo đức đều là hệ thống quy tắc xử sự.

Câu 27. Chọn đáp án D

Theo SGK GDCD 12 trang 5: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, được hiểu: pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi. Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định.

Câu 28. Chọn đáp án D

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Như vậy, trong các văn bản được nêu, chỉ có Luật Bảo vệ môi trường là văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 29 đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn GDCD. Chọn đáp án D

Theo SGK Giáo dục công dân 12, tính quy phạm phổ biến của pháp luật chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.

Câu 30. Chọn đáp án C

Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: