Giải chi tiết đề thi thử vào 10 môn văn Hải Phòng, Hà Nội

08/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Giải chi tiết đề thi thử vào 10 môn văn Hải Phòng, Hà Nội

Tổng hợp bộ đề thi thử vào 10 môn văn tuyển chọn mới nhất năm 2020 dành cho 2k5 ôn thi công lập. Đề thi môn Ngữ văn vào THPT thường xoay quanh những tác phẩm trọng tâm chương trình lớp 9. Có thể kể đến như Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con, Con cò, Bến quê, Những ngôi sao xa xôi,... Ngoài ra, để có thể đạt điểm tốt trong kì thi vào lớp 10, học sinh còn cần làm tốt các đề đọc hiểu văn bản.  

Gợi ý tài liệu ôn thi tuyển sinh vào lớp 10

Bộ sách ôn thi vào 10 cấp tốc: Đột phá 9+

Đồng giá 150k/ cuốn: Bí quyết chinh phục điểm cao lớp 9: Tổng ôn toàn bộ kiến thức lớp 9 cấp tốc, cầm chắc 9 điểm/ môn thi vào 10

Bộ sách ôn thi vào trường CHUYÊN đỉnh nhất

Đề thi thử vào 10 môn văn Hải Phòng 2020 – số 1

 Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn có cấu trúc gồm 2 phần: Đọc hiểu và Làm văn

Đề thi thử vào 10 môn văn Hải Phòng Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm).

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

"Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sản đó cũng chỉ vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, và những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cả kho, rau luộc, da ghẻm, cà muối, cháo hoa".

Câu 1. (0,5 điểm).

Nêu tên tác giả và tên văn bản chứa đoạn trích trên?

Câu 2 đề thi thử vào 10 môn văn Hải Phòng. (0,5 điểm).

Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào đối với Hồ Chí Minh?

Dàn bài chung và chữa các đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9 theo 3 dạng

Câu 3. (1,0 điểm).

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu "Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì"? Nêu hiệu quả của phép tu từ đó?

Câu 4: (1,0 điểm).

Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích là gì?

3 đề thi thử vào 10 môn toán Hà Nội 2020 có đáp án chi tiết

Đáp án đề thi thử vào 10 môn văn Hải Phòng phần I. Đọc hiểu

Câu 1

+ Tác giả Lê Anh Trà

+ Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh

Câu 2

+ Thái độ của tác giả đối với Hồ Chí Minh: trân trọng, khâm phục, tự hào về lối sống đẹp đẽ của Hồ Chí Minh

Câu 3

Biện pháp tu từ Liệt kê, so sánh

Tác dụng: Làm rõ được lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bắc được thể hiện qua sinh hoạt thường ngày

Câu 4: Thông điệp của tác giả:

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi mỗi chúng ta hãy biết hòa quyện giữa lối sống hiện đại của thế giới với lối sống truyền thống của dân tộc. Đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay cần phải sống phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của gia đình, bản thân

Tập làm văn lớp 9: Bài tập củng cố chọn lọc ôn thi vào lớp 10 chuyên

Đề thi thử vào 10 môn văn Hải Phòng Phần II. Làm văn (7,0 điểm).

Câu 1. (2,0 điểm).

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về những điều em học tập được từ phong cách Hồ Chí Minh.

Câu 2. (5,0 điểm).

Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người bà được thể hiện trong đoạn thơ sau:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xối gạo mới sẽ chung vui

Nhóm dậy cà tâm tình thôi nhỏ

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!"

(Bếp lửa - Bằng Việt)

Tóm tắt toàn bộ 5 chuyên đề tập làm văn lớp 9

Dàn ý chi tiết đề thi thử vào 10 môn văn Hải Phòng phần Làm văn

Câu 1

Việc học tập phong cách Hồ Chí Minh là một điều có ý nghĩa, rất quan trọng với mỗi chúng ta đặc biệt trong tình hình đất nước hiện nay - nền kinh tế hội nhập đòi hỏi việc hòa quyện giữa lối sống hiện đại và dân tộc

- Cần có lối sống giản dị, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của gia đình, bản thân. Biểu hiện qua giao tiếp - cuộc sống thường ngày. Cần tích cực, chủ động trong việc tiếp thu tri thức và văn hóa nhân loại, đặc biệt là qua việc trau dồi vốn ngoại ngữ...Tiếp thu cái mới, cái hiện đại nhưng phải giữ được những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.

 Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là một trong những tác phẩm trọng tâm cho kì thi thử vào 10 môn văn

 - Khẳng định ý nghĩa tốt đẹp của việc học tập phong cách Hồ Chí Minh trong việc hình thành Phong cách sống của các bạn trẻ hiện nay.

- Phê phán một bộ phận thanh niên, học sinh ngày nay có lối sống đua đòi, ăn chơi

- Bài học nhận thức và hành động của bản thân

Câu 2 đề thi thử vào 10 môn văn Hải Phòng

I/ Mở bài:

- Giới thiệu được tác giả Bằng Việt, bài thơ "Bếp lửa"

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Hình ảnh người bà qua đoạn tho.

II/ Thân bài:

* Đoạn thơ thể hiện những suy ngẫm của người cháu về bếp lửa và người bà. Tác giả khẳng định: suốt đời bà không khi nào khác được, luôn vật và, tảo tần và giàu đức hi sinh. Vì thương con, thương cháu mà bà tự nguyện lận đận trọn kiếp người. Tác giả thương bà thật thấm thía, chân thành.

+ Điệp từ "nhóm” được nhắc lại 4 lần mang những ý nghĩa khác nhau, bồi đắp cao dần, ngày càng toả sáng.

+Khi bà "nhóm bếp lửa" cũng là lúc bà nhóm lên tình yêu thương, nhóm lên niềm vui sưởi ấm, sự san sẻ, và cả tâm tình tuổi thơ.

+ Bà "nhóm lên" trong cháu, truyền cho cháu tình ruột thịt nồng

+ Nhờ ngọn lửa mà bà "ủ", bà "nhen", bà "giữ", cháu thêm hiểu, thêm yêu con người, đất nước, sống ân nghĩa, thuỷ chung, cháu có nghị lực để vượt qua gian khó, trưởng thành.

> Đánh giá: Bà là hiện thân của biết bao người bà, người mẹ, người phụ nữ Việt Nam trong những năm kháng chiến: yêu nước, tảo tần, nhẫn nại, giàu đức hi sinh và đầy lòng yêu thương.

* Nghệ thuật:

+ Phương thức biểu đạt kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả và bình luận

+ Hình ảnh người bà không được khắc hoạ trực tiếp mà bằng dòng hồi tưởng, suy ngẫm, bằng tình yêu, lòng biết ơn vô hạn của người cháu.

+ Cách lựa chọn hình ảnh, ngôn ngữ vừa gần gũi, giản dị vừa có ý nghĩa biểu tượng cao, hình ảnh bếp lửa và người bà gắn bó mật thiết, vừa tách bạch, vừa nhoà lẫn trong nhau, toả sáng trong nhau.

III/ Kết thúc vấn đề: đánh giá, khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Đề thi thử vào 10 môn văn Hà Nội – lần thứ 2

Đề thi thử vào 10 môn văn Hà Nội phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình.

 (Trích: Ánh trăng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2018, tr 156)

1/ Chỉ ra và phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai dòng thơ sau:

“Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình.”

2/ Em hãy giải thích tại sao trong suốt bài thơ, tác giả đùng hình ảnh “vầng trăng”, “trăng", nhưng đến hai dòng thơ cuối, tác giả lại dùng “ánh trăng”?

3/ Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về phút “giật mình" của nhân vật “ta” trong khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối và một câu có thành phần phụ chú (gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu có thành phần phụ chủ).

Đáp án đề thi thử vào 10 môn văn Hà Nội phần I. Đọc hiểu

Câu 1. (1 điểm)

- Chỉ ra được biện pháp nhân hóa: trăng “im phăng phắc (0,25 điểm)

- Tác dụng: Trăng giống như một con người, im lặng bao dung và nghiêm khắc. Hình ảnh nhân hóa làm cho câu thơ sinh động, tăng khả năng gợi hình, gợi cảm. (0,25 điểm)

- Chỉ ra được biện pháp tương phản giữa ánh trăng "im phăng phắc" và cái “ giật mình" của nhân vật “ta”. (0,25 điểm)

- Tác dụng: nhấn mạnh và làm nổi bật giây phút bừng tỉnh của nhân vật. (0,25 điểm)

Câu 2. (0,5 điểm)

Tác giả dùng "ảnh trăng” vì: ánh trăng giống như "ngôn ngữ" của vầng trăng, như một thông điệp ngầm mà “trăng" muốn gửi đến nhân vật, "ánh trăng" cũng là thứ ánh sáng đặc biệt có thể soi tỏ được vào những nơi khuất tối của tâm hồn, giúp nhân vật thức tỉnh.

Câu 3 đề thi thử vào 10 môn văn Hà Nội (3,5 điểm)

- Câu kết đoạn đạt yêu cầu (0.5 điểm)

- Phần thân đoạn khoảng 10-11 câu, học sinh cần bám sát vào đoạn thơ, phân tích được trạng thái cảm xúc đặc biệt của nhân vật khi đối diện với bánh trăng im phăng phắc”, từ đó làm rõ được ý nghĩa đặc biệt của phút “giật mình" của nhân vật “ta”:

+ “Giật mình” để hối hận, tiếc nuối khi thấy mình đã bội bạc, vô tình với quá khứ, (0.5 điểm)

+ “Giật mình” để tự nhắc nhở mình hãy biết sống tình nghĩa, thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn;  (0.5 điểm)

+ “Giật mình" để thức tỉnh, bừng tỉnh, nhìn lại những hạn chế của chính bản thân mình, từ đó vươn lên hoàn thiện nhân cách; (1 điểm)

+ Cái “giật mình” của nhân vật còn có sức lan toả cảm xúc, có thể làm người đọc “giật mình” nhận ra những điều ý nghĩa khác trong cuộc sống, (0.5 điểm)

- Có sử dụng phép nối (gạch dưới) (0,25 điểm)

- Có một câu có thành phần phụ chú (gạch dưới) (0,25 điểm)

Đề thi thử vào 10 môn văn Hà Nội phần II. Làm văn

Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long có đoạn:

"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đội, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất".

1, Đoạn văn trên là tâm sự của ai? Những tâm sự đó được nói trong hoàn cảnh nào?

2, Trong đoạn trích, nhân vật có nói “Công việc của cháu gian khổ thế đấy". Em hãy cho biết, trong tác phẩm, công việc của nhân vật gian khổ như thế nào?

 Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long

3, Theo em, điều gì đã giúp nhân vật vượt lên những gian khổ đó để sống yêu đời hoàn thành nhiệm vụ?

4, Từ kiến thức về tác phẩm có đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thỉ nêu suy nghĩ của em về lời tâm sự “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi...”.

Đáp án đề thi thử vào 10 môn văn Hà Nội chi tiết phần II. Làm văn

Câu 1. (0.75 điểm)

- Tâm sự của nhân vật anh thanh niên (0,25 điểm)

- Tâm sự đó được nói trong cuộc gặp gỡ bất ngờ và ngắn ngủi giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư mới ra trường.  (0,5 điểm)

Câu 2. (1 điểm)

- Công việc của anh thanh niên; làm công tác khí tượng kiểm vật lí địa cầu; hằng ngày anh phải đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất để báo về xuôi vào lúc bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, một giở sảng; (0,5 điểm)

- Đây là công việc gian khổ vì anh phải làm việc một mình, trong điềukiện thời tiết khắc nghiệt. Hơn nữa, đó là những việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và độ chính xác cao. (0,5 điểm)

Câu 3. Điều giúp anh thanh niên đã vượt lên những gian khổ đỏ để sống yêu đời hoàn thành nhiệm vụ (1,25 điểm)

- Anh là người yêu nghề, say mê công việc và ý thức sâu sắc về ý nghĩa công việc của mình; (0,5 điểm)

- Anh có lí tưởng sống đúng đắn, sống là cống hiến cuộc đời mình cho đất nước; (0,5 điểm)

- Anh có tinh thần lạc quan, luôn yêu đời và biết làm chủ cuộc sống của mình. (0,25 điểm)

Câu 4 đề thi thử vào 10 môn văn Hà Nội Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu về: (2.0 điểm)

Nội dung:

- Giải thích:

Lời tâm sự “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi" thể hiện suy nghĩ tích cực về công việc: công việc thực sự là một nguồn vui, một người bạn trong cuộc sống. (0,25 điểm)

- Bàn luận được một số khía cạnh chính: (1 điểm)

+ Đó là suy nghĩ đúng đắn vì trong cuộc sống, ai cũng phải làm việc, phải lao động để nuôi sống bản thân và góp phần xây dựng gia đình, xã hội;

+ Khi coi công việc là bạn, là nguồn vui thì công việc sẽ trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả;

+ Khi làm việc là lúc ta tự rèn luận các kĩ năng, do vậy công việc giúp ta hoàn thiện và phát triển bản thân;

+ Lời tâm sự của anh thanh niên gián tiếp phê phán những người coi công việc là gánh nặng, những người lười nhác...

- Bài học rút ra: (0,25 điểm)

+ Hiểu được tầm quan trọng của lao động trong cuộc sống:

+ Bản thân mỗi người cần có thái độ yêu lao động, coi lao động là niềm vui, niềm hạnh phúc.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: