5 dạng đề đọc hiểu ôn thi vào lớp 10 môn văn chắc chắn trúng tủ

06/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
5 dạng đề đọc hiểu ôn thi vào lớp 10 môn văn chắc chắn trúng tủ

Đọc hiểu chiếm đến 3 - 4 điểm trong đề thi vào lớp 10 môn Văn. Bởi thế, đây là phần quan trọng không kém gì nghị luận văn học trong quá trình ôn thi vào lớp 10 môn văn đâu. Tổng ôn tập ngay 5 dạng đề đọc hiểu chắc chắn trúng tủ này để tự tin giành điểm 8+ môn Văn nhé

Thuộc lòng cách làm bài đọc hiểu văn bản để ăn chắc 3 điểm

 Đọc hiểu chiếm đến 3 điểm trong đề, nên khi ôn thi vào lớp 10 môn văn các em không nên chủ quan nhé

1, Dạng 1: Nêu tên tác giả, tác phẩm, xác định phương thức biểu đạt

Các phương thức biểu đạt chính bao gồm: tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm và thuyết minh. Theo đó, học sinh cần phân biệt giữa hai kiểu hỏi

+ Phương thức biểu đạt chính: chỉ nêu lên DUY NHẤT 01 phương thức biểu đạt chính

+ Những phương thức biểu đạt: phải nêu tất cả các phương thức biểu đạt của văn bản

Ngoài ra có một số đề thi sẽ hỏi về thể thơ. Do đó, khi ôn thi vào lớp 10 môn văn học sinh chú ý phân biệt các thể thơ bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, lục bát, song thất lục bát, thơ tự do,… để xác định cho chính xác

Chữa ví dụ mẫu

Trích đề ôn thi vào lớp 10 môn văn trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Hà Nội

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).

Câu hỏi 1 đề ôn thi vào lớp 10 môn văn: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy?

Đáp án ví dụ mẫu

Đoạn thơ nằm trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (0,25đ)

Tác giả: Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. (0,5đ)

 Chân dung nhà thơ Phạm Tiến Duật

Bài thơ được sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt (0,25đ)

2, Dạng 2: Xác định và nêu ý nghĩa của các biện pháp tu từ

98% đề thi vào lớp 10 chắc chắn có dạng bài này đó, nên các em nhớ ôn thật kỹ các biện pháp nghệ thuật chính hay gặp nhé. Bao gồm so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,… Sau đó làm theo 3 bước xác định biện pháp tu từ sau

Bước 1: Nêu chính xác tên gọi của các biện pháp tu từ đó

Bước 2: Nêu lên các cụm từ, câu nói trong bài thể hiện biện pháp tu từ

Bước 3: Nêu tác dụng, ý nghĩa của biện pháp tu từ đó đến toàn bộ đoạn văn. Đây là bước mà học sinh thường quên, dẫn đến mất điểm đáng tiế, cần chú ý khi ôn thi vào lớp 10 môn văn nhé

Chữa ví dụ mẫu

Ví dụ 1: Trích thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Hà Nội (tiếp)

Câu 2: Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ đó.

Đáp án câu hỏi ôn thi vào lớp 10 môn văn: Học sinh có thể chọn một trong hai hình ảnh ẩn dụ: trời xanh hoặc trái tim (0,25đ)

Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện (0,75đ)

Ví dụ 2: Trích đề Chuyên Sư phạm

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

"Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc".

(Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên .

Đáp án câu hỏi đề ôn thi vào lớp 10 môn văn

- Từ láy trong đoạn thơ trên: nho nhỏ, xao xuyến.

- Điệp từ: “ta”, “một”, “dù”.

3, Dạng 3: Xác định phép liên kết câu, thành phần câu, kiểu câu

Phép liên kết câu

Trong chương trình môn Ngữ văn phổ thông, học sinh được học 2 kiểu liên kết câu. Bao gồm liên kết câu theo nội dung và liên kết câu theo hình thức.

Trong đó, liên kết hình thức là loại liên kết được thể hiện ngay ở trong câu, từ của văn bản. Do đó, khi ôn thi vào lớp 10 môn văn học sinh có thể dễ dàng xác định được các phép liên kết này thông qua việc quan sát các từ lặp, từ nối ngay trong văn bản. Nhưng liên kết câu theo nội dung lại khó hơn, đòi hỏi học sinh phải nắm được nội dung của văn bản.

Thành phần câu và kiểu câu

Muốn xác định được các thành phần câu chính xác thì khi ôn thi vào lớp 10 môn văn học sinh cần phải nhớ được khái niệm của các thành phần câu. Còn đối với việc xác định các kiểu câu thì có thể phân chia dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó, khó nhất là việc phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt. Tips làm bài như sau

+ Câu rút gọn là câu lược bỏ đi các thành phần nòng cốt như chủ ngữ, vị ngữ nhưng căn cứ theo ngữ cảnh thì vẫn có thể khôi phục lại được cấu trúc đầy đủ của câu rút ngọn.

+ Câu đặc biệt thì không mang cấu trúc của câu có chủ ngữ và vị ngữ, bên cạnh đó kiểu câu này sẽ không thể khôi phục lại câu dạng có đủ cả chủ ngữ và vị ngữ.

Chữa ví dụ mẫu

Ví dụ 3: Trích đề thi Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội

Cho đoạn trích:

"Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy". (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)

Câu hỏi ôn thi vào lớp 10 môn văn: Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: "Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy".

 Chân dung nhà văn Nguyễn Quang Sáng - tác giả truyện ngắn Chiếc lược ngà

Đáp án: Thành phần khởi ngữ: Còn anh, anh (0,5 điểm)

4, Dạng 4: Giải thích nội dung, ý nghĩa của cụm từ, hình ảnh, quan điểm

Để làm tốt dạng bài này cần chú ý đọc kỹ càng văn bản, sau đó liên hệ cụm từ/hình ảnh/ quan điểm đó với nội dung văn bản. Thường mỗi hình ảnh thơ hay quan điểm sẽ có từ 2 đến 3 lớp ý nghĩa bao gồm ý nghĩa chính. Học sinh cần phải khai thác đầy đủ các lớp nghĩa này mới có thể đạt được điểm tối đa. Nhưng chú ý khi ôn thi vào lớp 10 môn văn không đi sâu vào phân tích lan man, dài dòng.

Chữa ví dụ mẫu

Ví dụ 1: Trích thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Hà Nội (tiếp)

Câu hỏi: Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật?

Đáp án câu hỏi ôn thi vào lớp 10 môn văn: Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:

Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. (0,5đ)

Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ (0,5đ)

Ví dụ 2: Trích đề ôn thi vào lớp 10 môn văn Chuyên Sư phạm (tiếp)

Câu 2 (1 điểm) Các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” ở đoạn thơ thứ hai có những đặc điểm gì giống nhau?

* Các hình ảnh con chim, một cành hoa, một nốt trầm có những đặc điểm giống nhau:

- Là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, cuộc sống mang lại niềm vui, vẻ đẹp cho đời một cách tự nhiên.

- Là những hình ảnh mang ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung

5, Dạng 5: Câu hỏi vận dụng cao

Đây là câu hỏi cuối cùng của đề đọc hiểu. Gồm 3 dạng chính

+ Dạng 1: Viết đoạn văn ngắn từ 4 cho đến 6 dòng. Học sinh sẽ trình bày về quan điểm của mình (không đồng ý hay đồng ý) về một vấn đề cụ thể

+ Dạng 2 câu hỏi vận dụng cao ôn thi vào lớp 10 môn văn: Viết đoạn văn ngắn từ 4 cho đến 6 dòng nêu lên ý kiến và giải pháp của em cho một thực trạng hay vấn đề còn tồn tại trong văn bản được đề bài đưa ra. Đây chính là dạng đề nghị luận xã hội thường gặp. Để làm tốt đề này, học sinh cần có được kiến thức xã hội khá tốt. Bên cạnh đó, đoạn văn cũng cần được viết chuẩn cấu trúc tổng phân hợp

+ Dạng 3: Từ văn bản của đề bài, học sinh nêu lên bài học hoặc thông điệp có ý nghĩa với bản thân hay xã hội.

Chữa ví dụ mẫu số 1 

Ví dụ 1: Trích đề ôn thi vào lớp 10 môn văn THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Hà Nội (tiếp)

Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng dũng cảm.

Nội dung gợi ý ôn thi vào lớp 10 môn văn: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?

Chữa ví dụ mẫu số 2

Ví dụ 2: Trích đề ôn thi vào lớp 10 môn văn Chuyên Sư phạm (tiếp)

Câu 4 (2,0 điểm): Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay

Gợi ý đáp án

Dưới đây là một số gợi ý cơ bản cho đề ôn thi vào lớp 10 môn văn

- Dâng cho đời là lẽ sống biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung.

- Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình, cho xã hội, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ tình yêu với cuộc đời. Nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống đẹp đẽ ấy. (nêu một vài dẫn chứng)

- Xác định nhận thức, hành động đúng cho mọi người. Sống cho đời nhưng không cần ồn ào, phô trương; không nên làm mất đi bản sắc riêng của mình thì mới thực sự có ý nghĩa.

6, Bộ đề đọc hiểu thi thử mới nhất (tháng 6 năm 2020)

Đề ôn thi vào lớp 10 môn văn số 1

Phần 1: Đọc- hiểu văn bản (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

(Ngữ văn 9, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)

Câu 1: (1,0 điểm): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.

Câu 2 đề ôn thi vào lớp 10 môn văn: (1,0 điểm): Chỉ và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 12 câu) phát biểu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Đáp án đề ôn thi vào lớp 10 môn văn số 1

Câu 1:

- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Viếng lăng Bác"

- Tác giả: Viễn Phương

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ "Viếng lăng Bác" được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978)

Câu 2 đề ôn thi vào lớp 10 môn văn

- Phép tu từ: Ẩn dụ (cây tre)

- Tác dụng: Biểu tượng sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam

Câu 3:

* Về hình thức: Yêu câu viết được đoạn văn khoảng 10 đến 12 diễn dạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng. Đảm bảo yêu cầu của đoạn văn.

* Về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt những nội dung sau:

- Câu thơ thật giản dị thân quen với cách xưng hô “con- Bác” -> gần gũi, thân thiết, ấm áp.

- Dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” -> giảm nhẹ được nỗi đau thương, mất mát.

- Hình ảnh hàng tre: (ẩn dụ) -> biểu tượng sức sống bền bỉ..... của dân tộc

- Cảm xúc: tự hào

 Viếng Lăng Bác là một trong những tác phẩm trọng tâm ôn thi vào lớp 10 môn văn

Đề ôn thi vào lớp 10 môn văn số 2

PHẦN I: Đọc – Hiểu văn bản (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...Lại còn bao nhiêu người làng tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?"

 (Trích Ngữ văn 9 – tập 1)

1/ Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)

Câu 2 ôn thi vào lớp 10 môn văn/ Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? (0,5 điểm)

3/ Tìm một câu rút gọn có trong đoạn văn và chỉ rõ cách rút gọn? (1,0 điểm)

4/ Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về đoạn trích trên? (2,0 điểm)

Đáp án đề ôn thi vào lớp 10 môn văn số 2

Câu 1: - Đoạn trích nằm trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân

Câu 2: - Nhan đề đã thể hiện sâu sắc chủ để của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân, Làng là nơi gần gũi gắn bó với người nông dân, bởi người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng.

Câu 3: - Câu rút gọn trong đoạn văn: Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao?

- Bộ phận chủ ngữ được rút gọn.

Câu 4 đề ôn thi vào lớp 10 môn văn

Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu sau:

- Về hình thức: Đảm bảo kết cấu một đoạn văn, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp

- Về nội dung: Trình bày được cảm nhận về tâm trạng của nhân vật ông Hai. Đó là sự nửa tin, nửa ngờ của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Buộc phải tin đó là sự thật nên ông Hai lo sợ cho tương lai của những người làng Chợ Dầu đang tản cư ở khắp nơi.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: