-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tổng ôn tập các dạng đề đọc hiểu và nghị luận xã hội thi học kì Văn 12
29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toànĐọc hiểu và nghị luận xã hội chiếm đến một nửa số điểm trong đề thi học kì môn Ngữ văn lớp 12. Đồng thời đây cũng là nội dung quan trọng trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Tuy nhiên, nó lại thường bị học sinh bỏ qua trong lúc ôn tập. Dưới đây là bộ tài liệu bổ trợ phần đọc hiểu và nghị luận xã hội dành cho học sinh lớp 12. Gồm 4 đề tuyển chọn từ đề thi học kì và đề thi thử của các trường THPT trên cả nước
5 cách làm phần đọc hiểu môn văn ăn trọn 3 điểm trong đề thi THPT QG
3 đề đọc hiểu có đáp án chuyên đề đọc hiểu thơ
1, Phần Đọc hiểu và nghị luận xã hội đề thi học kì THPT Ngô Gia Tự Vĩnh Phúc
A – PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
TỰ SỰ
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
Đọc hiểu và nghị luận xã hội Câu 1. Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Thông hiểu
Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau: "Nếu tất cả đường đời đều trơn láng Chắc gì ta đã nhận ra ta”
Đọc hiểu và nghị luận xã hội Câu 3. Thông hiểu
Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản. Nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Câu 4. Thông hiểu
Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1: Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm,… Cách giải: - Phương thức biểu đạt: Nghị luận và biểu cảm
Câu 2: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- “Đường đời trơn láng” tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn. Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, để chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó con người không có cơ hội để thể hiện mình nên cũng không khám phá và khẳng định được hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành
Đọc hiểu và nghị luận xã hội Câu 3: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp; Căn cứ các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, liệt kê, đối
Cách giải: - Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản: Điệp ngữ, liệt kê, đối (đục-trong, cao- thấp, phàm tục - tu hành, vẫn chảy, vẫn xanh…)
- Tác dụng của các biện pháp tu từ: Từ những điều tất yếu trong cuộc sống, nhà thơ khẳng định: cho dù điều kiện trái ngược nhau nhưng mọi sự vật vẫn đi theo quy luật của nó. Mặt khác giúp câu thơ có nhịp điệu, sinh động hơn
Đọc hiểu và nghị luận xã hội Câu 4: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
*Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của bản thân về thông điệp ấy:
- Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những điều rất nhỏ; biết nâng niu, trân trọng những cái nhỏ bé trong cuộc sống mới có được hạnh phúc lớn lao.
- Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.
- Muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn lên.
- Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, biết đòi hỏi nhưng cũng phải biết chấp nhận, biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan, biết cho đi thì mới được nhận lại…
* Vì sao? (Lí giải thuyết phục)
PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Câu 1 (2,0 điểm): Vận dụng cao
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa được gợi nên từ 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:
"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”
Hướng dẫn
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Yêu cầu về hình thức:
- Đoạn văn 200 chữ, có bố cục ba phần: Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu về nội dung:
-Ý nghĩa 2 câu thơ: Bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn toàn là những điều tốt đẹp, thậm chí có vô vàn những điều “méo mó”, thử thách bản lĩnh, ý chí của con người. Thái độ “tròn tự trong tâm” là thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh.
- Thái độ “tròn tự trong tâm” sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội. Thái độ, suy nghĩ của bản thân sẽ chi phối hành động, từ đó quyết định công việc ta làm cùng một hoàn cảnh có người chỉ ngồi than khóc còn người “tròn tự trong tâm” sẽ nỗ lực để đi qua thử thách đó và hướng đến thành công. Đây là thái độ sống đúng, làm đúng, không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công.
- Nêu và phê phán một số hiện tượng tiêu cực: “ta hay chê”, chỉ biết than thở, không tích cực suy nghĩ và hành động
- Rút ra bài học cho bản thân: đứng trước cái “méo mó” của nhân sinh, cần có cái nhìn lạc quan, hành động quyết đoán, tôi rèn nghị lực để chống chọi với hoàn cảnh, để cải tạo hoàn cảnh…để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
2, Phần đọc hiểu và nghị luận xã hội đề THPT Nhân Chính Hà Nội
A – PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Một lần, trên đường đi làm tôi ghé vào một cửa hàng nhỏ để mua tờ báo và mấy thanh kẹo cao su. Cô gái trẻ ở quầy thu ngân đưa cho tôi hóa đơn với số tiền phải trả là năm đô-la. Trong khi mở ví lấy tiền, tôi nhầm tính một tờ báo và mấy thanh kẹo không thể đến năm đô-la được nên có ý muốn hỏi lại.
Nhưng tôi chưa kịp hỏi thì cô đã nở nụ cười thật tươi và dỉ dỏm:
- Cháu tính thêm tiền công vì đã làm cho bác vui đấy!
Tôi bật cười khi biết mình bị “lừa”. Cô gái nhìn qua tờ báo tôi vừa mới mua và nói:
- Cháu tật không hiểu sao người ta chỉ đưa những tin không hay lên trang đầu. Cháu thì thích đọc những tin tốt lành hơn.
Rồi cô nói tiếp:
- Cháu nghĩ chắc phải có thêm một tờ báo toàn những câu chuyện viết về những người tốt và những việc hay lẽ phải để khơi dậy niềm tin và mang điều tốt lành đến cho mọi người. Nếu có tờ báo ấy, cháu sẽ mua hàng ngày. Cô gái cảm ơn tôi và nói với vẻ đầy lạc quan:
- Hy vọng là ngày mai sẽ có tin tức gì đó tốt lành, bác nhỉ!
Và cô lại cười. Cả ngày hôm ấy tôi cảm thấy phấn chấn và trong lòng tràn ngập niềm vui.
Ngày hôm sau, tôi ghé lại cửa hàng sau khi vừa giải quyết xong công việc với khách hàng. Nhưng lần này tiếp tôi ở quầy thu ngân là một cô gái khác. Lúc thanh toán tiền cho mấy thứ vừa mua, tôi chào cô nhưng cô chẳng buồn đáp lại, không nở một nụ cười, cũng không một lời nói. Gương mặt không có vẻ gì là thân thiện vui vẻ, cô ta chỉ thối lại tôi mấy đồng tiền thừa, rồi uể oải nói: “mời người tiếp theo”.
Hai cô gái, cùng một độ tuổi, cùng làm một công việc như nhau, nhưng lại gây cho tôi những ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Một người mang đến cho tôi niềm vui, sự gần gũi, còn một người lại khiến tôi có cảm giác như thể xuất hiện của mình làm cho cô ấy khó chịu.
(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mác Anderson, Dịch giả: Hiếu Dấn, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng Hợp TPHCM, 2016)
Câu 1 ôn thi thpt quốc gia 2020: Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2: Thông hiểu
Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật trong câu: Hai cô gái, cùng một độ tuổi, cùng làm một công việc như nhau, nhưng lại gây cho tôi những ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Một người mang đến cho tôi niềm vui, sự gần gũi, còn một người lại khiến tôi có cảm giác như thể xuất hiện của mình làm cho cô ấy khó chịu.
Câu 3: Thông hiểu
Tại sao nhận vật “tôi cảm thấy phấn chấn và trong lòng tràn ngập niềm vui”?
Câu 4 ôn thi thpt quốc gia 2020: Vận dụng
Anh/chị có đồng tình với câu trả lời: “Cháu thích đọc những tin tức tốt lành hơn” của cô gái thứ nhất trong văn bản không? Vì sao?
ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1.
Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải: Phương thức: Tự sự
Câu 2 ôn thi thpt quốc gia 2020.
Phương pháp: Căn cứ các biện pháp nghệ thuật đã học: so sánh, nhân hóa,...
Cách giải:
- Biện pháp: Đối lập (niềm vui, sự gần gũi >< khó chịu)
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự trái ngược giữa hai cô gái trong cùng một độ tuổi, cùng công việc nhưng thái độ, cách ứng xử với khách lại khác nhau hoàn toàn; tác dụng của việc ứng xử thân thiện, vui vẻ.
Câu 3.
Phương pháp: Lý giải, tổng hợp
Cách giải:
Nhân vật tôi cảm thấy phấn chấn, vui vẻ là nhờ thái độ cư xử tích cực của cô gái thu ngân thứ nhất. Cô là người vui vẻ, hài hước với nụ cười dí dỏm khi giao tiếp với khách hàng. Điều đó đã làm cho người khách cảm thấy lạc quan, yêu đời.
Câu 4 ôn thi thpt quốc gia 2020.
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
Học sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình một phần. Nhưng cần có những kiến giải hợp lý, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Đồng ý: Trong cảm nhận của mỗi người, không ai muốn nhận được tin xấu. Không ai muốn mình chìm trong cuộc sống âm u, sợ hãi. Mọi người ai cũng mong chờ tin tức tốt lành vì nó đem đến sự may mắn, làm cho cuộc sống trở nên tươi sáng, hạnh phúc. Tin tốt lành có tác dụng truyền động lực, cảm hứng, lạc quan cho tất cả mọi người.
- Không đồng ý: Trong cuộc sống mỗi người có sở thích khác nhau. Có khi đọc những tin không tốt lành lại là dịp mỗi người nhận ra bản chất của cái xấu, cái ác... để rút ra bài học kinh nghiệm cho mình và mọi người.
- Nếu đồng tình một phần: Kết hợp cả hai ý kiến trên.
Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,...)
B – PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao
Từ văn bản phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu nói: “Thái độ tích cực chính là bí quyết nhỏ để làm nên sự khác biệt lớn” (Mac Anderson)
Hướng dẫn làm đề ôn thi thpt quốc gia 2020 phần nghị luận xã hội
- Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách khác nhau.
- Xác định vấn đề nghị luận: Người anh hùng trong thời đại ngày nay.
- Triển khai vấn đề cần nghị luận: Vận dụng kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.
* Giải thích: Thái độ tích cực là thái độ chủ động trước cuộc sống, được thể hiện trong cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động, luôn suy nghĩ theo chiều hướng tốt. Thực chất câu nói là lời khuyên con người nên có thái độ sống tích cực.
* Bàn luận, phân tích, chứng minh vấn đề
- Vì sao thái độ sống tích cực là bí quyết nhỏ để làm nên sự khác biệt lớn?
+ Cuộc đời không chỉ có màu hồng, thảm nhung, ánh sáng mà có có góc khuất, góc tối. Vì thế trong cuộc sống, mỗi con người cần phải đối mặt với nỗi buồn, niềm đau, khó khăn. Đó là quy luật tất yếu mà mỗi chúng ta phải trải qua...
+ Vì vậy, muốn sống có ý nghĩa, ta phải đối diện với những nỗi đau buồn, sự thất bại bằng thái độ sống lạc quan, yêu đời, sống bằng cả trái tim tin yêu, ý chí, nghị lực.
- Những giá trị mà thái độ sống tích cực đem lại:
+ Với cá nhân:
.. Người có thái độ sống tích cực thường dễ thành công hơn trong cuộc sống
.. Niềm lạc quan, yêu đời chính là sức mạnh tinh thần giúp con người vững vàng vượt qua mọi sóng gió trong cuộc sống.
+ Với xã hội: Thái độ sống tích cực góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
* Bàn bạc, mở rộng:
Thái độ sống tích cực khác với sự huyễn hoặc, ảo tưởng. Phê phán những con người luôn có suy nghĩ bi quan, yếu đuối, nhanh chóng bị sóng gió cuộc đời quật ngã, không thể đứng dậy sau thất bại, đau khổ. Đó là những con người thiếu bản lĩnh, dễ bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh.
* Bài học nhận thức hành động
- Nhận thức sâu sắc về nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực.
- Tích cực trong rèn luyện, học tập, cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ.
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)