So sánh giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực trong các tác phẩm Văn 12

28/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
So sánh giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực trong các tác phẩm Văn 12

Giá trị hiện thực và Giá trị nhân đạo là hai giá trị cơ bản nhất của mọi tác phẩm Văn học. Đặc biệt với các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12 ôn thi THPT Quốc gia 2021, phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo có khả năng sẽ là một câu hỏi trong đề thi. Cùng CCBOOK ôn tập lại những kiến thức căn bản nhất nhé.

 

giá trị nhân đạo

Giá trị nhân đạo trong các tác phẩm Văn học là gì?

– Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc đời.

 4 nét chính của giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học

+ Tố cáo xã hội: đây chính là cái hoàn cảnh chung mà ở đó nhân vật bị đẩy vào các hoàn cảnh bi đát, đau khổ. Các nhà văn thường thể hiện quan điểm lên án, phê phán tầng lớp thống trị, những kẻ chà đạp cuộc sống con người và làm băng hoại các giá trị đạo lý.

Ca ngợi: có thể ca ngợi một truyền thống tốt đẹp nào đó hoặc ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của một con người hoặc một lớp người trong xã hội. Đây chính là những vẻ đẹp bị lấp vùi bởi sự thống trị, đàn áp.

Thương cảm, bênh vực: xuất phát từ việc phát hiện, khám phá được những nét đẹp tiềm tàng của nhân vật, hoặc nhận thức được hoàn cảnh đã đẩy những người tốt đẹp, lương thiện vào đường cùng, tội lỗi nên các nhà văn bày tỏ niềm thương cảm với họ, tạo ra những tình huống, hoặc xây dựng những nhân vật phụ để làm chỗ dựa, bênh vực, che chở cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn, khẳng định niềm tin, ước mơ và khát vọng trong cuộc sống.

Chỉ ra con đường, lối thoát cho nhân vật: Đặc điểm này không hoàn toàn có trong tất cả các tác phẩm. Nó phụ thuộc vào nhận thức và khả năng dự đoán trước hiện thực của nhà văn, nhờ đó nhà văn chỉ ra được con đường giải quyết những bế tắc của số phận nhân vật, hoặc tạo ra những chi tiết viễn tưởng, kỳ ảo như một lối thoát cho nhân vật khi mà mọi nẻo đường ở thực tại hay ở chốn nhân gian đều không có khả năng thay đổi được hoàn cảnh.

 

Vai trò của giá trị nhân đạo

Ở mỗi tác phẩm khác nhau, những khía cạnh có sự biến đổi phong phú, linh hoạt. Chẳng hạn, cùng viết về người phụ nữ với cái nhìn trân trọng, yêu thương sâu sắc, Ngô Tất Tố khám phá ở Chị Dậu vẻ đẹp truyền thống, thuỷ chung, không tì vết; Kim Lân phát hiện ra nét nữ tính và khát vọng hạnh phúc bất diệt trong tâm hồn người vợ nhặt, còn Tô Hoài thì khơi tìm sức sống tiềm tàng, mãnh liệt nơi cô gái vùng cao - Mị…

 

- Thể hiện tầm vóc tư tưởng của nhà văn: “Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (Biêlinxki)

- Là một trong những dấu hiệu của một tác phẩm giàu giá trị (Văn học là nhân học. Nghệ thuật chỉ có nghĩa khi hướng tới con người, yêu thương con người).

 

Ứng dụng của giá trị nhân đạo

 

- Phân tích giá trị nhân đạo trong một tác phẩm (Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ, Chí Phèo…)

- Làm rõ giá trị nhân đạo độc đáo và mới mẻ của một tác phẩm qua việc phân tích nhân vật (Phân tích nhân vật Tràng, phân tích nhân vật Mị, phân tích nhân vật Chí Phèo…)

Giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học là gì?

 

Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện thực đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết hiện thực trong các tác phẩm văn chương đều là hiện thực được hư cấu. Nó có ý nghĩa phản ánh hiện thực của một thời kỳ trên nhiều phương diện khác nhau hơn là các hiện thực cụ thể.

 3 nét chính của giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học

+ Phản ánh trung thực đời sống xã hội lịch sử.
+ Khắc họa trung thực đời sống và nội tâm của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.

 

Mối quan hệ giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

 

- Gắn bó hài hoà trong một tác phẩm.

- Các khía cạnh biểu hiện nhìn chung tương đồng chỉ khác biệt ở chỗ: nếu nói giá trị hiện thực là nhắc tới sự trình bày, miêu tả hiện thực một cách tương đối khách quan thì nói tới gía trị nhân đạo tức là đã bao hàm thái độ của nhà văn (cảm thông, thương xót, đồng tình, ngợi ca…)

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

1.Giá trị hiện thực

+ Truyện miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi (dẫn chứng Mị, A Phủ).
+ Truyện phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị ở miền núi
(dẫn chứng cha con thống lí Pá Tra)
+ Truyện đã tái hiện một cách sống động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc (cảnh mùa xuân, cảnh xử kiện A Phủ)

giá trị nhân đạo

2.Giá trị nhân đạo

+ Truyện thể hiện lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người lao động nghèo miền núi (dẫn chứng nhân vật Mị, A Phủ)\
+ Phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp con người (cường quyền và thần quyền).

+ Truyện khẳng định niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng không mất đi khát vọng sống tự do và hạnh phúc (Dẫn chứng nhân vật Mị- trong đêm tình mùa xuân, cởi trói A Phủ)

+ Thông qua câu chuyện, nhà văn đã chỉ ra cho người dân miền núi Tây Bắc nói
riêng, những số phận khổ đau nói chung con đường tự giải thoát khỏi những bất
công, con đường làm chủ vận mệnh của mình (dẫn chứng hành động cởi trói cho A Phủ, cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài).

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt - Kim Lân

1. Giá trị hiện thực

-Truyện đã dựng lại một cách chân thực những ngày tháng bi thảm trong lịch sử dân tộc, đó là khoảng thời gian diễn ra nạn đói năm 1945:

+ Cái chết đeo bám, bủa vây khắp mọi nơi.
+ Dòng thác người đói vật vờ như những bóng ma.
+ Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư từ lúc nào.
+ m thanh của tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết.
+ Xóm ngụ cư, với những khuôn mặt hốc hác, u tối.
+ Cái đói hiện lên trong từng nếp nhà rúm ró, xẹo xệch, rách nát.
+ Cái đói hiện hình trên khuôn mặt của chị vợ nhặt.
+ Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại.

Truyện phơi bày bản chất tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhận đã gây ra nạn đói năm 1945.Tuy nhiên, còn có một hiện thực được phán ánh trong tác phẩm: hiện thực mang tính xu thế, đó là tấm lòng của người dân khi đến với cách mạng.

giá trị nhân đạo

2. Giá trị nhân đạo

+ Thái độ đồng cảm xót thương với số phận của người lao động nghèo khổ.
+ Lên án tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp.
+ Trân trọng tấm lòng nhân hậu, niềm khao khát hạnh phúc bình dị những người lao động nghèo.
+ Dự báo cho những người nghèo khổ con đường đấu tranh để đổi đời, vươn tới
tương lai tươi sáng.

So sánh văn học 12: Người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài

Cách phân tích tình huống truyện Vợ nhặt và miêu tả nội tâm nhân vật

Dàn ý chi tiết cho 2 đề nghị luận văn học vợ nhặt hay thi nhất

Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu

Giá trị nhân đạo của tác phẩm

- Tố cáo gay gắt nạn bạo hành gia đình, mặt tối của xã hội đương đại thông qua cảnh người đàn ông vũ phu đánh đập người vợ của mình. Nhấn mạnh hậu quả, hệ lụy bằng chi tiết đứa con chạy ra bảo vệ mẹ, đánh lại cha.
- Thể hiện tấm lòng thương cảm, thấu hiểu sâu sắc cho số phận và cuộc đời của
những con người vùng biển, những con người có cuộc sống luôn bấp bênh, lam lũ, vất vả.
+ Người đàn bà làng chài bị chồng bạo hành, những nỗi vất vả của một người phụ nữ với gia đình đông con, số phận bất hạnh khi còn trẻ, hay niềm hạnh phúc đơn giản nhỏ nhoi là được nhìn đàn con ăn no bụng,...

+ Thương cảm cho một kiếp người như gã chồng, thông qua lời bộc bạch của chị vợ trên toà án. Một người vốn dĩ hiền lành, chăm chỉ làm ăn nhưng sau ngần ấy năm lại trở nên cục súc, độc ác vì cái nghèo, cái khổ cứ đeo bám mãi.
- Từ khía cạnh của người chồng, cùng với cái cảnh bất hạnh của người đàn bà làng chài tác giả đã tố cáo những hậu quả mà 2 cuộc chiến tranh kéo dài gần 120 năm đã để lại trên đất nước ta bao gồm: Sự đói nghèo, lạc hậu, sự thiếu hụt của tri thức, giáo dục, kém hiểu biết về kế hoạch hóa gia đình,...

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: