Giải chi tiết toàn bộ đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12 thành phố Đà Nẵng

10/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Giải chi tiết toàn bộ đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12 thành phố Đà Nẵng

Môn Hóa thuộc nhóm các môn Khoa học tự nhiên bao gồm Vật lý, Hóa học và Sinh học. Đây cũng chính là 3 môn thuộc Tổ hợp Khoa học tự nhiên trong kì thi THPT Quốc gia.

Các đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12 hiện nay cũng được xây dựng bám sát ma trận đề thi của kì thi THPT Quốc gia, song với độ khó thấp hơn, số lượng câu hỏi cũng ít hơn (30 câu). Dưới đây là đề thi môn Hóa học học kì 1 thành phố Đà Nẵng (kèm đáp án chi tiết)

1, Tổng hợp đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12 thành phố Đà Nẵng

Giải chi tiết toàn bộ đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12 thành phố Đà Nẵng-1 

Đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12 thành phố Đà Nẵng trang 1[

 

Câu 1: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?

A, Polietilen.   B, Cao su isopren.       C, Tơ tằm.       D, Nilon-6,6.

Câu 2: Cho các dung dịch: glucozo, fructozo, saccarozo, hồ tinh bột. Số dung dịch hòa tan được Cu(OH)2 là

A, 1     B, 3     C, 2     D, 4

Câu 3 đề thi cuối học kì 1 môn hóa lớp 12: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, không làm mất màu nước brom. X là

A, glucozo.                  B, tinh bột                               C, xenlulozo                D, saccarozo.

Câu 4: Loại vật liệu nào sau đây có chứa nguyên tố nito?

A, Cao su buna           B, Poli (vinyl clorua)               C, Tơ visco                  D, Tơ nilon-6

Câu 5: Polime X tạo thành từ sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp stiren và buta-1,3-dien. X là

A, Polistiren                B, polibutadien                       C, cao su buna-N        D, cao su buna-S

Câu 6 đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12: Cho vào ống nghiệm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng, 1 ml dung dịch NaOH 10% và vài giọt dung dịch CuSO4 2% lắc nhẹ thì xuất hiện

A, kết tủa màu vàng

B, dung dịch không màu.

C, hợp chất màu tím

D, dung lịch màu xanh lam.

Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng?

A, Trùng ngưng 3 phân tử amino axit thu được tripeptit.

B, Thủy phân tripeptit thu được 3 amino axit khác nhau.

C, Thủy phân hoàn toàn peptit thu được α - amino axit.

D, Các protein dễ tan trong nước

Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa hồng?

A, H2NCH2COOH.

B,H2N(CH2)4CH(NH2)COOH.

C, HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH.

D,H2NCH(CH3)COOH.

Câu 9 đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12: Este X được tạo thành từ axit axetic và ancol metylic có công thức phân tử là

A, C4H8O2       B, C4H10O2     C, C2H4O2       D, C3H6O2

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A, Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các gốc axit béo chưa no.

B, Dầu mỡ sau khi rán có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu

C, Chất béo tan tốt trong nước và trong dung dịch axit clohidric

D, Hidro hóa dầu thực vật lỏng thu được mỡ động vật rắn.

Câu 11: Chất rắn nào sau đây không có phản ứng thủy phân?

A, Fructozo.    B, Triolein.      C, Saccarozo. D, Xenlulozo.

Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng?

A, Các amin đều phản ứng với dung dịch HCl.

B, Các amin đều tan tốt trong nước

C, Các nguyên tử H của amin đơn chức là số chẵn.

D, Các amin đều làm quỳ tím hóa xanh.

Câu 13 đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12: Amin nào sau đây là amin bậc ba?

A, (C6H5)2NH.            B, (CH3)2CHNH2.       C, (CH3)3N.     D, (CH3)3CNH2.

Câu 14: Chất nào sau đây thuộc disaccarit?

A, Tinh bột.     B, Fructozo     C, Saccarozo.              D, Glucozo.

Giải chi tiết toàn bộ đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12 thành phố Đà Nẵng-2 

Đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12 thành phố Đà Nẵng trang 2

 

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A, Chất béo có nhiều ứng dụng trong đời sống.

B, Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit gọi là phản ứng xà phòng hóA,

C, Chất béo là hợp chất thuộc loại trieste.

D, Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.

Câu 16: Số đồng phân este có công thức phân tử là C4H8O2 là

A, 3.    B, 6.    C, 4.    D, 5

Câu 17 đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12: Cho các polime: poli-isopren, tinh bột, xenlulozo, cao su lưu hóA, Số polime có cấu trúc mạng không gian là

A, 1.    B, 2.    C, 3.    D, 4.

Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra hỗn hợp đồng nhất?

A, Ngâm một mẫu nhỏ poli (vinyl clorua) trong dung dịch HCl.

B, Cho glyxin vào dung dịch NaOH.

C, Cho anilin lỏng vào dung dịch HCl dư.

D, Ngâm một mẫu nhỏ polibutadien trong benzen dư.

Câu 19: Thủy phân đến cùng protein thu được

A, glucozo.      B, amino axit.              C, axit béo.      D, chất béo.

Câu 20: Dung dịch đường dùng để tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch cho bệnh nhân là

A, glucozo.      B, fructozo.                 C, amilozo.      D, saccarozo.

Câu 21: Hai kim loại X, Y và dung dịch muối tương ứng có các phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:

(1) X + 2Y3+ → X2+ + 2Y2+

(2) Y + X2+ → Y2+ + X.

Kết luận nào sau đây đúng?

A, Y2+ có tính oxy hóa mạnh hơn X2+

B, X khử được ion Y2+.

C, Y3+ có tính oxy hóa mạnh hơn X2+

D, X có tính khử mạnh hơn Y.

Câu 22 đề thi thử học kì 1 môn hóa lớp 12: Cho các chất sau: NH3, CH3CH2NH2, C6H5NH2, H2NCH2COOH. Chất có lực bazo mạnh nhất là

A, C6H5NH2.   B, CH3CH2NH2.         C, H2NCH2COOH.    D, NH3.

Câu 23: Nhận định nào sau đây về amino axit là không đúng?

A, Tương đối dễ tan trong nước

B, Có tính chất lưỡng tính.

C, Ở điều kiện thường là chất rắn.

D, Dễ bay hơi.

Câu 24: Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozo thu được 43,2 gam Ag. Nếu lên men rượu hoàn toàn m gam glucozo rồi cho toàn bộ khí CO2 tạo thành vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là

A, 20 gam.      B, 40 gam.       C, 80 gam.       D, 60 gam.

Câu 25 đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m +30,8) gam muối. Mặt khác, m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là

A, 165,6.         B, 123,8.         C, 171,0.         D, 112,2.

Câu 26: Cho 0,2 mol α – amino axit X (có dạng H2NRCOOH) phản ứng vừa đủ với NaOH thu được 22,2 gam muối khan. Phân tử khối của X là

A, 89.              B, 75.              C, 117.            D, 146.

Giải chi tiết toàn bộ đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12 thành phố Đà Nẵng-3 

Đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12 thành phố Đà Nẵng trang 3

 

Câu 27: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg và MgO (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2) cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch chứa 2 axit HCl 0,6M và H2SO4 0,45M. Gia trị của m là

A, 7,68.           B, 10,08.          C, 9,12.          D, 11,52.

Câu 28: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo trung tính bằng dung dịch KOH thu được 18,77 gam muối. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH thì chỉ thu được 17,81 gam muối. Giá trị của m là

A, 18,36.         B, 17,25.         C, 17,65.         D, 36,58.

Câu 29 đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp gồm hai muối của 2 axit cacboxylic và một ancol Y. Toàn bộ lượng Y tác dụng với Na dư, thu được 3,36 lit H2 (đktc). X gồm

A, 1 este và 1 ancol.

B, 2 este.

C, 1 axit và 1 ancol.

D, 1 axit và 1 este.

Câu 30: Thủy phân hoàn toàn peptit X mạch hở chỉ thu được glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 12,6 gam nước. Số nguyên tử oxi trong phân tử X là

A, 5. B, 2. C, 3. D, 4

2, Hướng dẫn làm đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12 thành phố Đà Nẵng

Câu 1: Đáp án C

Câu 2: Những hợp chất có nhóm –OH liền kề nhau có khả năng hòa tan được Cu(OH)2. Gồm có: glucozo, fructozo, saccarozo.

Đáp án B

Câu 3:

Hướng dẫn giải:

- Hòa tan được Cu(OH)2 => có nhiều nhóm –OH cạnh nhau => loại B, C

- Không làm mất màu Br2 => không có nhóm –CHO => loại A

Đáp án D

Câu 4: Đáp án D

Câu 5: Đáp án D

Câu 6: Những peptit (từ đipeptit) có phửng ứng màu biure với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất có màu tím

Đáp án C

Câu 7 đề thi giữa học kì 1 môn hóa lớp 12:

  1. S vì Trùng ngưng 3 phân tử α – amino axit thu được tripeptit.
  2. S vì có thể có mắt xích giống nhau
  3. Đ
  4. S vì các protein ít tan trong nước

Đáp án C

Câu 8:

Hướng dẫn giải: HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH do có số lượng nhóm –COOH nhiều hơn nhóm –NH2 nên mang tính axit => làm quỳ tím hóa hồng

Đáp án C

Câu 9:

Hướng dẫn giải:

CH3COOH + CH3OH -> CH3COOCH3 + H2O (xúc tác H2SO4 đặc)

C3H6O2

Đáp án D

Câu 10:

Hướng dẫn giải:

  1. S vì mỡ động vật có thành phần chính là các chất béo no
  2. Đ
  3. S vì chất béo không tan trong nước
  4. S vì hidro hóa dầu thực vật lỏng thu được bơ nhân tạo

Đáp án B

Câu 11 đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12:

Hướng dẫn giải:

Monosaccarit không có phản ứng thủy phân

Đáp án A

Câu 12:

Hướng dẫn giải:

  1. Đ
  2. S vì có một số amin thơn khó tan trong nước như anilin
  3. S vì số H của amin đơn chức là số lẻ
  4. S cì có một số amin không làm quỳ tím chuyển màu như anilin

Đáp án A

Câu 13: Bậc của amin là số gốc hidrocacbon liên kết với nguyên tử N

Đáp án C

Câu 14: Đáp án C

Câu 15 đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12: A, C, D đúng

B sai vì phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.

Đáp án B

Câu 16:

Hướng dẫn giải:

HCOO-CH2-CH2-CH3

HCOO-CH(CH3)-CH3

CH3COO-CH2-CH3

CH3-CH2-COO-CH3

Đáp án C

Câu 17:

Hướng dẫn giải: Chỉ có cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian

Đáp án A

Chú ý: Amilopectin có mạch phân nhánh, không phải mạng không gian

Câu 18: Đáp án A

Câu 19 đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12: Protein được tạo từ các amino axit do đó thủy phân đến cùng protein thu được các amino axit

Đáp án B

Câu 20: Glucozo có thể được hấp thụ trực tiếp nên được dùng để tiêm hoặc truyền cho các bệnh nhân

Đáp án A

Câu 21: Phản ứng hóa học có xu hướng tạo thành các chất khử yếu hơn hoặc các chất oxi hóa yếu hơn các chất ban đầu

Hướng dẫn giải:

  1. S vì từ (2) ta thấy Y2+ có tính oxi hóa yếu hơn X2+
  2. S vì từ (2) ta thấy X không có khả năng phản ứng với Y2+ (do cùng là chất tạo thành của phản ứng (2))
  3. Đ vì từ (1) ta thấy Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn X2+
  4. S vì từ (2) ta thấy X có tính khử yếu hơn Y

Đáp án C

Câu 22 đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12: Phương pháp: Những gốc đẩy e làm tăng mật độ điện tích âm trên nguyên tử N => tăng khả năng hút H+ => tăng tính bazo của amin

Hướng dẫn giải:

Những gốc đẩy e làm tăng mật độ điện tích âm trên nguyên tử N => tăng khả năng hút H+ => tăng tính bazo của amin

Vậy CH3CH2NH2 có tính bazo mạnh nhất

Đáp án B

Câu 23: Đáp án D

Câu 24:

Phương pháp:

Nhớ được tỉ lệ của các phản ứng:

Glu → 2Ag

Glu → 2CO2

Hướng dẫn giải:

nAg = 43,2 : 108 = 0,4 mol

Glu -> 2Ag

Glu -> 2CO2

n Ag = 2n Glu

n CO2 = 2n Glu

=> n CO2 = n Ag = 0,4 mol => n CaCO3 = 0,4 mol => m CaCO3 = 40 gam

Đáp án B

Câu 25 đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12:

Phương pháp:

*Tác dụng với HCl: BTKL mHCl = m muối – mX = ?

nHCl = nAla + nGlu => (1)

*Tác dụng với NaOH:

Ala -> Ala-Na m tăng = ?

a, Glu -> Glu-Na2 m tăng = ?

b m muối tăng => (2)

Giải (1) và (2)

Hướng dẫn giải:

Gọi số mol nAla = a và nGlu = b

*Tác dụng với HCl: BTKL mHCl = m muối – mX =36,5 gam

nHCl = nAla + nGlu => a + b = 1 (1)

*Tác dụng với NaOH:

Ala -> Ala-Na m tăng = 23 – 1 = 22 (g)

a -> 22a gam

Glu -> Glu-Na2 m tăng = 23.2 – 2 = 44 (g)

b -> 44b gam

=> m muối tăng = 22a + 44b = 30,8 (2)

Giải (1) và (2) được a = 0,6 và b = 0,4

=> m = 0,6.89 + 0,4.147 = 112,2 (g)

Đáp án D

Câu 26:

Phương pháp:

n muối = nX => M muối =>

Hướng dẫn giải:

H2NRCOOH + NaOH → H2NRCOONa + H2O

0,2 mol -> 0,2 mol

=> Mvmuối = 16 + R + 44 + 23 = 22,2 : 0,2 = 111

=> R = 28

MX = 16 + 28 + 45 = 89

Đáp án A

Câu 27:

Phương pháp:

Viết PTHH ta luôn thấy nH+ = 2n(Mg + MgO)

Hướng dẫn giải:

nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,4.0,6 + 2.0,4.0,45 = 0,6 mol

Mg + 2H+ -> Mg2+ + H2

MgO + 2H+ = Mg2+ + H2O

Ta thấy nH+ = 2n (Mg + MgO) => n hỗn hợp = nH+ : 2 = 0,3 mol

=> nMg = 0,18 mol; nMgO = 0,12 mol

=> m = 0.18.24 + 0,12.40 = 9,12 gam

Đáp án C

Câu 28 đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12:

Hướng dẫn giải:

Giả sử chất béo là (RCOO)3C3H5

(RCOO)3C3H5 + KOH -> 3RCOOK

(RCOO)3C3H5 + NaOH -> 3RCOONa

 RCOOK ……...3RCOONa

PT: R + 83……………R + 67

DB: 18,77g……………17,81g

Suy ra 18,77(R + 67) = 17,81(R + 83) -> R = 1379: 6

N RCOOK = 18,77 : (1379: 6 + 83) = 0,06 (mol) -> n (RCOO)3C3H5 = 0,02mol

m = 0,02. [(1379: 6+44).3 + 41] = 17,25 (gam)

Đáp án B

Câu 29:

Phương pháp:

Do Y là ancol đơn chức nên ta có: nY = 2nH2 = ?

So sánh số mol ancol với số mol KOH:

+ n ancol > n KOH => hỗn hợp ban đầu chứa 1 ancol và 1 este

+ n ancol < n KOH => hỗn hợp ban đầu chứa 1 este và 1 axit

+ n ancol = n KOH => hỗn hợp ban đầu chỉ chứa este

Hướng dẫn giải câu 29 đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12:

N KOH = 0,5 mol

Do Y là ancol đơn chức nên ta có: nY = 2nH2 = 2.0,15 = 0,3 mol

n Y < n KOH => Hỗn hợp gồm 1 este và 1 axit

Đáp án D

Câu 30:

Phương pháp:

Giả sử peptit có chứa n mắt xích Gly

NC2H5O2N -> (n-1)H2O + C2nH3n+2On+1Nn (peptit)

Đốt cháy peptit, từ số mol X và số mol H2O ta xác định được giá trị của n

Hướng dẫn giải:

Giả sử peptit có chứa n mắt xích Gly

n C2H5O2N -> (n-1)H2O + C2n H3n+2 On + 1Nn (peptit)

n H2O = 12,6 : 18 = 0.7 mol

Đốt cháy peptit:

C2n H3n+2 On + 1Nn -> (1,5n+1) H2O

PT: 1                            1,5n + 1

ĐB: 0,1                       0,7

=> 0,1(1,5n + 1) = 0,7 => n = 4

=> X có chứa n+1 = 5 nguyên tử O

Đáp án A

Để ôn tập thật tốt môn Hóa cho kì thi học kì, em nên làm các đề thi học kì 1 môn hóa lớp 12 một cách độc lập, sau đó mới đối chiếu với đáp án chi tiết để tìm ra lỗi sai, tránh lặp lại lỗi đó trong bài thi. Chúc các em đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

  • CCBook – Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: