-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Giải đề thực hành vật lý 9 bài 3 – Xác định điện trở dây dẫn
11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầuKhông chỉ có những tiết học lí thuyết mà trong Môn Vật lý lớp 9, các em học sinh còn được tiếp xúc với các tiết học thực hành. Các tiết học thực hành được xây dựng nhằm mục đích giúp học sinh vận dụng kiến thức lí thuyết đã học vào thực tế. Từ đó giúp các em khắc sâu các kiến thức đã học.
Tiết vật lý 9 bài 3 là một tiết học như thế. Trong bài này các em sẽ thực hành xác định được đúng điện trở của một đoạn dây dẫn cho trước bằng vôn kế và ampe kế. Dưới đây là toàn bộ kiến thức của bài thực hành xác định điện trở dây dẫn.
1, Nhắc lại lí thuyết vật lý 9 bài 3 – Định luật Ôm và Điện trở
Định luật Ôm được phát biểu như sau: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
Công thức định luật Ôm: I = U/R
Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Điện trở của một dây dẫn là đại lượng biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn
Kí hiệu của điện trở là R, đơn vị của điện trở là Ôm (Ω – kí hiệu của kí tự Omega viết hoa)
Công thức của R: R = U/I nên 1Ω = 1V/ 1A. Đây là công thức sẽ còn gặp lại trong bài giảng vật lý 9 bài 4 – Mạch điện nối tiếp nên các em học sinh lưu ý ghi nhớ và học thuộc.
Định luật Ôm là định luật cơ bản nhất của chương Điện học trong chương trình Vật lý lớp 9
Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài, tỉ lệ nghịch với tiết diện và phụ thuộc vào chất liệu của dây dẫn. Từ đó, ta có công thức: R = pl/S
Trong đó: p là điện trở suất của dây dẫn. Mỗi loại chất liệu làm dây dẫn lại có một điện trở suất riêng và giá trị p này là cố định. Đại lượng của p là Ωm
l là chiều dài của dây dẫn. Đại lượng của l là mét (m)
S là tiết diện của dây dẫn. Đại lượng của S là mét vuông (m2)
2, Chuẩn bị thực hành tiết vật lý 9 bài 3 - Xác định điện trở dây dẫn
Đối với mỗi nhóm học sinh thực hành, cần chuẩn bị những thứ sau đây
Một dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị
Một nguồn điện 6V có khả năng điều chỉnh được liên tục các giá trị hiệu điện thế từ 0 cho đến 6V
Một vôn kế có giới hạn đó ít nhất là 6V trở lên và độ chia nhỏ nhất là 0,1V
Một ampe kế có giới hạn đi ít nhất là 1,5V và độ chia nhỏ nhất là 0,01A
Bảy đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 30cm
Một công tắc
Học sinh chuẩn bị báo cáo theo mẫu
Nội dung thực hành chuẩn theo bài giảng điện tử vật lý 9 bài 3 thực hành:
Bước thứ nhất: Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế, đánh dấu chốt (+) và (-)
Bước thứ hai: Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ
Để hoàn thành bài thực hành, các em cần mắc sơ đồ mạch điện như đã vẽ để đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Bước thứ ba: lần lượt đặt các giá trị hiệu điện thế khác nhau tăng dần từ 0 đến 5V vào hai đầu dây dẫn. Học sinh đọc và ghi nhớ cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với mỗi hiệu điện thế vào bảng kết quả của báo cáo
Cuối cùng, hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu đã chuẩn bị
Mẫu báo cáo cho bài thực hành vật lý 9 bài 3
THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐÚNG ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ
Họ và tên:…..
Lớp:… Trường:…
Phần một: Trả lời câu hỏi
a, Công thức tính điện trở R: R =U/I
b, Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn cần dùng đến vôn kế, mắc dụng cụ này song song với dây dẫn cần đo, chốt (+) của vôn kế được mắc với cực (+) của nguồn điện
c, Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn cần dùng ampe kế, mắc dụng cụ này nối tiếp với dây dẫn cần đo, chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện
Phần hai: Kết quả đo
Các em thực hành đo ít nhất 5 lần. Sau khi đo, các em điền lần lượt các giá trị đo được vào bảng cho sẵn. Từ đó tính được các giá trị của điện trở trong mỗi lần đo. Dưới đây là ví dụ
Hiệu điện thế (V) | Cường độ dòng điện (A) | Điện trở (Ω) | |
Lần đo 1 | 1 | 0,02 | 50 |
Lần đo 2 | 2 | 0,04 | 50 |
Lần đo 3 | 2,5 | 0,05 | 50 |
Lần đo 4 | 3 | 0,06 | 50 |
Lần đo 5 | 5 | 0,1 | 50 |
Giá trị trung bình của điện trở R = (50 + 50 + 50 + 50 + 50)/ 5 = 50
Nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau (nếu có) của các trị số điện trở vừa tính được mỗi lần đo
Nêu xảy ra sự khác nhau của các trị số điện trở vừa được tính trong mỗi lần đo, thì sự khác nhau có thể do sai số trong lúc thực hành, và sai số trong lúc đọc các giá trị đo được
3, Một số đề vật lý 9 bài 3 sử dụng định luật Ôm
Nhắc lại kiến thức định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. Công thức định luật Ôm: I = U/R
Phương pháp giải:
Cách 1: Sử dụng công thức
Bước 1: Áp dụng các công thức sau để giải bài tập:
Công thức về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn
Công thức định luật Ôm: I = U/R
Bước 2: Từ công thức rút ra đại lượng cần tính rồi thay số
Cách 2: Sử dụng lí thuyết sau để biện luận bài toán
Công thức định luật Ôm I = U/R. Với 1 vật dẫn xác định thì điện trở R là không đổi nên nếu U tăng (giảm) bao nhiêu lần thì I tăng (giảm) bấy nhiêu lần
Có rất nhiều dạng bài tập áp dụng công thức định luật Ôm
Ví dụ minh họa: Khi đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế 120V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 1A
- Tính giá trị điện trở R
- Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó giảm còn 60V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu
Lời giải vật lý 9 bài 3 trang 10 chi tiết:
- Áp dụng định luật Ôm: I =U/R => R= U/I = 120 (Ω)
- Cách 1: Áp dụng công thức về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
I2/ I1 = U2/U1 => I2 = I1. U2/U1 = 1. 60/120 = 0,5 (A)
Cách 2: Nhận thấy U2 = 0,5U1 nên I2 = 0,5 I1 = 0,5 (A)
Bài tập vận dụng
Bài tập số 1: Mắc điện trở R vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Tính giá trị điện trở R
Lời giải: Áp dụng định luật Ôm: I =U/R => R = U/I = 20 (Ω)
Bài tập số 2: Cho điện trở R = 400 (Ω). Để cường độ dòng điện chạy qua nó bằng 1 mA thì phải mắc nó vào hiệu điện thế bằng bao nhiêu
Lời giải: Đổi đơn vị 1mA = 1.10-3 A
Áp dụng định luật Ôm: U = I.R = 10-3 . 400 = 0,4 (V)
Trên đây là tóm tắt bài tập thực hành xác định điện trở của dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế. Qua bài thực hành vật lý 9 bài 3, các em sẽ biết cách vận dụng định luật Ôm để tính được điện trở. Ngoài ra biết cách áp dụng linh hoạt định luật Ôm vào các dạng bài tập khác nhau. Cuối cùng là rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm khoa học, ghi chép số liệu, rút ra kết luận và viết báo cáo thí nghiệm. Để giúp các em học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn, ccbook kết hợp với Nhà xuất bản Đại học Quốc gia xuất bản cuốn sách Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Vật lý 9.
Là cuốn sách tham khảo đầu tiên được xây dựng hệ thống kiến thức bằng INFOGRAPHIC, Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Vật lý 9 sẽ giúp các em ghi nhớ những công thức phức tạp của môn Vật lý dễ dàng hơn. Hệ thống bài tập tự luyện, đề kiểm tra kèm đáp án chi tiết sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích cho bất kì kì thi nào.
- Sách CCBook – Đọc là đỗ
- Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 024.3399.2266
- Email: [email protected]
Nguồn: ccbook.vn
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)