-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Lịch sử lớp 9: Hệ thống câu hỏi ôn thi vào 10 phần lịch sử thế giới
11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầuTrong bài học này, chúng tôi sẽ thâu tóm lại kiến thức lịch sử lớp 9 phần lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945. Tổng hợp những câu hỏi (trắc nghiệm và tự luận) có liên quan trực tiếp đến chương trình luyện thi vào lớp 10 để các em thuận lợi trong quá trình ôn tập.
Tóm lược những sự kiện lớn của lịch sử thế giới (1917 - 1945) trong chương trình lịch sử lớp 9 thường xuất hiện trong các đề thi vào lớp 10
Những sự kiến lớn của lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) trong sách giáo khoa lịch sử lớp 9 đã được ban biên tập CCBook tổng hợp dưới đây, các em hãy cùng tìm hiểu nhé:
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
+ Là nguyên nhân khách quan tác động và làm bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và cao trào cách mạng ở các nước phương Tây.
+ Làm chuyển biến tình hình thế giới, bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi.
+ Chiến tranh kết thúc dẫn đến sự ra đời của trật tự thế giới mới (Véc-xai – Oa-sinh-tơn).
Cách mạng tháng Mười Nga (1917)
+ Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh và duy nhất thế giới sau thắng lợi của cuộc cách mạng Nga.
+ Chọc thủng khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc, mở ra con đường giải phóng dân tộc cho các nước phương Đông.
+ Là nguyên nhân khách quan tác động làm bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh.
+ Mở đầu thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại; mở đầu khuynh hướng đấu tranh mới - vô sản.
+ Mở đường cho việc giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)
+ Là cuộc khủng hoảng thừa, khởi đầu từ Mĩ (10/1929), sau đó lan nhanh tới các nước tư bản khác và thuộc địa của họ (do sản xuất ồ ạt, cung vượt quá cầu).
+ Là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
+ Có hai con đường giải quyết khủng hoảng ở các nước tư bản:
- Những nước có nhiều thị trường, thuộc địa, nhân công, tài nguyên… chọn cải cách dân chủ (Mĩ, Anh, Pháp).
- Những nước ít thị trường, thuộc địa, nhân công, tài nguyên… chọn con đường phát xít hóa bộ máy chính quyền (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản).
Dẫn tới nguy cơ chiến tranh đang đến gần.
Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935)
* Nghị quyết của Đại hội VII:
+ Chỉ rõ kẻ thù chung của nhân loại cần tập trung giải quyết là chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
+ Kêu gọi các nước thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh.
* Nghị quyết Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã định hướng cho phong trào đấu tranh ở các nước.
+ Phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít lan rộng ở nhiều nước tư bản châu Âu.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong tham dự, tiếp thu tinh thần đại hội để có chủ trương đấu tranh phù hợp với tình hình mới.
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
+ Nguyên nhân sâu xa do quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản.
+ Nguyên nhân trực tiếp do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
+ Châm ngòi cho chiến tranh thế giới là chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản nhưng Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm (vì đã dung dưỡng, thỏa hiệp với chủ nghĩa phát xít).
+ Thời gian đầu (9/1939 - 6/1941) là chiến tranh phi nghĩa với cả hai phe; khi Đức tấn công Liên Xô (6/1941) thì tính chính nghĩa thuộc về nhân dân Liên Xô và các nước chống phát xít.
+ Liên Xô đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
+ Hội nghị I-an-ta (2/1945) tác động lớn đến vấn đề kết thúc chiến tranh, đồng thời mở đầu cho sự hình thành trật tự thế giới mới (sau này gọi là trật tự hai cực I-an-ta).
+ Chiến tranh kết thúc tạo ra sự chuyển biến căn bản trong tình hình thế giới.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo ra sự chuyển biến căn bản trong tình hình thế giới
+ Phe phát xít thất bại, các cường quốc thắng trận thu được nhiều thành quả từ chiến tranh (căn cứ vào những quyết định của Hội nghị I-an-ta về phân chia khu vực và phạm vi ảnh hưởng).
+ Chủ nghĩa tư bản có sự chuyển biến to lớn: trừ Mĩ thu được lợi nhuận từ chiến tranh, phát triển nhanh chóng còn lại các nước tư bản dù thắng hay bại trận đều bị kiệt quệ, khủng hoảng phải dựa vào viện trợ của Mĩ để phục hồi.
+ Chủ nghĩa xã hội vượt qua phạm vi một nước trở thành hệ thống thế giới (sau khi các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân 1948 - 1949); mở rộng không gian địa lí của chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á và khu vực Mĩ La-tinh.
+ Quan hệ quốc tế có sự thay đổi to lớn và sâu sắc: trật tự thế giới mới ra đời (trật tự hai cực I-an-ta) chi phối phần lớn quan hệ quốc tế ở nửa sau thế kỉ XX.
+ Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới có sự chuyển biến to lớn, nhiều nước dành thắng lợi, từng bước giải trừ chủ nghĩa thực dân.
+ Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai không ngừng phát triển và mở rộng ra các nước (khởi đầu từ Mĩ), đưa loài người bước sang nền văn minh mới - văn minh tin học hay văn minh trí tuệ.
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm lịch sử lớp 9 về chủ đề những sự kiến lớn của lịch sử thế giới (1917 - 1945)
Hệ thống Lịch sử 9 trắc nghiệm phần lịch sử thế giới hiện đại đã được tổng hợp đầy đủ dưới đây, các em hãy cùng tham khảo:
Câu 1: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933), chủ nghĩa phát xít đã thắng thế ở các nước?
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Liên Xô, Mĩ, Anh.
C. Đức, I-ta-li-a, Mĩ.
D. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
Câu 2: Trong cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở các nước tư bản Âu – Mĩ, một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đã hình thành, đó là?
A. Liên hợp quốc.
B. Quốc tế Cộng sản.
C. Hội Quốc liên.
D. Hội Liên hiệp Lao động quốc tế.
Câu 3: Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. Trật tự hai cực I-an-ta.
B. Hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn.
C. Trật tự Viên.
D. Trật tự thế giới “đa cực, nhiều trung tâm”.
Câu 4: Sự kiện nào được coi là mốc mở đầu của thời kì lịch sử thế giới hiện đại?
- Quốc tế Cộng sản được thành lập (1919).
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945).
- Liên Xô bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921).
Câu 5: Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) là gì?
- Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản.
- Đẩy hàng trăm triệu người vào tình trạng thất nghiệp, đói khổi.
- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần.
- Xã hội các nước tư bản không ổn định do các cuộc đấu tranh, biểu tình của người thất nghiệp.
Câu 6: Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi là?
- Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917).
- Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917).
- Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945).
- Cách mạng tháng Tám ở In-đô-nê-xi-a (1945).
Câu 7: Đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) là gì?
- Bùng nổ đầu tiên tại Anh, sau đó lan rộng ra toàn bộ thế giới tư bản.
- Cuộc khủng hoảng thừa, để lại hậu quả nặng nề cho các nước tư bản.
- Bùng nổ đầu tiên tại Liên Xô, sau lan rộng ra các nước xã hội chủ nghĩa.
- Cuộc khủng hoảng đầu tiên, trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản.
Câu 8: Điểm tương đồng về nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của hai cuộc chiến tranh?
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.
- Tư tưởng thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước Mĩ, Anh, Pháp.
- Lực lượng phát xít thẳng thế và lên cầm quyền ở một số nước Âu – Mĩ.
- Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc, thực dân.
Câu 9: Điểm giống nhau cơ bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là gì?
- Chiến tranh để lại những tổn thất nặng nề về người và của.
- Chiến tranh lan rộng, song chiến trường chính là khu vực châu Phi.
- Cả hai cuôc chiến tranh thế giới hoàn toàn mang tính chất phi nghĩa.
- Sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự thế giới “đa cực” được hình thành.
Câu 10: Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này:
- Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
- Lật đổ được sự thống trị của tư sản và phong kiến.
- Giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga.
- Giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nông dân.
Tài liệu trên được trích từ sách “Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Lịch sử 9” - Đây là một sản phẩm trí tuệ của PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hưởng (Chủ biên). PGS. TS hiện là giảng viên Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Cuốn sách được biên soạn với nội dung bám sát chương trình SGK. Sách cung cấp hệ thống bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kỳ bám sát chương trình giúp các em thuận lợi trong quá trình ôn tập; trang bị kiến thức giúp các em tự tin chinh phục điểm cao trong các bài kiểm tra trên lớp.
Được ứng dụng INFOGRAPHIC, toàn bộ hệ thống lý thuyết được trình bày bằng hình ảnh minh họa trực quan rất dễ hiểu, dễ ghi nhớ kiến thức. Không chỉ vậy, hệ thống tiện ích kèm sách (video bài giảng và hỗ trợ giải đáp thắc mắc online) sẽ tháo gỡ mọi khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình tự học. Tìm hiểu thêm thông tin về cuốn sách này TẠI ĐÂY.
Trên đây là 6 sự kiện lịch sử thế giới lớn nhất của chương trình lịch sử lớp 9. Trong bài học tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000. Các em hãy chú ý theo dõi để không bỏ lỡ bài học.
Để nhận được tư vấn chi tiết về sách tham khảo, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
- Sách CCBook - Đọc là đỗ
- Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 024.3399.2266
- Email: [email protected]
Nguồn: ccbook.vn
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)