Nghị luận văn học tự tình: Trái tim phụ nữ của "Bà chúa thơ Nôm"

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Nghị luận văn học tự tình: Trái tim phụ nữ của

Trong nền thi ca trung đại Việt Nam, có một "bà chúa" đặc biệt hơn tất thảy: Hồ Xuân Hương. Những áng thơ của bà chúa thơ Nôm đều vượt lên trên cái khuôn phép mẫu mực của thơ Đường. Hay chính là những tư tưởng, tâm tư của Hồ Xuân Hương trong thơ đều nằm ngoài thời đại mà Bà sống. Thông qua đề nghị luận văn học Tự tình, ta sẽ càng hiểu rõ hơn những nỗi niềm của Hồ Xuân Hương

Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

TOP3 dàn ý và văn mẫu phân tích nhân vật Chí Phèo chi tiết nhất

Nghị luận văn học tự tình – 2 câu thơ đầu tiên

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

Mở bài cho bài thơ tự tình 2 là câu miêu tả về không gian và thời gian hiện tại . Lúc này đây đang là một buổi đêm đã khuya, không gian yên tĩnh và vắng lặng, chỉ còn lại văng vẳng bên tai là tiếng trống canh dồn dập.

Hình ảnh đối lập của “hồng nhan” và “nước non” đặt trong không gian buổi đêm thể hiện nên sự cô đơn, lẻ loi của người phụ nữ. Từ “trơ” ám chỉ sự đơn độc, trơ trọi của người phụ nữ. Đứng giữa nước non, người phụ nữ bỗng trở nên nhỏ bé biết mấy. Trong hai câu thơ đầu tiên, nữ thi sĩ đang xót thương cho thân phận nhỏ bé của người phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ chịu cảnh chồng chung.

Nghị luận văn học tự tình – 2 câu 3+4

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Người phụ nữ chờ đợi trong mỏi mòn và đơn độc khiến nỗi buồn thương xâm chiếm. Do đó, nàng đã tìm đến men rượu, để có thể say, có thể quên đi nỗi buồn, hay đơn giản hơn là để say mèm đi và ngủ một giấc thật ngon trong cái đêm vắng lặng, tẻ nhạt đáng buồn này. Nhưng uống bao nhiêu vẫn không thể say hết được, rượu đưa hương hết say rồi tỉnh, càng uống lại càng tỉnh, lại càng buồn thêm, nỗi buồn chẳng thể vơi đi mà cứ thế tràn đầy

Hình tượng ánh trăng trong đề nghị luận văn học tự tình

Trong bài nghị luận văn học tự tình, khi nữ sĩ ngẩng đầu nhìn lên vầng trăng trên cao. Ánh trăng vốn là hình ảnh đẹp, nhưng trăng tròn thì mới là đẹp nhất, còn trăng khuyết thì không hoàn hảo được, nữ sĩ nhìn ánh trăng mà thương thay thân phận đàn bà, hay ở đây chính là thương thay thân phận chính mình, đẹp đấy, tài hoa đấy nhưng tình duyên lận đận, không được trọn vẹn.

Nghị luận văn học tự tình – 2 câu thơ 5+6

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Càng ngắm nhìn cảnh vật xung quanh lại càng thấy chính bản thân cô đơn, lẻ loi đến rêu xanh trên mặt đất còn có từng đám, đá ngổn ngang còn có mấy hòn bầu bạn. Nhìn lại chính mình trơ trọi dưới ánh trăng, nỗi buồn càng dâng cao. Ở đây Hồ Xuân Hương sử dụng nghệ thuật đảo chữ “Rêu từng đám, xiên ngang mặt đất – Đá mấy hòn, đâm toạc chân mây” tạo nên sự sinh động cho câu thơ và thể hiện một ý chí nổi dậy, một sự khát khao bứt phá.

Trong suốt đề văn 11 nghị luận về bài tự tình, ta thấy được rằng, hơn cả sự cô đơn, lẻ loi đang ẩn chứa là một tâm hồn muốn thoát khỏi những định kiến, những phán xét của xã hội phong kiến, một thân phận nhỏ bé muốn đập phá, muốn xé tan, “xiên ngang”, “đâm toạc” những thứ cứng cỏi, to lớn. Hồ Xuân Hương là một người tài hoa, nhưng lại chịu sự cô đơn, lẻ loi trong thân phận vợ lẻ, chính bà nhận thức được sự nhỏ bé, khổ đau của người phụ nữ và không muốn nhẫn nhịn, không cam chịu, bà muốn vùng lên và khát khao hạnh phúc cho riêng mình.

Nghị luận văn học tự tình – 2 câu thơ kết bài

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con

Bà chán nản cảnh lặp đi lặp lại của năm này sang năm khác, sự khắc nghiệt của những quy tắc, quy củ trong xã hội phong kiến. Bà cũng ca thán cho thân phận mình, tuổi xuân của người phụ nữ cứ trôi qua trong những năm tháng chán nản và tẻ nhạt, đời người có được mấy mùa xuân mà lại phí hoài trong sự ngán ngẩm hay chờ đợi vô vọng.

Hồ Xuân Hương là người phụ nữ chịu nhiều tổn thương trong chuyện tình duyên, tình yêu không còn nguyện vẹn chỉ còn là một mảnh lại phải san sẻ ra làm “tí con con”. Bà thương xót cho chính mình và cho cả những người phụ nữ chịu cảnh chồng chung, người chồng chung không thể thuộc sở hữu của riêng mình, khi người chồng vui vẻ bên người khác còn lại một mình đơn độc, lẻ loi, chỉ biết chờ đợi trong vô vọng, tìm quên bên men rượu.

Phần mở rộng cho đề nghị luận văn học tự tình: Phân tích bài thơ Bánh trôi nước

Ngoài dàn ý nghị luận văn học tự tình 2 chung, học sinh nên mở rộng bài văn với tác phẩm cùng tác giả và cùng chủ đề: bài thơ Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ bằng hình ảnh chiếc bánh trôi nước, đơn thuần, bình dị, màu trắng gợi lên cho người đọc sự thuần khiết, tinh khôi của người phụ nữ - những người đáng ra phải nhận được sự quan tâm, chở che và bảo vệ. Nhưng câu thơ thứ hai, tác giả lại cho ta những điều dự cảm không lành:

"Bảy nổi ba chìm với nước non"

Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng câu thành ngữ "bảy nổi ba chìm" một cách khéo léo, đầy tinh tế để gợi tả về số phận "bất hạnh" của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thân phận của người phụ nữ bị chà đạp, bị những định kiến của xã hội làm cho cuộc đời bấp bênh, trôi nổi, không biết đến ngày mai.

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

Cái thân phận yếu mềm, tủi nhục và không biết đến ngày mai ấy cứ phó mặc cho cuộc đời, phó mặc cho "kẻ nặn" cái quyền được "điều khiển" cuộc đời mình.

"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Giọng thơ dù thể hiện nỗi đau, sự tủi nhục, cam chịu của người phụ nữ nhưng vẫn giữ thái độ kiên trì, bền vững "tấm lòng son". Dù cho họ bị vùi dập đến đâu, dù có đau khổ đến nhường nào họ vẫn sẽ là một người vợ, người mẹ, người con hiếu thảo, chịu thương chịu khó, hết mực với chồng với con.

Kết luận

Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ cảm xúc mạnh mẽ của tác giả: sự đồng cảm sâu sắc đối với những người phụ nữ đang là "tù nhân" của xã hội phong kiến và sự phẫn nộ đối với những "kẻ nặn" - những kẻ trực tiếp gây ra những nỗi đau cho chính những người phụ nữ đáng ra họ phải được hưởng nhiều hơn là cam chịu như vậy.

Trong thơ ca của Hồ Xuân Hương, bà thường so sánh thân phận người phụ nữ với nước non, chính sự so sánh này thể hiện hết được sự nhỏ bé của người phụ nữ. Về mặt nghệ thuật, qua đề nghị luận văn học tự tình ta có thể thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc của bà trong cách sử dụng từ ngữ như đảo chữ, so sánh, từ láy và cách xây dựng hình tượng độc đáo.

Tự tình như là lời phản kháng, là tiếng nói đòi quyền hạnh phúc của Hồ Xuân Hương và là sự thấu hiểu, đồng cảm, bênh vực của bà với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: