Ôn tập sinh học 9 bài 3 - Lai một cặp tính trạng (tiếp)

11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Ôn tập sinh học 9 bài 3 - Lai một cặp tính trạng (tiếp)

Men-đen, tên đầy đủ là Gregor Johann Mendel, ông sinh ngày 20 tháng 7 năm 1822 và mất ngày 6 tháng 1 năm 1884. Ông là một nhà khoa học người Áo và cũng là một linh mục Công giáo thuộc dòng Augustine. Men-đen được coi là cha đẻ của ngành Di truyền học hiện đại với đóng góp to lớn là Định luật mang tên chính mình - Định luật Men-đen.

 

Xem Lại: 

 

Chương trình sinh học 9 bài 3 sẽ tiếp tục học về phép lai một cặp tính trạng dựa trên quy luật phân li của Men-đen. Sau bài học này, các em học sinh sẽ nắm vững được quy luật lai, ứng dụng quy luật lai vào phép lai phân tích. Từ đó biết cách vận dụng vào các dạng toán tìm kiểu hình, kiểu gen của P, F1, F2

Nhắc lại lí thuyết sinh học 9 bài 3 - Lai một cặp tính trạng

 

Để đưa ra định luật Men-đen, ông đã chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu hoàn chỉnh. Lí do là bởi, đậu Hà Lan có cơ chế thụ phấn nghiêm ngặt, nhờ đó nó có thể dễ dàng tạo dòng thuần và thực hiện các phép lai theo ý muốn. Các tính trạng biểu hiện của đậu Hà Lan có tính tương phản (ví dụ hạt trơn - hạt nhăn, hoa và quả mọc từ thân - hoa và quả mọc ở đỉnh chồi,…), nên rất dễ để quan sát và theo dõi. Đậu Hà Lan có vòng đời ngắn nên thí nghiệm sẽ nhanh có có kết quả và có chi phí thấp. Cuối cùng, đậu Hà Lan có số lượng đời con lớn, làm cho mọi kiểu hình đều có cơ hội thể hiện dù là kiểu hình trội hay kiểu hình lặn.

Nhờ nghiên cứu các phép lai trên đậu Hà Lan mà Men-đen đã rút ra được định luật mang tên mình gồm các quy luật phân li. Cụ thể, từ phép lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số tính trạng thuần chủng tương phản, Men-đen theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng trên con cháu. Áp dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu được và nhờ đó Men-đen đã rút ra quy luật di truyền của tính trạng.

Trong sách sinh học 9 bài 3, Quy luật phân li của Men-đen được phát biểu như sau: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.

Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn

Ôn tập sinh học 9 bài 3 - Lai một cặp tính trạng-1 

Đậu Hà Lan là đối tượng được Men-đen sử dụng để nghiên cứu Quy luật phân li

 

Men-đen đã tiến hành phép lai thuận nghịch với tính trạng màu sắc hoa đậu Hà Lan. Cụ thể sơ đồ phép lai được biểu diễn như sau:

P thuần chủng: hoa đỏ x hoa trắng (hoa đỏ là tính trạng trội còn hoa trắng là tính trạng lặn)

F1: 100% cây đều cho hoa màu đỏ

F2: 75% cây cho hoa đỏ : 25% cây cho hoa trắng

Để giải thích cho kết quả thí nghiệm, Men-đen sử dụng giả thuyết giao tử thuần khiết. Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định (ngày nay gọi là cặp gen, cặp alen). Trong tế bào các nhân tố không hòa trộn vào nhau. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền ở F1 đã tạo ra 2 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a. Bố mẹ truyền cho con chỉ 1 trong 2 nhân tố di truyền. Khi thụ tinh các giao tử kết hợp ngẫu nhiên sẽ tạo ra các hợp tử với tỉ lệ 1AA : 2Aa : 1aa

Trong chương trình sinh học 9 bài 3, sơ đồ phép lai giải thích quy luật phân li của Men-đen được biểu diễn như sau:

  • P: AA x aa (AA là hoa đỏ thuần chủng còn aa là hoa trắng thuần chủng)
  • G(P): A, a
  • F1: 100% là Aa (hoa đỏ)
  • G(F1): A, a (hay còn gọi là noãn)

Với 2 noãn A, a ta có tổ hợp AA, Aa, aA và aa. Trong đó Aa và aA đều có kiểu hình là hoa đỏ (bởi vì A là gen quy định tính trạng trội). Vậy nên aA sẽ được quy thành kiểu gen Aa luôn (tương tự với bB, cC đều sẽ được quy thành Bb, Cc)

Vậy tỉ lệ kiểu gen của đời F2 sẽ là 1AA : 2Aa : 1aa. Từ đó suy ra tỉ lệ kiểu hình của đời F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng -> hoàn toàn khớp với kết quả phép lai 75% hoa đỏ : 25% hoa trắng Men-đen đưa ra.

Kiến thức về quy luật phép lai một cặp tính trạng chính là kiến thức nền tảng cho bài học kế tiếp– Lai hai cặp tính trạng. Để học tốt kiến thức sinh học 9 bài 4, học sinh cần nắm vững cách xây dựng sơ đồ phép lai, tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của P, F1, F2 ứng với mỗi trường hợp.

Ôn tập sinh học 9 bài 3 - Lai một cặp tính trạng-2 

Men-đen (Gregor Mendel) là người đã đưa ra Quy luật phân li, quy luật này được ứng dụng trong phép lai phân tích

 

Ứng dụng của quy luật phân li: Phép lai phân tích

Định nghĩa: Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen (AA, Aa) với cơ thể mang tính trạng lặn (aa). Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA). Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1 : 1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa)

Mô hình sau sẽ giải thích rõ hơn về phép lai phân tích

P: Cây hoa đỏ chưa biết kiểu gen (AA hoặc Aa) x Cây hoa trắng (có kiểu gen là aa)

Trường hợp thứ nhất: Nếu cây hoa đỏ là AA thì

G(P): A, A, A, a

F1 sẽ có kiểu gen theo bảng sau

 aa
AAaAa
AAaAa

 

Kết luận: F1 có kiểu hình 100% hoa đỏ (100% mang kiểu gen Aa)

Trường hợp thứ hai: Nếu cây hoa đỏ là Aa thì

G’(P): A, a, a, a

F1’ sẽ có kiểu gen theo bảng sau

 aa
AAaAa
aaaaa

 

Kết luận: F1 có kiểu hình 50% hoa đỏ : 50% hoa trắng (50% mang kiểu gen Aa và 50% mang kiểu gen aa)

Hướng dẫn giải bài tập sinh học 9 bài 3

 

Bài tập cơ bản về quy luật phân li

Ví dụ: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh . Nếu cho P lai giữa hạt vàng thuần chủng x hạt xanh thì kết quả F1 là thế nào trong 4 đáp án dưới đây?

  1. Toàn hạt xanh
  2. 1 hạt xanh : 1 hạt vàng
  3. 3 hạt xanh : 1 hạt vàng
  4. Toàn hạt vàng

Áp dụng quy luật phân li -> 100% hạt vàng -> D

Hướng dẫn soạn sinh 9 bài 3 trang 11 bài số 1: Cho bảng tính trạng và kiểu gen dưới đây

PHoa đỏHoa trắng
 AAaa
PHoa đỏHoa trắng
 Aaaa

Hãy xác định kết quả của những phép lai ở bảng nêu trên

  1. a) Phép lai P: AA x aa -> F1: Aa (100%)
  2. b) Phép lai Aa x aa -> F1: 2Aa : 2aa

Ôn tập sinh học 9 bài 3 - Lai một cặp tính trạng-3 

Minh họa cho phép lai giữa P thuần chủng

 

Bài số 2:

  1. a) Làm thế nào để xác định được kiểu gen mang tính trạng trội?

Đáp án: Để xác định được kiểu gen mang tính trạng trội, ta sử dụng phép lai phân tích, lai cá thể đó với cá thể mang tính trạng lặn. Có hai trường hợp xảy ra:

Nếu kết quả phép lai cho tỉ lệ 100% cá thể mang tính trạng trội, ta kết luận cá thể mang tính trạng trội có có kiểu gen AA (kiểu gen đồng hợp trội)

Nếu kết quả phép lai cho tỉ lệ cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn là 1 : 1 thì ta kết luận cá thể mang tính trạng trội có có kiểu gen Aa (kiểu gen dị hợp)

Các em học sinh có thể đọc lại kiến thức về phép lai phân tích ở sách sinh học 9 bài 3 hoặc sách Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Sinh học 9. Trong cuốn sách này, các chủ điểm kiến thức đều được trình bày dưới dạng INFOGRAPHIC sinh động và trực quan, giúp học sinh dễ dàng học thuộc và ghi nhớ kiến thức.

Ôn tập sinh học 9 bài 3 - Lai một cặp tính trạng-4

  1. b) Điền từ thích hợp vào những chỗ trống trong câu sau đây:

Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng …… cần xác định ……. với những cá thể mang tính trạng ………. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp ……….., còn nếu kết quả phép lai là phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp…………

Đáp án: Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng TRỘI cần xác định KIỂU GEN với những cá thể mang tính trạng LẶN. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp AA, còn nếu kết quả phép lai là phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp Aa.

Lời giải vở bài tập sinh học 9 bài 32

 

Bài 1. Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

  1. a) Người ta dùng kĩ thuật gen nhằm đạt được mục đích gì?

Đáp án: Người ta dùng kĩ thuật gen với mục đích chuyển gen từ cá thể của một loài sang cá thể của một loài khác.

  1. b) Kĩ thuật gen gồm có những khâu chủ yếu nào?

Đáp án: Kĩ thuật gen gồm 3 khâu. Khâu thứ nhất là tách ADN nhiễm sắc thể (NST) của tế bào cho, đồng thời tách phân tử ADN dùng làm thể truyền

Khâu thứ hai là tạo ADN tái tổ hợp

Khâu cuối cùng là khâu chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận

  1. c) Công nghệ gen là gì?

Đáp án: Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen vào các ngành khác nhau như Nông nghiệp, Y học,…

Bài 2

  1. a) Công nghệ sinh học là gì?

Đáp án: Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.

  1. b) Công nghệ sinh học gồm những lĩnh vực nào?

Đáp án: Các lĩnh vực của công nghệ sinh học: công nghệ tế bào, công nghệ lên men, công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi, công nghệ en-zim, công nghệ sinh học y – dược, công nghệ sinh học xử lí môi trường, công nghệ gen,…

Sau khi kết thúc tiết sinh học 9 bài 3, học sinh phải nắm được nội dung quy luật phân li, hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích. Cuốn sách Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Sinh học 9 được trình bày theo dạng INFOGRAPHIC sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ kiến thức. Sách còn có hệ thống bài tập tự đánh giá và kiểm tra sát sao, giúp học sinh và phụ huynh hoàn toàn có thể học và ôn luyện tại nhà.

Để nhận được tư vấn chi tiết về sách tham khảo Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Sinh học 9, mời các em liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

  • Sách CCBook - Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: